Top 10 # Xạ Trị Ung Thư Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Xạ Trị Ung Thư Dạ Dày Là Gì?

Xạ trị ung thư dạ dày là gì?

Xạ trị ung thư dạ dày là dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày và ngăn không cho chúng tăng trưởng. Cũng giống như phẫu thuật, đây là phương pháp điều trị tại chỗ, tia xạ chỉ tác dụng lên các tế bào ung thư trong vùng được điều trị.

Các hình thức xạ trị bao gồm:

Xạ ngoài là dùng máy để hướng trực tiếp chùm bức xạ tới vùng khối u.

Xạ trị trong sử dụng một dạng thức có tên gọi là xạ áp sát. Theo đó, tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh bằng cách cấy phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp với khối u.

Xạ trị hệ thống: bệnh nhân sẽ nuốt hoặc được tiêm thuốc phóng xạ vào máu để điều hướng tới các tế bào ung thư.

Tham khảo: điều trị ung thư dạ dày

Tùy từng trường hợp ung thư dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và tần suất xạ trị phù hợp. Điều trị thường là 5 ngày 1 tuần và trong vài tuần hoặc vài tháng.

Khi nào áp dụng phương pháp xạ trị ung thư dạ dày?

Tùy vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, mức độ xâm lấn, tuổi tác người bệnh… mà bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm xạ trị phù hợp:

Trước phẫu thuật: xạ trị có thể dùng bổ trợ với hóa trị để làm nhỏ khối u giúp phẫu thuật dễ dàng hơn.

Sau phẫu thuật: xạ trị giúp tiêu diệt các vùng ung thư rất nhỏ không thể phát hiện và loại bỏ khi phẫu thuật. Xạ trị, đặc biệt khi kết hợp với hóa chất có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tái phát sau phẫu thuật và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Xạ trị cũng có thể dùng làm chậm tiến triển bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư tiến triển như đau, chảy máu và khó nuốt.

Trong phẫu thuật: các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm lâm sàng để tìm ra xem việc điều trị bằng tia phóng xạ trong khi phẫu thuật có tác dụng hay không.

Tác dụng phụ của xạ trị ung thư dạ dày

Các tác dụng phụ của xạ trị cho ung thư dạ dày có thể bao gồm:

Các vấn đề về da mà bức xạ đi qua: da đỏ, phồng rộp và bong tróc

Buồn nôn và nôn

Bệnh tiêu chảy

Mệt mỏi

Số lượng hồng cầu trong máu thấp

Các tác dụng phụ này sẽ được kiểm soát và thường chấm dứt trong vòng vài tuần sau khi kết thúc điều trị.

Điều rất quan trọng là bệnh nhân cần được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Ung bướu.

Xạ Trị Trong Ung Thư Là Gì? Quy Trình Xạ Trị Ung Thư Hiện Nay

Xạ trị trong ung thư là gì?

Xạ trị trong ung thư là gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thực chất đây là phương pháp điều trị ung thư­ bằng cách sử dụng bức xạ ion hoá năng lư­ợng cao như tia X-quang, tia Gamma hoặc chùm tia X, electron, proton… Có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung th­ư cũ và làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới.

Cũng giống như phẫu thuật. Xạ trị được dùng để điều trị tại chỗ và tác động trực tiếp lên các tế bào bị ung thư tại vùng xạ trị. Do đó phương pháp này chủ yếu được sử dụng khi các khối u đã xâm chiếm một hoặc nhiều khu vực trên cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u. Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác phẫu thuật và hóa trị liệu.

Các phương pháp xạ trị trong ung thư là gì?

Có 2 phuơng pháp điều trị bằng xạ trị chủ yếu đó là xạ trị trong và xạ trị ngoài:

Phuơng pháp xạ trị ngoài: Là phương pháp sử dụng máy tác động lên vùng ung thư từ bên ngoài cơ thể. Với phương pháp xạ trị ngoài, trên cơ thể người bệnh sẽ không mang chất phóng xạ trong người. Kể cả trong lúc điều trị hoặc sau khi kết thúc điều trị.

