Top 7 # Xạ Trị Ung Thư Buồng Trứng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Hóa Trị, Xạ Trị Chữa Bệnh Ung Thư Buồng Trứng

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

1. Ung thư biểu mô

1.1. Phẫu thuật ung thư buồng trứng

– Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong UT buồng trứng nói chung, đặc biệt đối với carcinôm buồng trứng. Phẫu thuật giúp đánh giá giai đoạn chính xác vì trong khi phẫu thuật có thể kiểm tra tình trạng trạng khối u, buồng trứng đối bên và toàn bộ các tổn thương trong ổ bụng. Phương pháp phẫu thuật đầy đủ bao gồm cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên, mạc nối lớn. Lấy bỏ hoặc phá huỷ tối đa các khối u, sao cho tổn thương còn lại kích thước < 1cm. Kiểm tra vòm hoành, toàn bộ bề mặt phúc mạc, bề mặt các tạng và sinh thiết nếu nghi ngờ. Kiểm tra hạch chậu, hạch chủ bụng và lấy bỏ hạch di căn. Lấy dịch rửa ổ bụng làm tế bào học.

– Đối với giai đoạn IA, IB, mô bệnh học loại biệt hoá tốt hoặc trung bình phẫu thuật là đủ. Đặc biệt, nếu bệnh nhân có nhu cầu sinh con, giai đoạn IA, IB, độ mô học I có thể xem xét chỉ cắt bên phần phụ (vòi – buồng trứng) tổn thương.

– Các trường hợp còn lại cần điều trị tiếp bằng hoá trị, đôi khi xạ trị.

– Phẫu thuật kiểm tra lại sau điều trị (second-look): Nay ít dùng.

1.2. Hoá trị ung thư buồng trứng

– Hoá trị có phức hợp platinum: đơn hoá trị, phối hợp alkyl hoá, phối hợp paclitaxel.

Các phác đồ thường dùng:

Carbo-C (carboplatin+cyclophosphamide)

CP (cyclophosphamide + cisplatin)

Carboplatin + paclitaxel

– Hoá trị màng bụng có thể áp dụng trong một số trường hợp.

1.3. Xạ trị ung thư buồng trứng

– Đổng vị phóng xạ P32 bơm màng bụng.

– Xạ trị toàn ổ bụng, khung chậu.

2. Carcinôm độ ác tính thấp

– Còn gọi là thể giáp biên, chiếm 15% các UT biểu mô của buồng trứng.

– Giai đoạn I, II: có thể cắt bên phần phụ tổn thuơng nếu bênh nhân có nhu cầu sinh con. Nếu bênh nhân không có nhu cầu sinh con, cắt tử cung toàn bộ + phần phụ hai bên + mạc nối lớn.

– Giai đoạn III: Phẫu thuật nhu loại có độ ác tính cao.

– Đối với các khối u nhày (mucinous), nên cắt ruột thừa.

– Hiên nay, điều trị hoá trị chỉ áp dụng trong truờng hợp u phát triển nhanh, sau phẫu thuật công phá u tái phát.

3. U tế bào mầm ác tính

3.1. Phẫu thuật

Nguyên tắc chung cũng giống với phẫu thuật cho carcinôm buồng trứng. Tuy nhiên do bênh nhân đuợc phẫu thuật ở giai đoạn sớm hơn, điều trị hoá trị có hiệu quả cao, phẫu thuật bảo tổn đuợc cân nhắc nhiều hơn.

– Giai đoạn I: Chỉ cắt bên phần phụ tổn thuơng bảo tổn tử cung và phần phụ bên đối diện nếu bênh nhân có nhu cầu sinh con.

– Giai đoạn II, III, IV: Cắt toàn bộ tử cung + phần phụ hai bên + mạc nối lớn, lấy bỏ tối đa các khối u. Đối với phụ nữ có nhu cầu sinh con rất bức thiết có thể xem xét bảo tổn tử cung và phần phụ bên đối diên.

– Phẫu thuật kiểm tra lại sau điều trị (second-look): chỉ áp dụng cho các truờng hợp phẫu thuật ban đầu không lấy đuợc hết u hoặc khối u có thành phần u quái.

