Top 8 # Xạ Trị Ung Thư Tuyến Nước Bọt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Cây Xạ Đen Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư Tuyến Nước Bọt

Cây xạ đen hỗ trợ điều trị Ung thư tuyến nước bọt

Thực phẩm nhiễm hóa chất môi trường ô nhiễm, ăn uống sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm, không lành mạnh, lạm dụng chất kích thích là những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật trong đó phải kể đến bệnh ung thư là một căn bệnh đang được y học quan tâm nhiều đến.

– Môi trường: Trường hợp này xảy ra với những người sống và làm việc trong môi trường có chất độc hại như nhà máy, công trường khai thác,… Những nơi này có chứa rất nhiều chất độc hại gây nguy hại đến sức khỏe của con người và bệnh ung thư tuyến nước bọt là bệnh không thể bỏ qua. Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất như: than, nhựa đường, thuốc nhuộm tóc… có khả năng ung thư tuyến nước bọt rất cao. Khi chúng ta hít thở và gây nên những tổn hại đến miệng và tuyến nước bọt.

Ung thư tuyến nước bọt

– Nhiễm tia bức xạ: Đây là chất độc gây nguy hiểm và rất có hại cho sức khỏe của con người. Nó còn là nguyên nhân chính gây nên ung thư cho con người. Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời và các tia tử ngoại, là nhân tố gây nên ung thư tuyến nước bọt. Chính vì vậy, muốn tránh bệnh ung thư tuyến nước bọt, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên hay trong thời gian dài và tiếp xúc với loại chất nhất định.

– Lối sống, thói quen: Có những thói quen xấu như không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hay sử dụng nhiều chất gây hại cho tuyến nước bọt của bản thân. Sử dụng các thức ăn không thích hợp gây hại đến tuyến nước bọt như: thực phẩm có sử dụng chất bảo quản, các thực phẩm hun khói, chế biến qua nhiệt độ cao hay qua quá trình lên men. Việc sử dụng các loại thực phẩm lên mốc cũng gây nên ung thư tuyến nước bột rất cao.

– Khói thuốc: Như chúng ta đã biết thì thuốc lá rất có hại cho phổi của con người, nhưng không những thế nó còn có khả năng gây nên ung thư tuyến nước bọt. Trong thuốc lá có nicotin là chất gây nên ung thư rất cao, và ung thư tuyến nước bọt là bệnh không thể tránh khỏi. Những chất độc từ thuốc lá trước khi vào phổi thì sẽ qua họng và gây nên những tổn thương cho tuyến nước bọt và gây ung thư tuyến nước bọt ở người. Bạn nên tránh hút thuốc lá để không gây nên những tổn thương cho tuyến nước bọt.

Bệnh có thể diễn biến âm thầm và có thể ở mọi lứa tuổi mọi giới tính nên việc phòng bệnh là hết sức quan trọng. trong đông y có một thảo dược có tác dụng ngăn ngừa được bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư… đó là cây xạ đen hòa bình, vậy tại sao nó lại có tác dụng tốt như vậy?

Theo nghiên cứu của y học hiện đại trong cây xạ đen có chứa một số chất có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành phát triển các khối u gây hại cho cơ thể, làm chậm quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Chị Mai ở Thanh Hóa tâm sự: tôi năm nay 30 tuổi và đang bị bệnh ung thư tuyến nước bọt được bạn bè giới thiệu là cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư tuyến nước bọt nên tôi đã đặt mua hàng bên cơ sở mình sau một thời gian khoảng 4 tháng dùng xa den kết hợp với cây bán chi liên và cây bạch hoa xà tôi thấy bệnh tôi được cải thiện hơn trước và tôi sẽ kiên trì dùng và kết hợp với tây y mong rằng sẽ sớm khỏi bệnh. Mong nhà thuốc tiếp tục phát huy để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn cảm ơn ạ!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị đã tâm sự cùng chúng tôi, mong chị và nhiều người khác mau chóng khỏi bệnh ạ!