Phưng pháp xạ trị trong: Là phương pháp sử dụng các túi có chứa hoạt chất phóng xạ đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần khối u ở bên trong cơ thể. Với xạ trị trong, mức độ chất phóng xạ trên người bệnh nhân là khá cao. Trong suốt quá trình nằm viện, người nhà bệnh nhân không được phép vào thăm. Để tránh bị lây nhiễm chất phóng xạ. Sau khi điều trị xong. Các hoạt tính phóng xạ cũng không còn lưu lại trong cơ thể nữa. Người bệnh có thể an toàn khi ra viện.

Tùy từng trường hợp mà các bác sỹ có thể áp dụng các phương pháp xạ trị phù hợp. Trong một số trường hợp có thể kết hợp sử dụng cả 2 loại xạ trị này.

Quy trình xạ trị ung thư hiện nay

Bên cạnh việc tìm hiểu xạ trị trong ung thư là gì? Người bện cũng cần nắm rõ quy trình xạ trị ung thư hiện nay. Các bước của quy trình này được diễn ra như sau:

Lần đầu tiên thăm khám xạ trị, các bác sĩ sẽ thực tư vấn cho người bệnh qua một số bước như sau:

Xem xét bệnh án của người bệnh.

Thăm khám cho bệnh nhân.

Đọc kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân kế hoạch điều trị bao gồm: thời gian, quá trình điều trị, và các tác dụng phụ có thể gặp phải để người bệnh chuẩn bị trước tâm lý.

Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT mô phỏng tại vùng cơ thể sẽ được xạ trị. Mục đích của quá trình này là cung cấp hình ảnh ba chiều của phần cơ thể sẽ được điều trị để bác sĩ lập kế hoạch điều trị.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ là những người lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Người bệnh cần phải chờ khoảng vài ngày trước khi tiến hành buổi điều trị đầu tiên. Khi kế hoạch điều trị đã hoàn thành và đảm bảo chất lượng. Các bác sỹ sẽ thông báo cho bệnh nhân và đặt lịch hẹn cho buổi xạ trị đầu tiên.

Bước 4: Buổi xạ trị đầu tiên

Buổi xạ trị đầu tiên thường sẽ kéo dài lâu hơn so với những buổi điểu trị sau. Các bác sĩ sẽ đặt bệnh nhân nằm ở vị trí tương tự như hôm chụp CT mô phỏng. Sau đó sẽ tiến hành đo đạc và chụp X-quang để đảm bảo vị trí điều trị là chính xác nhất.

Các bác sĩ sẽ quyết định liều phóng xạ mà cơ thể bạn sẽ nhận. Dựa vào các yếu tố như: kích thước khối u, độ nhạy cảm với tia phóng xạ và mức độ chịu tác động của những mô lành ở xung quanh đó.

Tổng liều xạ trị mà bạn sẽ nhận được tính bằng đơn vị Gray (Gy). Đối với xạ trị từ bên ngoài, các liều sẽ được chia ra thành nhiều liều nhỏ và được sử dụng trong vài tuần. Giúp bệnh nhân nhận được liều tốt nhất và các mô lành xung quanh cũng ít bị tổn thương nhất.

Các buổi điều trị sau thường giống với buổi điều trị đầu tiên nhưng thời gian sẽ ngắn hơn. Trong cả quá trình điều trị, bác sĩ có thể sẽ chụp lại phim X-quang để đảm bảo vị trí xạ trị chính xác nhất.

Bệnh nhân sẽ phải gặp bác sĩ sau mỗi buổi điều trị để theo dõi xem có những tác dụng phụ nào xảy ra hay không. Nếu bệnh nhân có bất cứ câu hỏi nào có thể trao đổi với bác sĩ của mình sau mỗi lần thăm khám.

Ưu nhược điểm của phương pháp xạ trị

Giúp giảm đau cho bệnh nhân bị ung thư.

Có thể kết hợp cũng với phương pháp phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ngăn ngừa khả năng di căn, lây lan của các tế bào ung thư sang các tế bào khỏe mạnh.

Giúp làm teo khối u, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Xạ trị ít gây tổn thương cho các tế bào bình thường trong cơ thể.

Nó có thể sử dụng cho hầu hết các căn bệnh ung thư.

Lợi hại của xạ trị ung thư – VnExpress

Phụ nữ mang thai không thể thực hiện xạ trị. Bởi nó có thể sẽ gây nên những vấn đề không mong muốn cho con của bạn.

Đàn ông khi xạ trị ung thư cũng sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương và giảm ham muốn tình dục.

