Top 9 # Xạ Trị Ung Thư Bàng Quang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Cây Xạ Đen Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư Bàng Quang

Ung thư bàng quang là loại ung thư khá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỉ lệ thành công là rất cao. Hiện nay bạn nên phòng bệnh sớm từ bây giờ bằng các dược liệu tự nhiên. Rất rẻ tiền chỉ 100k/tháng bạn có thể phòng bệnh an toàn và hiệu quả cao. Dược liệu rất dễ kiếm từ núi rừng Hòa Bình đó chính là cây xạ đen hòa bình phòng bệnh hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang rất tốt. Mỗi người dân chúng ta nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hôm nay chúng tôi nói qua về triệu chứng về ung thư bàng quang và giới thiệu cho bạn về Cây xạ đen hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang.

Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là một loại ung thư bắt đầu trong bàng quang. Một cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu và chứa nước tiểu. Ung thư bàng quang bắt đầu thường xuyên nhất là các tế bào lót mặt trong của bàng quang. Ung thư bàng quang thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Phần lớn bệnh ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Khả năng điều trị bệnh ung thư bàng quang được là rất cao. Tuy nhiên, ngay cả giai đoạn đầu bệnh ung thư bàng quang có khả năng tái diễn. Vì lý do này, bệnh ung thư bàng quang thường trải qua các kiểm tra theo dõi để tìm tái phát ung thư bàng quang nhiều năm sau khi điều trị.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư bàng quang có thể bao gồm:

+ Tiểu ra máu – nước tiểu có thể xuất hiện màu vàng tối, màu đỏ tươi sáng hoặc màu cola. Nước tiểu có thể bình thường, nhưng máu có thể được phát hiện trong kiểm tra kính hiển vi.

+ Thường xuyên đi tiểu.

+ Đi tiểu đau.

+ Nhiễm trùng đường tiểu.

+ Đau bụng, Đau lưng.

Gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng lo lắng, chẳng hạn như tiểu ra máu.

Nguyên nhân

Ung thư bàng quang phát triển khi các tế bào khỏe mạnh trong bàng quang, thay vì phát triển và phân chia một cách có trật tự. Các tế bào này phát triển đột biến gây phát triển ra khỏi kiểm soát và không chết. Những tế bào này tạo thành một khối u bất thường.

Cây xạ đen hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang

Nếu bạn mới bị khối u ở bàng quang bạn chỉ cần uống cây xạ đen hằng ngày sẽ hỗ trợ rất tốt bạn. Lấy 100g thân + lá xạ đen đun với 1,5 lít nước đun sôi 10- 15 phút uống thay nước lọc hằng ngày.

Rất nhiều khách hàng của gia đình chúng tôi đã dùng cây xạ và hỗ trợ điều trị u bàng quang hiệu quả. Ngoài ra khách hàng còn nhắn lại sau một thời gian uống cây xạ đen khách hàng thấy ăn ngon, ngủ ngon.

*Lưu ý: sản phẩm có tác dụng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Hiểu Về Phương Pháp Xạ Trị Ung Thư Bàng Quang Trong Điều Trị

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính và thường gặp. Hiện nay, ngoài phẫu thuật, xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bàng quang hữu hiệu. Vậy xạ trị ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang và xạ trị ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm, việc điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị ung thư.

Ung thư bàng quang là bệnh thường gặp ở nam giới và người già, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh này. Đây là bệnh hay gặp nhất sau ung thư tiền liệt tuyến. Bệnh không dễ phát hiện bởi những dấu hiệu ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng.

Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao nếu:

Bạn là người hút thuốc lá

Bạn hơn 40 tuổi

Bạn thường tiếp xúc với hóa chất như arsenic, các hóa chất trong nhà máy nhuộm, cao su, dệt may, da, sơn

Bạn từng dùng thuốc điều trị ung thư trước đây

Bạn bị nhiễm trùng bàng quang mãn tính

Trong gia đình bạn có người bị ung thư

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng việc sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc giữ cho chúng không phát triển.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, tiến triển của ung thư cũng như sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ có chỉ định xạ trị ung thư hay không

Xạ trị ung thư bàng quang sử dụng chùm tia năng lượng cao có thể thực hiện qua một máy bên ngoài cơ thể (tia bức xạ bên ngoài) hoặc dùng một thiết bị đặt bên trong bàng quang của bệnh nhân (brachytherapy). Trị liệu bức xạ có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, khiến có thể loại bỏ nó dễ dàng, cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật để diệt tế bào ung thư có thể còn sót lại hoặc kết hợp với hóa trị.