Cách kết hợp xạ đen, bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo:

Cây xạ đen ( cả lá và thân):…. 50g

Cây bạch hoa xà thiệt thảo:…. 40g

Cây bán chi liên :…. 20g

Bạn cho tất cả vào bình với 2l nước đun sôi 10-15 phút và uống thay nước lọc hàng ngày

*lưu ý: hiệu quả sản phẩm còn tùy vào cơ địa của mỗi người*

Ung Thư Tuyến Nước Bọt

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tuyến nước bọt là nơi để tạo ra nước bọt, tiết nước bọt. Nước bọt giúp cho chúng ta tiêu thụ thức ăn bằng cách nhai và nuốt, làm sạch vùng miệng.

Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ung thư khu vực cổ con người. Ung thư tuyến nước bọt gây sự rối loạn trong quá trình ADN. Chính quá trình này đã làm cho sự rối loạn các tế bào tuyến nước bọt

Nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt

Hiện nay theo các chuyên gia thì vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên các yếu tố, nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt như sau:

Tác động của môi trường: Môi trường tác động rất lớn đến tình hình sức khỏe của con người. Bao gồm môi trường sinh sống và làm việc tại các nhà máy, công xưởng chứa nhiều khí thải, bụi bẩn. Những môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Đặc biệt những công nhân thường làm trong các môi trường như mỏ than, sắt, nhựa đường… bệnh ung thư tuyến nước bọt lại càng tăng.

Tác động của rượu, bia: Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính và không thể bỏ qua đối với ung thư tuyến nước bọt. Bởi trong rượu bia phải qua quá trình lên men và sử dụng một số chất kích thích độc hại vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy đây là một lí do khiến cho những người đàn ông hay uống nhiều rượu bia mắc phải bệnh ung thư tuyến nước bọt.

Tác động tia bức xạ: Có thể nói rằng tia bức xạ cực kì ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó là nguyên nhân gây nên ung thư tuyến nước bọt và các loại ung thư khác. Các tia bức xạ thường có trong tia nắng mặt trời. Bởi vậy bạn nên hạn chế tối đa đi ra ngoài trời nắng vào khoảng từ 10h trưa đến 3h chiều.

Thói quen sinh hoạt: Rất nhiều thói quen xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chẳng hạn như bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng các chất thường xuyên độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất lớn.

Ngoài ra với chế độ ăn uống không phù hợp, nạp vào cơ thể những lượng thức ăn không cần thiết. Các loại thức ăn chưa được chế biến chín, bị lên nấm mốc đều ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt.

Hút thuốc: Trong khói thuốc chứa hàng ngàn chất kích thích độc hại khác nhau. Nó không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà con gây hại đến tuyến nước bọt. Bởi như chúng ta biết trong thuốc lá chứa chất nicotin với hàm lượng cao gây nên sự đột tử là không thể tránh khỏi.

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt Triệu chứng khi khối u ở mang tai:

Theo nghiên cứu thì khoảng 70 đến 80% ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở khu vực mang tai. Khi mới bắt đầu xuất hiện thì chắc chắn khối u sẽ không có biểu hiện gì nguy hại đến sức khỏe con người. Bạn cũng không thể phát hiện được các triệu chứng mà ung thư tuyến nước bọt mang lại cho cơ thể.

Ban đầu các tế bào ung thư xuất hiện ở khu vực mang tai và dần dần xâm lấn khu vực đầu khiến bạn cảm thấy tê liệt và nhức mỏi. Đồng thời sẽ xuất hiện những cục hạch to ở vùng mang tai, vùng đầu cũng như một số khu vực khác như họng, mũi…

Triệu chứng khi khối u xuất hiện ở hàm

Đối với triệu chứng khối u xuất hiện ở dưới hàm chiếm khoảng 10 đến 15 % trên tổng số người bị bệnh ung thư tuyến nước bọt. Đối với khối u xuất hiện ở vị trí này rất khó nhận biết và đến khi bệnh nhân đến giai đoạn nặng nề mới phát hiện một số triệu chứng như:

– Miệng cảm thấy khó chịu, đau nhức thường xuyên

– Cảm thấy đau khi ăn uống

– Một số trường hợp lưỡi bị tê cứng

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt nhỏ xuất hiện:

Với loại triệu chứng tuyến nước bọt nhỏ sẽ xuất hiện ở vùng mũi, thanh quản… Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi với các biểu hiện:

– Ngạt mũi, khó thở

– Vùng khoang miệng bị đau nhức

Các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt trải qua với bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn I: Đây là giai đoạn mới bắt đầu các tế bào ung thư xuất hiện và chưa có bất cứ một biểu hiện nào để người bệnh cảm nhận được.