3.2. Hoá trị

– Điều trị hoá trị không có chỉ định trong truờng hợp u quái không truởng thành, độ 1, giai đoạn IA đã đuợc phẫu thuật. Các truờng hợp còn lại cần đuợc điều trị hoá trị sau phẫu thuật. phác đồ hoá trị thuờng có cisplatin.

– phác đồ BEP (bleomycin, etoposide, cisplatin).

PVB (cisplatin, vinblastine, bleomycin).

VAC (vincristine, dactinomycin, cyclophosphamide).

3.3. Xạ trị

Xem xét chỉ khi không thể điều trị hoá trị, bênh nhân không có nhu cầu sinh đẻ.

4. U đêm – dây sinh dục

4.1. Phẫu thuật

– Giai đoạn I, bênh nhân trẻ có nhu cầu sinh con: chỉ cắt bên phần phụ tổn thuơng bảo tổn tử cung và phần phụ bên đối diên. Với bênh nhân không còn nhu cầu sinh đẻ, cần phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên và đánh giá giai đoạn đầy đủ.

– Các truờng hợp còn lại: cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên và mạc nối lớn. Lấy bỏ hoặc phá huỷ các khối u tối đa, sao cho các khối còn lại kích thuớc < 1cm. Kiểm tra hạch chậu, hạch chủ bụng và lấy bỏ hạch di căn. Kiểm tra tế bào dịch rửa ổ bụng.

4.2. Hoá trị

Đối với bênh ở giai đoạn I, hoá trị đuợc áp dụng cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Các giai đoạn II-III-IV, cần điều trị hoá trị sau mổ. phác đồ hoá trị phối hợp cần có platinum với phác đồ thuờng dùng là PVB (cisplatin, vinblastine, bleomycin) hoặc phác đồ phối hợp cisplatin, doxorubicin và etoposide.

4.3. Xạ trị

Xạ trị khung chậu có thể sử dụng cho các truờng hợp còn u sau phẫu thuật.

5. Điều trị bênh tái phát

Tuỳ tình huống cụ thể, có thể lựa chọn các phuơng pháp sau:

– Điều trị hoá trị.

– Xem xét phẫu thuật lại lấy gọn u hoặc công phá u tuỳ theo mức độ lan rộng của u, di căn xa hay không, thể trạng bênh nhân. Sau đó điều trị hoá trị.

– Điều trị hoá trị trong truờng hợp không phẫu thuật đuợc, sau đó xem xét khả năng phẫu thuật.

– Nếu không phẫu thuật triệt căn đuợc, có thể phẫu thuật giải quyết triệu chứng: giải phóng tắc ruột

– Xạ trị cũng giúp ích giảm bớt triệu chứng trong một số trường hợp

– Các biện pháp khác: Hoá trị màng bụng, hoá trị liều cao kết hợp ghép tế bào gốc tự thân hoặc thử nghiệm thuốc mới là các lựa chọn khác.

Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Tác Dụng Phụ Của Xạ Trị Ung Thư Buồng Trứng

1. Tổn thương da do xạ trị ung thư buồng trứng

Trong hai tuần đầu, bệnh nhân có thể cảm thấy da nóng, đỏ nhẹ, một thời gian ngắn sau da của bệnh nhân trở nên mềm và nhạy cảm hơn. Sau khi xạ trị từ 3, 4 tuần, da của bệnh nhân có hiện tượng khô và bắt đầu lột nhẹ. Do tác động của tia phóng xạ lên các tế bào, màu da của các bệnh nhân bắt đầu thấy tối hơn. Nếu lộ trình xạ trị kéo dài, da của chị em sẽ bị mỏng hơn. Bệnh nhân thấy da cứng hơn, một số trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong quá trình làm lành và hồi phục vết thương trong khu vực được điều trị.

Trong quá trình da của bệnh nhân chịu tác dụng phụ của xạ trị, việc làm ẩm da bằng vitamin E, dầu oliu, lô hội,… có thể làm giảm triệu chứng và dễ chịu hơn. Và điều cần ghi nhớ là trước khi sử dụng bất cứ một sản phẩm nào trên da, các bệnh nhân cần hỏi ý kiến và sự hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Một số loại mỹ phẩm có thể dùng sau quá trình điều trị nhưng lại hoàn toàn ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị nếu dùng trong quá trình xạ trị. Bệnh nhân cần tránh ánh sáng mặt trời tối đa, khi bắt buộc phải ra ngoài, nên bảo vệ da kỹ càng. Khi có bất kỳ một sự thay đổi nào trên da trong quá trình xạ trị, bệnh nhân ung thư buồng trứng cần thông báo tới bác sĩ.

2. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư buồng trứng – tổn thương ống tiêu hóa

3. Có thể mắc ung thư thứ phát sau khi xạ trị ung thư buồng trứng

Kỹ thuật trong xạ trị đã liên tục được cải thiện và nâng cao trong những năm qua. Hiện tại, việc xạ trị đã tập trung vào các tế bào ung thư một cách tương đối chính xác. Nhiều nghiên cứu nhằm hạn chế tác dụng phụ của xạ trị trong việc hình thành ung thư thứ phát. Nguy cơ ung thư thứ phát sau xạ trị có tỷ lệ thấp, luôn được cân nhắc so với hiệu quả sẽ đạt được khi thực hiện phương pháp xạ trị.

4. Giảm chức năng tình dục do quá trình xạ trị ung thư buồng trứng

Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng

Để xác định mức độ thực tế của ung thư buồng trứng, thăm dò phẫu thuật hay xác định giai đoạn là cần thiết. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ kiểm tra màng bụng, là lớp lót bên trong của bụng. Dịch trong bụng được gửi đi xét nghiệm với việc phân tích dưới kính hiển vi. Ngoài việc xác định giai đoạn của ung thư, mục đích của phẫu thuật là để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt. Thường thì điều này bao gồm cắt bỏ buồng trứng, tử cung và hệ bạch huyết xung quanh nó.

Điều trị ung thư buồng trứng bổ sung sau phẫu thuật sẽ được xác định bởi giai đoạn của bệnh, mức độ của bệnh và loại ung thư. Đối với bệnh giai đoạn rất sớm và các loại không xâm lấn, việc điều trị tiếp theo có thể không cần thiết. Đối với các loại ung thư xâm lấn và tiến triển nặng hơn, hóa trị là lựa chọn điều trị tốt nhất.

1. Điều trị ung thư buồng trứng

Việc điều trị ung thư buồng trứng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị bởi một nhóm các chuyên gia. Nhóm này có thể bao gồm một bác sĩ phụ khoa, một bác sĩ ung thư phụ khoa, một bác sĩ ung thư nội khoa và/hoặc một bác sĩ tia xạ. Nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp trong điều trị ung thư buồng trứng.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ban đầu thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung thường được cắt bỏ. Phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cắt tử cung cùng với buồng trứng-vòi dẫn trứng hai bên. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật còn cắt bỏ mạc nối và hạch trong ổ bụng.

Hóa trị liệu là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật, để kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Thuốc có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua catheter, một ống mảnh. Đặt ống thông vào một tĩnh mạch lớn và lưu lại tại chỗ trong thời gian cần thiết. Một số loại thuốc điều trị ung thư ở dạng viên uống. Dù những loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hay uống cũng đều đi vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể.

Một cách khác để thực hiện hóa trị liệu là đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông. Bẳng phương pháp này, được gọi là hóa trị liệu trong phúc mạc, hầu hết các thuốc được giữ lại trong ổ bụng.

Sau khi hóa trị liệu kết thúc, có thể tiến hành phẫu thuật xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp. Bác sĩ phảu thuật có thể lấy dịch và mẫu mô để xem thuốc điều trị ung thư có tác dụng không.

Tia xạ trị liệu, còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu chi ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị bâng tia phóng xạ trong màng bụng trong đó dung dịch phóng xạ được đưa trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các phương pháp điều trị ung thư mới là một lựa chọn điều trị quan trọng cho nhiều bệnh nhân ung thư buồng trứng. Trong một số nghiên cứu tất cả bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới. Trong những nghiên cứu khác bác sĩ so sánh các phương pháp điều trị khác nhau bằng cách áp dụng phương pháp điều trị mới khả quan cho một nhóm bệnh nhân và phương pháp điều trị thông thường (phương pháp chuẩn) cho một nhóm bệnh nhân khác. Qua những nghiên cứu này bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả hơn.