Xạ trị ung thư bàng quang được thực hiện như thế nào?

Do các bác sĩ sẽ sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể nên phương pháp xạ trị chỉ có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư bàng quang ở vùng được chiếu xạ. Đối với các khối u có kích thước lớn, bác sĩ có thể điều trị bằng tia xạ trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ bớt thể tích của khối u làm cho việc phẫu thuật sau đó dễ dàng hơn. Còn hầu hết các bệnh nhân khác sau phẫu thuật mới cần điều trị bằng tia xạ để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra xạ trị cũng được chỉ định đối với những bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật.

Xạ trị ung thư bàng quang

Hai phương pháp xạ trị ung thư bàng quang hay được sử dụng:

Xạ ngoài: Sử dụng một chiếc máy chiếu xạ lớn rồi chiếu tia vào vùng có khối u trong cơ thể. Đối với phương pháp chiếu xạ ngoài, bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú, chiếu tia 5 buổi một tuần và quá trình điều trị kéo dài 5-7 tuần. Liệu trình này giúp cho các tế bào tổ chức lành tránh được các biến chứng do quá liều gây ra. Nếu kết hợp cả xạ trị từ ngoài với xạ trong thì thời gian chữa bệnh ung thư bàng quang của bệnh nhân sẽ được rút ngắn lại.

Xạ trong: Các bác sĩ sẽ luồn ống chứa các chất có hoạt tính phóng xạ vào trong bàng quang thông qua đường niệu đạo hoặc qua đường rạch ở bụng. Đối với cách thức này, các bệnh nhân sẽ phải nằm viện một vài ngày để điều trị. Trong quá trình xạ trị cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ hạn chế để người nhà vào thăm bởi người nhà bệnh nhân có thể bị nhiễm phóng xạ. Có chăng cũng chỉ cho người thân vào thăm bệnh nhân trong khoảng thời gian ngắn khi đã cất nguồn phóng xạ vào nơi an toàn. Khi nguồn phóng xạ đã được lấy ra thì không còn phóng xạ trong cơ thể.

Quá trình sau xạ trị ung thư bàng quang

Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi ung thư còn có thể điều trị được. Tuy nhiên, ngay cả đối với giai đoạn đầu, bệnh vẫn có khả năng tái phát rất cao. Vì thế sau xạ trị, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên để được kiểm tra và phát hiện sớm nếu ung thư tái phát. Những xét nghiệm giúp ích cho quá trình theo dõi gồm có: tổng phân tích nước tiểu, nội soi và chụp phim dưới tia X.

Bệnh nhân cũng thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ, chính những triệu chứng là dấu hiệu báo động của sự tái phát ung thư.

Mặc dù không có cách nào đảm bảo để ngăn ngừa ung thư bàng quang, bạn có thể thực hiện các bước để giúp giảm nguy cơ như:

Ngừng hút thuốc: Không hút thuốc có nghĩa là các hóa chất gây ung thư trong khói thuốc không thể thu thập trong bàng quang của bạn. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch giúp bạn dừng lại. Các nhóm hỗ trợ, thuốc men và các phương pháp khác có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.

Cẩn thận hóa chất xung quanh: Nếu bạn làm việc với hóa chất, hãy làm theo tất cả các hướng dẫn an toàn để tránh tiếp xúc.

Ăn nhiều loại trái cây và rau quả: Chọn một chế độ ăn uống giàu các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Các chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Để tăng hiệu quả điều trị của người bệnh ung thư bàng quang, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, giúp tăng sức đề kháng và sức khỏe của bệnh nhân ung thư như The Fucoidan. Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Okinawa Nhật Bản có tác dụng trong dự phòng, hỗ trợ điều trị ung thư bên cạnh các tác dụng quý như điều hòa đường huyết, mỡ máu, huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch.

Hiện nay, công ty Dược phẩm Waki – Nhật Bản đã nghiên cứu và phát triển thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe The Fucoidan được chiết xuất 100% từ tảo nâu Mozuku Okinawa – là sản phẩm đang được các bệnh nhân điều trị ung thư tin dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe The Fucoidan đến từ Nhật Bản

* Sản phẩm The Fucoidan được cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của Bộ Y tế Việt Nam phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những thực phẩm bệnh nhân xạ trị ung thư nên ăn là gì?

Điều Trị Ung Thư Bàng Quang.

Ung thư bàng quang có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Các triệu chứng của ung thư bàng quang bao gồm tiểu đau và tiểu ra máu. Nguyên nhân gây ung thư bàng quangchưa được biết rõ. Việc điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, và xạ trị.

Thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo: Bác sĩ có thể điều trị ung thư bàng quang sớm (nông) bằng thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo (TUR). Trong khi tiến hành TUR, bác sĩ đưa một ống nội soi vào bàng quang qua niệu đạo. Sau đó, bác sĩ sử dụng một dụng cụ có một vòng dây điện nhỏ ở đầu đế cắt bỏ ung thư và đốt toàn bộ tế bào ung thư còn sót lại bằng một dòng điện (Phương pháp đốt tia điện). Bệnh nhân có thể cần nằm viện và gây mê. Sau TUR, bệnh nhân cũng có thể sử dụng hóa chất hoặc liệu pháp sinh học.

Thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để: Đối với ung thư bàng quang thể xâm lấn, loại phẫu thuật thường được sử dụng nhất là cắt bỏ bàng quang triệt để. Bác sĩ cũng có thể chọn loại phẫu thuật này khi ung thư nông lan rộng khắp một phần lớn bàng quang. Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để là cắt bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư. Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.

Thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ một phần bàng quang, gọi là phẫu thuật cắt bỏ bàng quang bán phần. Bác sĩ lựa chọn loại phẫu thuật này khi bệnh nhân có ung thư cấp độ thấp đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng mới chỉ khu trú ở một vùng.

Điều trị bằng tia xạ: Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. Đôi khi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia phóng xạ khi không còn khả năng phẫu thuật.

Bác sĩ sử dụng hai cách chiếu xạ để điều trị ung thư bàng quang:Chiếu xạ ngoài: Một máy chiếu lớn bên ngoài cơ thể hướng tia vào vùng khối u. Hầu hết bệnh nhân chiếu xạ ngoài được điều trị ngoại trú 5 ngày một tuần trong thời gian 5-7 tuần. Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các tế bào và mô lành tránh sự lan toả của tổng liều phóng xạ. Thời gian điều trị có thể ngắn hơn khi kết hợp chiếu xạ ngoài với chiếu xạ áp sát.

Chiếu xạ trong: Bác sĩ đặt một dụng cụ nhỏ chứa chất phóng xạ vào trong bàng quang qua niệu đạo hoặc qua một vết rạch ở vùng bụng. Bệnh nhân cần nằm viện vài ngày trong thời gian điều trị. Để bảo vệ những người khác tránh khỏi tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân thường không được có người tới thăm hoặc chỉ được gặp họ trong một thời gian ngắn khi nguồn xạ còn trong cơ thể. Khi nguồn xạ được lấy ra thì phóng xạ không còn ở lại trong cơ thể. Một số bệnh nhân ung thư bàng quang được điều trị bằng cả hai cách chiếu xạ.

Hóa trị liệu: Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.

Đối với bệnh nhân có ung thư bàng quang nông, bác sĩ có thể đưa hóa chất vào trong bàng quang sau khi cắt bỏ ung thư qua đường niệu đạo. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ. Bác sĩ đưa một ống thông vào bàng quang qua niệu đạo và qua đó bơm thuốc ở dạng nước vào bàng quang. Các loại thuốc này lưu lại trong bàng quang năm bảy giờ. Chúng chủ yếu ảnh hưởng tới những tế bào trong bàng quang. Thông thường, bệnh nhân được điều trị như vậy một lần một tuần trong dăm bảy tuần. Đôi khi, người ta điều trị một hoặc vài lần mỗi tháng và kéo dài như vậy tới một năm.

Nếu ung thư đã xâm lấn sâu vào bàng quang hoặc lan tới các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác, bác sĩ có thể đưa thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị toàn thân, thuốc đi vào mạch máu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Các loại thuốc thường được điều trị theo chu kỳ để có một thời gian nghi hồi phục tiếp theo sau một đợt điều trị.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất đơn độc hoặc hóa chất kết hợp với phẫu thuật, xạ trị hoặc với cả hai. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất ngoại trú ở một bệnh viện, phòng khám hoặc phòng khám tư. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc được sử dụng và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, bệnh nhân có thể cần nảm viện trong một thời gian ngắn.

Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sinh học bằng cách đưa vào trong bàng quang dung dịch BCG. Dung dịch BCG là dung dịch có chứa các vi khuẩn sống đã bị làm suy yếu. Những vi khuẩn này kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư ở bàng quang. Bác sĩ đưa dung dịch vào trong bàng quang qua một ống thông. Giữ dung dịch này trong bàng quang bệnh nhân khoảng hai giờ. Điều trị bằng BCG thường được tiến hành một lần mỗi tuần trong sáu tuần.

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Bàng Quang, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Bàng Quang

Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang- cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra.