Giai đoạn II: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan sang một số vùng lân cận

Giai đoạn III: Các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ và bệnh nhân cảm nhận được dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức và khó chịu

Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối của ung thư tuyến nước bọt và bệnh nhân không có khả năng chữa trị cũng như cơ hội sống sót thấp.

Điều trị ung thư tuyến nước bọt

Thực hiện phẫu thuật: Tùy vào giai đoạn, sức khỏe của bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân phẫu thuật hay không. Với phương pháp này nhằm loại bỏ khối u ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Hóa trị: Là phương pháp sử dụng hóa chất để phá vỡ các cấu trúc của tế bào ung thư tuyến nước bọt.

Phương pháp xạ trị: Sử dụng một nguồn năng lượng cao để tiêu diệt trực tiếp các tế bào ung thư.

Phòng tránh bệnh

Để có một sức khỏe tốt và không bị mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt bạn cần có cách phòng tránh cho bản thân mình như:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Để đảm bảo vệ sinh bạn ít nhất vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Không hút thuốc: Thuốc lá cực kì nguy hại ngay từ bây giờ bạn phải tập cai thuốc.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Phải lên kế hoạch ăn uống, tập luyện phù hợp nhất. Cần thiết bồi bổ các dưỡng chất, các loại vitamin cho cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày.

Triệu Chứng Của Ung Thư Tuyến Nước Bọt, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tuyến Nước Bọt

Khối u tuyến nước bọt là loại khối u hiếm gặp có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng. Khối u tuyến nước bọt có thể bắt đầu ở bất kỳ tuyến nước bọt nào trong miệng, cổ hoặc cổ họng của người bệnh. Các tuyến nước bọt có chức năng tạo ra nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa, giữ cho miệng của bạn ẩm và bảo vệ răng khỏe mạnh.

Về cấu tạo của tuyến nước bọt gồm có 3 đôi tuyến lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Đơn vị cấu tạo của tuyến là nang tuyến, một số nang tuyến hợp lại thành tiểu thuỳ, giữa các tiểu thuỳ có xen kẽ tổ chức liên kết mỏng. Số lượng, thành phần và độ pH của nước bọt thay đổi theo tuổi và hàng loạt các bệnh tại chỗ và cơ quan tiêu hoá. Khi có rối loạn phản xạ thần kinh thì sự tiết nước bọt theo phản xạ có điều kiện sẽ mất cân bằng dẫn đến giảm hoặc tăng tiết. Các tuyến nước bọt tham gia tích cực nhiều quá trình, chức năng quan trọng như: Tiêu hoá thức ăn, bài tiết, điều tiết môi trường miệng, chống quá trình lên men, viêm nhiễm.

Vậy ung thư tuyến nước bọt có lây hay không khi việc tiếp xúc với người bệnh qua ăn chung và thậm chí là hôn, sẽ có chi tiết ở bài viết bên dưới.

Bệnh ung thư tuyến nước bọt không lây truyền cho người khỏe mạnh thông qua bất kỳ con đường nào, kể cả ăn chung và hôn.

Ung thư tuyến nước bọt không phổ biến do đó các bác sĩ không khuyên người bệnh xét nghiệm trừ khi có người bệnh có triệu chứng nghi ngờ. Tuy nhiên, vì vị trí của u ở nông, trong nhiều trường hợp ung thư tuyến nước bọt có thể được phát hiện sớm. Thông thường bệnh nhân, nha sĩ hoặc bác sĩ có thể nhận thấy một khối u trong một trong các tuyến nước bọt (thường ở hai bên mặt hoặc trong miệng), đặc biệt là ung thư tuyến nước bọt giai đoạn cuối. Kiểm tra các tuyến nước bọt để tìm khối u thường là một kỹ thuật thường quy của kiểm tra y tế và nha khoa nói chung. Tuy nhiên vẫn cần cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng có thể của ung thư tuyến nước bọt và không bỏ qua chúng có thể giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư này để khi điều trị có khả năng hiệu quả nhất.