Xạ trị ung thư có thể dẫn đến những vấn đề như khô miệng, hôi miệng, loét miệng, viêm họng.

Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, giảm trí nhớ, …

Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,,…

Gây rụng tóc, gây đau, đỏ da, sẹo da, ngứa ngáy, viêm mô tế bào…

Dễ bị nhiễm trùng do các tế bào máu và bạch cầu bị giảm…

Xạ Trị Trong Ung Thư Đại Tràng Là Gì? Phương Pháp Xạ Trị Hiệu Quả

Xạ trị trong ung thư đại tràng là phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh nhân ung thư. Không phải tất cả các trường hợp đều được xạ trị. Ai nên xạ trị trong ung thư đại tràng? Khi nào cần xạ trị ung thư đại tràng? Các phương pháp xạ trị ung thư đại tràng hiệu quả. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị trong ung thư đại tràng là câu hỏi quen thuộc với người mắc chứng nan y này. Ung thư đại tràng là loại ung thư ác tính, thường gặp ở các nước phát triển. Bệnh cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị hỗ trợ là những cách điều trị ung thư đại tràng.

Xạ trị là một trong số những phương pháp thường được áp dụng trong chữa bệnh ung thư đại tràng giúp giảm đau ở giai đoạn muộn. Dùng trước hay sau phẫu thuật hay kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả.

Xạ trị trong ung thư đại tràng là gì?

Xạ trị ung thư đại tràng có thể được sử dụng độc lập hoặc được sử dụng với vai trò hỗ trợ cho phẫu thuật. Cũng có thể kết hợp với hoá trị hay điều trị cho những bệnh nhân bị tái phát ung thư. Tia X có năng lượng cao sẽ được chiếu vào từ bên trong hay bên ngoài cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm teo nhỏ khối u. Với ung thư đại tràng thì xạ trị từ bên ngoài với tần suất khoảng 5 lần 1 tuần.

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ năng lượng cao. Thường dùng tia X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại và liều lượng bức xạ cho mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tính toán cẩn thận. Nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư nhiều nhất và gây tổn hại ít nhất đến các tế bào bình thường. Quá trình này sẽ làm ngăn chặn sự phân chia của các tế bào và phá hủy chúng.

Với ung thư đại tràng, xạ trị thường được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát trong khu vực xuất hiện khối u. Xạ trị trước phẫu thuật thường được áp dụng trong nhiều trường hợp để giúp phẫu thuật thuận lợi hơn. Đặc biệt là khi khối u có kích thước và vị trí gây khó khăn cho phẫu thuật.

Thu nhỏ khối u bằng xạ trị trước khi mổ: Nếu khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí khó phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, một số bệnh nhân phải tiếp tục trải qua quá trình xạ trị. Vì trong cơ thể họ vẫn còn tế bào ung thư sót lại mà khi mổ không thể tiêu diệt hết được. Thường gặp nhất là trường hợp ung thư dính vào một cơ quan nội tạng hoặc dính vào thành bụng.

Với những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao hoặc đã bị tái phát thì xạ trị cũng được sử dụng.

Xạ trị cũng có thể được tiến hành để giúp kiểm soát bệnh ung thư đại tràng. Ở những bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật hoặc giảm các triệu chứng ở ung thư giai đoạn muộn như tắc ruột, chảy máu,…

Các loại xạ trị trong ung thư đại tràng

Trong điều trị ung thư đại tràng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các loại xạ trị khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Đây là phương pháp thường dùng cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Bức xạ được tập trung vào các tổ chức ung thư từ máy xạ trị bên ngoài cơ thể. Mỗi lần điều trị sẽ kéo dài một vài phút nhưng quá trình chuẩn bị lại mất khá nhiều thời gian. Thông thường, phương pháp xạ trị được thực hiện 5 ngày/tuần trong vài tuần.

Phương pháp này thường được áp dụng cho một số trường hợp mắc ung thư đại tràng. Với một thiết bị nhỏ được đặt qua hậu môn đưa vào trực tràng để cung cấp bức xạ với cường độ cao trong một vài phút. Ưu điểm là các tia bức xạ trực tiếp tới trực tràng mà không đi qua da hay các mô khác của bụng. Ít gây tác dụng phụ hơn, phù hợp với cả những bệnh nhân cao tuổi hoặc có sức khỏe yếu.