Hóa trị tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào lành. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị hóa chất là buồn nôn và nôn, ăn không ngon, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng. Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm giảm khả năng nghe và gây tổn thương thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.

Xạ trị, giống như hóa trị cũng tác động đến cả tế bào lành và tế bào ung thư. Các tác dụng phụ do xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và phần cơ thể bị chiếu xạ. Tác dụng phụ hay gặp khi chiếu xạ vào vùng bụng là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, ỉa chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc có thể gây đau bụng và tắc ruột.

Theo dõi định kỳ sau điều trị:Theo dõi chăm sóc sau điêù trị ung thư buồng trứng là rất quan trọng. Kiểm tra đều đặn bao gồm thăm khám lâm sàng và làm PAP test . Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm như chụp phổi, chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và định lượng CA-125. Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra cho họ các bệnh ung thư khác. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ cao bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Hơn nữa, việc dùng một số thuốc chống ung thư có thể gây một ung thư thứ phát như ung thư máu.

2. Khám định kỳ theo dõi ung thư buồng trứng Theo dõi sau khi điều trị ung thư buồng trứng là rất quan trọng. Khám định kỳ thường bao gồm khám lâm sàng chung, khám vùng chậu và nghiệm pháp Pap. Bác sĩ còn tiến hành các xét nghiệm bổ sung như chụp X quang lồng ngực, chụp cát lớp vi tính, phân tích nước tiểu, xét nghiệm công thức máu và CA-125.

Bên cạnh việc khám theo dõi để phát hiện bệnh tái phát, bệnh nhân có thể muốn hỏi bác sĩ về việc khám thăm dò để phát hiện ra các loại ung thư khác. Bệnh nhân ung thư buồng trứng có nguy cơ ung thư vú và đại tràng cao hơn. Bên cạnh đó, điều trị bằng một số loại thuốc nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư thứ hai, chẳng hạn như bệnh ung thư tế bào máu.

Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng

Nhận định chung

Buồng trứng thuộc cơ quan sinh dục nữ vừa có nguồn gốc bào thai phức tạp, vừa có chức năng tạo giao tử và còn là tuyến nội tiết, đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng của những tuyến nội tiết khác. Cơ chế bệnh sinh các u biểu mô buồng trứng rất phức tạp và do vậy, hình thái và cấu trúc của mô u rất phong phú và đa dạng hơn bất kỳ mô tạng nào khác trong cơ thể người. Trên thế giới, tỷ lệ ung thư buồng trứng chiếm khoảng 30% tổng số các ung thư sinh dục nữ.

Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng

Nguyên tắc chung, mục tiêu điều trị

Mục tiêu của điều trị nhằm loại bỏ khối u triệt để nhất (có thể) bằng phẫu thuật sau đó có thể kết hợp hóa trị hay xạ trị. Với các ung thư giai đoạn muộn, cần hóa trị trước nhằm giảm tổng lượng khối u và chuyển thành giai đoạn có thể phẫu thuật được.

Điều trị cụ thể

Chỉ định phẫu thuật: phẫu thuật được chỉ định cho hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng, trừ khi u đã ở giai đoạn IV.

Phẫu thuật ở giai đoạn sớm.

– Phẫu thuật chuẩn đối với tất cả các người bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn sớm là: cắt tử cung hoàn toàn và 2 phần phụ và mạc nối lớn.

– Đối với ung thư biểu mô: những người bệnh mong muốn bảo tồn chức năng sinh sản mà bệnh ở giai đoạn Ia, Ib và mô bệnh học độ I thì có thể cắt phần phụ bên có u và giữ tử cung và phần phụ bên lành.

– Đối với trường hợp u tế bào mầm: nhờ hiệu quả cao của hoá trị liệu, trong trường hợp khối u hai bên, kết quả cắt lạnh là ác tính thì việc bóc khối u 1 hoặc 2 bên buồng trứng chỉ áp dụng với một số người bệnh được lựa chọn cho những người bệnh rất tha thiết bảo tồn chức năng sinh sản.

– Luôn lấy dịch rửa tiểu khung làm tế bào để đánh giá giai đoạn bệnh.

– Sinh thiết cơ hoành.