Nếu người bệnh có các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể do khối u tuyến nước bọt gây ra, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để tìm hiểu xem nó có phải là ung thư hay bệnh khác. Nếu xác định là ung thư thì một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện để tìm hiểu xem nó đã lan rộng chưa.

Tiền sử bệnh tật

Thông thường bước đầu tiên là bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật của người bệnh gồm các triệu chứng hiện tại, khi nào triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên, các yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư tuyến nước bọt và về sức khỏe chung của người bệnh.

Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận miệng và các khu vực ở hai bên mặt và quanh tai và hàm. Bác sĩ sẽ sờ và tìm kiếm các hạch bạch huyết mở rộng (cục dưới da) ở cổ, vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư lan rộng.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tê hoặc yếu trên khuôn mặt của người bệnh (điều này có thể xảy ra khi ung thư lan vào dây thần kinh).

Nếu kết quả kiểm tra này là bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các chẩn đoán hình ảnh hoặc kiểm tra tai mũi họng.

Chẩn đoán hình ảnh

Các chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X, từ trường hoặc các hạt phóng xạ để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể của người bệnh. Các chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện vì một số lý do như giúp tìm ra khu vực đáng ngờ có thể là ung thư, ung thư có thể lan rộng đến đâu và liệu điều trị có hiệu quả hay không.

Chụp X-quang

Nếu có khối u hoặc sưng ở hàm, bác sĩ có thể yêu cầu chụp x-quang hàm và răng để tìm khối u. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chụp X-quang ngực có thể được thực hiện để xem liệu ung thư đã lan đến phổi hay chưa. Điều này cũng cung cấp thông tin khác về tim và phổi của bạn có thể hữu ích nếu người bệnh được chỉ định phẫu thuật.

Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT)

Chụp CT sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết của cơ thể. Không giống như chụp X-quang thông thường, chụp CT có thể hiển thị chi tiết trong các mô mềm với kích thước, hình dạng và vị trí của khối u và có thể giúp tìm thấy các hạch bạch huyết phì đại có thể chứa tế bào ung thư. Nếu cần, chụp CT cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm khối u ở các bộ phận khác của cơ thể.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Giống như chụp CT, chụp MRI tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể. Nhưng quét MRI sử dụng sóng radio thay vì tia X. Năng lượng từ sóng vô tuyến được hấp thụ và sau đó được giải phóng tạo nên hình ảnh các mô cơ thể và một số bệnh nhất định. Và các hình ảnh ảnh được hiển thị rất chi tiết của các bộ phận của cơ thể trên máy tính. Chụp MRI có thể giúp xác định vị trí và phạm vi chính xác của khối u, đồng thời cho thấy bất kỳ hạch bạch huyết nào bị phì đại hoặc nếu các cơ quan khác có những điểm đáng ngờ, có thể là do sự lây lan của ung thư.

Sinh thiết

Các triệu chứng và kết quả kiểm tra hoặc xét nghiệm hình ảnh có thể gợi ý bạn bị ung thư tuyến nước bọt, nhưng chẩn đoán ung thư được thực hiện bằng cách lấy các tế bào từ khu vực bất thường và nhìn chúng dưới kính hiển vi để xác định chắc chắn đó có phải là tế bào ung thư hay không .

Yếu tố rủi ro là bất cứ điều gì ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh như ung thư. Bệnh ung thư khác nhau thì có các nguy cơ khác nhau. Nếu một người có một yếu tố rủi ro hoặc thậm chí nhiều yếu tố rủi ro thì không có nghĩa là người đó chắc chắn sẽ mắc bệnh. Và nhiều người mắc bệnh có thể có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ được biết đến từ trước. Một vài yếu tố nguy cơ đã được minh chứng là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến nước bọt gồm:

Nguy cơ của tuyến nước bọt tăng lên khi tuổi càng tăng.

Ung thư tuyến nước bọt phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Tiếp xúc với bức xạ. Điều trị bức xạ ở vùng đầu và cổ vì những lý do bệnh khác làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Tiếp xúc tại nơi làm việc hoặc môi trường có một số chất phóng xạ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.