Phía trong thành bàng quang là lớp niêm mạc được cấu tạo từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy. Khoảng hơn 90% ung thư bàng quang xuất phát từ tế bào chuyển tiếp, gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp. Chỉ khoảng 8% ung thư bàng quang là ung thư biểu mô vảy.

Nguyên nhân ung thư bàng quang đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt, có những trường hợp ung thư bàng quang không tìm ra nguyên nhân.

Bản chất của ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u tại bàng quang.

Điều trị ung thư bàng quang hiện nay rất hiệu quả, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Có những phương pháp để điều trị ung thư bàng quang hiện nay như:

Phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang

Là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Các phẫu thuật bao gồm: cắ bỏ u ung thư bàng quang niệu đạo, cắt bỏ bàng quang bán phần, cắt bỏ bàng quang triệt để, cắt bỏ các hạch lân cận, cắt bỏ một phần niệu đạo… Đối với nam giới có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tính, phụ nữ thì cắt bỏ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo.

Hóa trị

Đưa hóa chất vào cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Có thể kết hợp các loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Điều trị hóa chất có thể điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp với cả phẫu thuật và xạ trị. Nếu ung thư bàng quang còn ở bề mặt, bệnh nhân sẽ được đưa hóa chất vào bàng quang sau khi đã phẫu thuật lấy u bàng quang qua đường niệu đạo.

Xạ trị

Xạ trị trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u.

Xạ trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư.

Những bệnh nhân không phẫu thuật được thì tiến hành xạ trị bao gồm xạ trị trong và xạ trị ngoài.

Ngoài ra, ung thư bàng quang còn được điều trị bằng một số phương pháp khác như: điều trị sinh học (điều trị bằng miễn dịch): phương pháp này áp dụng sau phẫu thuật lấy u qua đường niệu đạo với u ở bề mặt bàng quang, sử dụng hệ thống miễn dịch sẵn có để chống lại tế bào ung thư. Đây là biện pháp ngăn ngừa tình trạng tái phát ung thư bàng quang.

Phòng ngừa bệnh Ung thư bàng quang

Để phòng tránh ung thư bàng quang xảy ra, cần thực hiện những điều sau:

Không hút thuốc lá

Tránh phơi nhiễm với những loại hóa chất và nguồn nước mới

Uống nhiều nước mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau xanh và hoa quả.

Khám sức khỏe định kỳ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư bàng quang

Để chẩn đoán ung thư bàng quang, cần phải thực hiện các phương pháp sau:

Xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào ung thư.

Soi bàng quang: dùng ống nội soi đưa vào niệu đạo để soi.

Sinh thiết: sinh thiết được thực hiện trong quá trình soi bàng quang để lấy một mẫu mô nhỏ đem đi soi.

Chụp tĩnh mạch có cản quang: bệnh nhân được tiêm cản quang vào tĩnh mạch, sau đó được thận thải ra và đến bàng quang. Lúc này chụp X quaNg sẽ thấy được những hình ảnh bất thường của bàng quang.

Có thể chụp cắt lớp vi tính để quan sát đường tiết niệu và mô xung quanh nó.

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư bàng quang ?

Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư bàng quang

Cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tô nguy cơ ung thư bàng quang vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến ung thư bàng quang là:

Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người trẻ.

Người da trắng dễ có nguy cơ ung thư bàng quang hơn người chủng tộc khác.

Đàn ông dễ bị ung thư bàng quang hơn phụ nữ.

Tiền sử gia đình có người mắc phải ung thư bàng quang là yếu tô nguy cơ của bệnh.

Người đã bị ung thư bàng quang cũng có khả năng tái phát do đã điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn hai đến ba lần so với những người không hút thuốc lá.

Nghề nghiệp dễ mắc ung thư như làm cao su, chất hóa học, da thuộc, thợ làm tóc, thợ kim khí, thợ in, thợ dệt, tài xế xe tải. Đây là những ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với những chất sinh ung.

Những người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có nguy cơ ung thư bàng quang.

Ngoài ra, các bệnh lý viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn nhiều lẫn hoặc sử dụng ống thông đường tiểu lâu ngày cũng gây nên ung thư bàng quang.

Triệu chứng bệnh Ung thư bàng quang

Triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, có những dấu hiệu có thể giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời đến cơ sở y tế để thăm khám như sau:

Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn

Đái máu là dấu hiệu thường gặp nhất. Đái máu từng đợt, đái máu đại thể, toàn bãi.

Đau khi đi tiểu

Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông.

Ở giai đoạn muộn của ung thư bàng quang, tế bào ung thư đã di căn xa, sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:

Copyright © 2019 – Sitemap