– Vét hạch chậu hai bên và hạch cạnh động mạch chủ hoặc chỉ sinh thiết hạch.

– Sinh thiết mạc nối lớn.

– Sinh thiết phúc mạc cạnh trực tràng và bề mặt khung chậu.

– Sinh thiết buồng trứng bên đối diện nếu nghi ngờ.

– Cắt ruột thừa trong trường hợp ung thư biểu mô nhầy.

Phẫu thuật ở giai đoạn muộn.

– Đa số người bệnh ung thư buồng trứng phát hiện ở giai đoạn muộn và gần 75% khối u lan lên phía trên ổ bụng. Do đó điều quan trọng là cần lựa chọn được người bệnh nào có thể phẫu thuật cắt bỏ hết khối u trong ổ bụng hay phải điều trị hoá chất tân bổ trợ trước. Cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ đường mở bụng, Cắt mạc nối lớn hoàn toàn.

– Cắt bỏ tất cả các khối u có thể nhìn thấy được. Phẫu thuật lấy khối u tối đa (phần u còn lại < 1cm).

– Phẫu thuật cắt lách: trong các trường hợp di căn tới rốn, vỏ hoặc nhu mô lách, khoảng 6% trường hợp.

– Cắt đại tràng Sigma khi khối u thâm nhiễm vào cùng đồ. Phẫu thuật mở ổ bụng thăm dò lại (Second- look).

Hóa trị liệu

Hóa trị được chỉ định trong nhiều tình huống khác nhau:

+ Giai đoạn sớm có nguy cơ cao: hóa trị mang tính hỗ trợ sau phẫu thuật tận gốc nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát.

+ Giai đoạn lan rộng: Có nhiều kiểu phối hợp hóa trị gây đáp ứng với phẫu thuật để tăng thêm thời gian sống thêm toàn bộ cũng như thời gian sống thêm không bệnh.

Hóa trị đối với ung thư biểu mô: hóa trị dựa trên chất platinum (cisplatin, carboplatin) đơn độc hoặc phối hợp Alkyl hóa hoặc phối hợp paclitaxel.

Hóa trị các ung thư tế bào mầm và dây sinh dục.

– U tế bào mầm ác tính: không cần điều trị hóa chất cho u quái không trưởng thành mức độ I, giai đoạn Ia đã phẫu thuật thì không cần điều trị hóa chất thêm. Các trường hợp khác thì điều trị hóa chất sau phẫu thuật: Phác đồ BEP, PVB hoặc VAC.

– Các u dây sinh dục đối với giai đoạn I, hóa chất được áp dụng cho phụ nữ < 40 tuổi và các giai đoạn sau. Phác đồ thường dùng là: PVB hoặc cisplatin + doxorubicin + etoposide.

Chăm sóc toàn diện

Người bệnh ung thư buồng trứng ngày nay thường được chăm sóc và điều trị bằng nhiều phương pháp phối hợp (Interdisciplinary). Các ung thư có khuynh hướng diễn tiến tại chỗ, tại vùng trong thời gian dài và thường được điều trị bằng các phương pháp nhằm vào tại chỗ và tại vùng (phẫu trị, xạ trị) trong giai đoạn tổn thương còn khu trú. Tuy thế, ngay cả các người bệnh ung thư buồng trứngở giai đoạn sớm có khả năng điều trị tận gốc, bên cạnh việc xem xét điều trị tại chỗ, tại vùng thì người bệnh cũng cần được chăm sóc toàn diện:

– Điều trị toàn trạng chung, bao gồm cả vấn đề tâm lý người bệnh và gia đình để họ cộng tác tốt và tiếp nhận việc điều trị đặc hiệu.

– Điều trị, chăm sóc các triệu chứng do việc điều trị gây ra (đau do phẫu thuật, nôn do hoá trị, bỏng loét do xạ trị…).

– Cân nhắc chỉ định, hiệu quả và tác dụng phụ của các biện pháp điều trị hỗ trợ toàn thân.

Tiến triển

Các ung thư buồng trứng hiện có tỷ lệ mắc khá cao, có xu hướng gia tăng. các triệu chứng của ung thư buồng trứng rất nghèo nàn, diễn biến bệnh phức tạp. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán muộn nên việc điều trị hết sức khó khăn.