Chế độ ăn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít rau và nhiều chất béo động vật có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.

Người khỏe mạnh nên tránh một số yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa được như thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức và chế độ ăn uống không lành mạnh… có thể làm giảm khả năng phát triển ung thư tuyến nước bọt, nhưng kết quả thì hiện này chưa khẳng định chắc chắn điều này. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định rằng khi thực hiện các điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác, phổ biến hơn, cũng như nhiều bệnh khác.

Các khối u tuyến nước bọt là rất hiếm, chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ. Hiện nay,các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra khối u tuyến nước bọt. Các bác sĩ cho biết ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi ADN của một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến. Các đột biến này cho phép các tế bào phát triển và phân chia bất thường. Các tế bào bị đột biến tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác sẽ chết. Các tế bào này tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn mô gần đó. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và di căn đến các khu vực xa của cơ thể.

Các tuyến nước bọt chính nằm ở mỗi bên của khuôn mặt và bên dưới lưỡi. Một số dây thần kinh quan trọng và các cấu trúc khác chạy qua hoặc gần tuyến nước bọt và có thể bị ảnh hưởng bởi các khối u của tuyến nước bọt.

Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến nước bọt bao gồm:

Có cục hoặc sưng trong miệng, má, hàm hoặc cổ

Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ

Có khác biệt giữa kích thước và / hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u

Tê ở một phần khuôn mặt

Có yếu các cơ ở một bên mặt

Khó mở miệng rộng hơn

Có dịch bất thường chảy ra từ tai

Một số các dấu hiệu và triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các khối u tuyến nước bọt lành tính (không phải ung thư) hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong số này, điều quan trọng người bệnh phải gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tìm và điều trị nguyên nhân nếu có.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính cho ung thư tuyến nước bọt. Ung thư có thể cắt bỏ được hay không phụ thuộc phần lớn vào mức độ phát triển của nó trong các cấu trúc lân cận, nhưng nó cũng phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Nếu được điều trị bởi một bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ung thư tuyến nước bọt là cơ hội tốt nhất để loại bỏ hoàn toàn bệnh ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư và một số hoặc tất cả các tuyến nước bọt xung quanh sẽ được loại bỏ. Mô mềm gần đó cũng có thể được lấy ra. Mục tiêu là không có tế bào ung thư ở các cạnh bên của khối u được loại bỏ. Nếu ung thư hoạt động mạnh có khả năng phát triển và lan rộng nhanh chóng hoặc nếu nó đã lan đến các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết từ cùng một bên cổ có thể được bóc tách.

Xạ trị:

Xạ trị sử dụng tia X hoặc hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng.

Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng khi:

Là phương pháp điều trị chính (một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu) đối với một số bệnh ung thư tuyến nước bọt không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật vì kích thước hoặc vị trí của khối u hoặc nếu người bệnh không muốn phẫu thuật vì lý do cá nhân.

Sau phẫu thuật (một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu) để cố gắng tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể bị bỏ lại để giúp giảm nguy cơ ung thư phát triển trở lại.

Ở những người bị ung thư tuyến nước bọt tiến triển để làm giảm với các triệu chứng như đau, chảy máu hoặc khó nuốt

Hóa trị:

Hóa trị là điều trị bằng thuốc chống ung thư được truyền vào tĩnh mạch hoặc bằng đường uống. Những loại thuốc khi vào máu và đến tất cả các khu vực của cơ thể, làm cho phương pháp điều trị này hữu ích đối với các bệnh ung thư đã di căn ra khỏi đầu và cổ. Hóa trị liệu thường không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến nước bọt.

Đối với những người bị ung thư tuyến nước bọt, hóa trị thường được sử dụng khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa hoặc trong trường hợp không thể kiểm soát được bằng phẫu thuật và xạ trị. Hóa chất có chức năng thu nhỏ các khối u, nhưng nó không có khả năng chữa khỏi loại ung thư này. Một số loại thuốc hóa học giúp làm cho các tế bào ung thư dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ. Những loại thuốc này có thể được dùng cùng với xạ trị (gọi là hóa trị liệu) để ngăn chặn ung thư nước bọt có nguy cơ cao quay trở lại sau phẫu thuật.