Sử dụng chất phóng xạ dưới dạng bột viên nhỏ. Đưa vào ống thông đặt bên cạnh hoặc trực tiếp vào khối u. Các hạt phóng xạ sẽ theo ống thông tới khối u. Nhờ đó hạn chế tác dụng phụ tới những mô khỏe mạnh xung quanh. Phương pháp này cũng phù hợp với những bệnh nhân sức khỏe yếu không thể phẫu thuật.

Tác dụng phụ của xạ trị trong ung thư đại tràng

Mặc dù các tia xạ được nhắm vào mục tiêu xấu nhưng vẫn làm biến đổi các mô khỏe mạnh xung quanh. Tác dụng phụ thay đổi tùy vào vùng chiếu xạ, độ mạnh của tia xạ và sự nhạy cảm của mỗi người.

Gây kích ứng da giống như viêm da cấp. Thường xuất hiện vào ngày thứ 5 – 10 của xạ trị với các triệu chứng như da đỏ, nhạy cảm, ngứa, tróc da. Có khả năng phát triển đến xơ hóa (xơ cứng da).

Xạ trị cũng khiến bệnh nhân mệt mỏi. Miệng, cổ họng có cảm giác khó nuốt, thiếu nước bọt và mất cảm giác ngon miệng. Vì các tuyến nước bọt đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi các tia xạ.

Tia xạ sẽ làm mất tóc tạm thời nếu là khối u lành và xạ trị liều thấp. Mất tóc vĩnh viễn trong trường hợp khối u ở não, điều trị với liều cao hơn.

Đa số các tác dụng phụ sẽ giảm bớt sau khi điều trị hoàn tất. Tuy nhiên các vấn đề như sự kích thích trực tràng và bàng quang có thể sẽ không biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải. Và thông báo ngay nếu có xuất hiện những tác dụng phụ khác để được thực hiện giảm nhẹ nếu cần thiết.

Xạ Trị Ung Thư, Nên Ăn Gì?

Chán ăn – vấn đề thường trực với bệnh nhân xạ trị ung thư

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước. Khối u ác tính có thể sản sinh ra những chất làm ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Quá trình sử dụng chất đạm, bột đường, chất béo của cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi khối u hiện diện ở dạ dày hay đường ruột. Bệnh nhân cảm thấy no căng, đầy bụng, biếng ăn, không cảm giác đói mặc dù cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất. Những bất lợi thường gặp do ung thư và quá trình điều trị gây nên có thể khiến người bệnh cảm thấy: chán ăn; khô miệng; đau và nhiễm khuẩn miệng, hầu họng; buồn nôn, nôn; thay đổi khẩu vị; tiêu chảy; bạch cầu trong máu giảm; ít uống nước; táo bón…

Chán ăn là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi đang xạ trị ung thư. Trầm cảm, những nỗi sợ hãi mơ hồ cũng làm cho người bệnh không còn cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, những thay đổi về khẩu vị cũng góp phần làm cho bệnh nhân càng không thích ăn. Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày; với người khác có thể lâu hơn.

Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Cách ăn này giúp người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng.

Bổ sung thêm năng lượng và đạm vào thực phẩm (bơ, sữa bột, mật ong, đường đen…).

Bổ sung nước uống (những thức uống đặc biệt có chứa dưỡng chất), canh súp, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền, trộn, xay nhuyễn…

Chuẩn bị và dự trữ thực phẩm hợp khẩu vị nhằm tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng mỗi khi đói (phô mai, bánh quy giòn, nho khô…).

Buổi sáng phải là bữa ăn chính, chiếm 1/3 tổng năng lượng và lượng đạm trong cả ngày.

Ăn những thực phẩm hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thực phẩm nặng mùi, nên dùng máy hút mùi, thức ăn để nguội còn âm ấm hẵng dùng (vì thức ăn đang nóng sẽ có mùi rất mạnh); mở nắp xoong nồi thức ăn cho giảm bớt mùi trước khi mang vào phòng cho người bệnh. Không khí trong phòng khi ăn cần thoáng mát, dễ chịu.

Sáng tạo đổi món, đa dạng hoá thức ăn và món tráng miệng.

Trong lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn.

Thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp ngon miệng hơn. Cần trao đổi với bác sĩ để biết được loại hình vận động nào phù hợp với bản thân mình.