Các bác sĩ cho hóa trị theo chu kỳ, với mỗi giai đoạn điều trị theo sau là một khoảng thời gian nghỉ ngơi để cho cơ thể có thời gian phục hồi. Chu kỳ hóa trị thường kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần. Hóa trị có thể không được khuyến cáo cho những bệnh nhân có sức khỏe kém hay tuổi cao.

Ung Thư Tuyến Nước Bọt Mang Tai

UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI

UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI

I. ĐỊNH NGHĨA

Ung thƣ tuyến nƣớc bọt mang tai là một ung thƣ biểu mô của tuyến, nang

tuyến hoặc u hỗn hợp tuyến mang tai thoái hóa ác tính.

II NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân bên trong

– Di truyền.

– Nội tiết

2. Nguyên nhân bên ngoài

– Tác nhân vật lý

+ Bức xạ ion hoá.

+ Bức xạ cực tím.

– Tác nhân hoá học

+ Thuốc lá.

+ Ngƣời có thói quen ăn trầu thuốc.

– Chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm

+ Các chất bảo quản thực phẩm.

+ Các thực phẩm hun khói, dƣa khú…

+ Các nấm mốc từ gạo, lạc…

– Ung thƣ nghề nghiệp. Những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất

phóng xạ, Dioxin, thuốc trừ sâu diệt cỏ….

– Tác nhân sinh học: Virus gây ung thƣ.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh lý.

1.1. Lâm sàng

– Các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu

+ Đau liên tục vùng mặt bên bệnh.

+ Liệt mặt.

+ Loét sùi vùng tuyến mang tai.

– Biểu hiện lâm sàng điển hình

+ U vùng tuyến mang tai.

+ U to gây biến dạng mặt.

+ U dính với mô xung quanh.

+ Da bề mặt sùi loét.

– Hạch vùng dƣới hàm, cạnh cổ.

– Ở giai đoạn muộn, khối ung thƣ to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.

2.2. Cận lâm sàng

– X quang

+ X quang thƣờng quy: có thể thấy hình ảnh u xâm lấn phá hủy tuyến mang

tai.

+ CT Scaner và MRI: thấy hình ảnh u xâm lấn các mô mềm và xƣơng lân cận

+ theo 3 chiều.

+ PET-CT: có thể phát hiện các tổn thƣơng ung thƣ di căn.

– Siêu âm: có thể phát hiện các tổn thƣơng di căn xa.

– Giải phẫu bệnh lý: thấy hình ảnh tế bào ung thƣ biểu mô tuyến.

2. Chẩn đoán giai đoạn: Sử dụng hệ thống TNM.

– Các mức độ:

T N M

T0: Khối u không xác định đƣợc trên lâm sàng

N0: Không có hạch M0: Chƣa có dicăn xa

T1: Khối u ĐK <2cm

N1 : Xác định đƣợc hạch đơn cùng bên<3cm

M1 : Có biểu hiện di căn xa

T2 : 2cm <Khối u<4cm

N2 :

N2a : 3cm<Hạch đơn cùng bên<6cm.

– Giai đoạn :

Giai đoạn T N M

I T1 N0 M0

II T2 N0 M0

III T1 N1 M0

T2 N1 M0

T3 N0,N1 M0

IV T4 N0,N1 M0

Bất kỳ T N2,N3 M0

Bất kỳ T Bất kỳ N M1

3. Chẩn đoán phân biệt

– U hỗn hợp tuyến mang tai: không đau, không liệt mặt, u di động.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

– Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thƣơng ung thƣ phối hợp với nạo vét hạch vùng

cổ.

– Có thể phối hợp với xạ trị và hóa trị liệu.

2. Điều trị cụ thể

– Phẫu thuật

+ Phẫu thuật cắt rộng lấy bỏ toàn bộ tổn thƣơng ung thƣ bao gồm cả tuyến

mang tai tới mô lành.

+ Phẫu thuật nạo vét lấy bỏ hạch vùng cạnh cổ, dƣới hàm cùng bên.

+ Tái tạo vùng khuyết hổng bằng vạt phần mềm tại chỗ hoặc vạt từ xa với nối

mạch vi phẫu.

– Xạ trị: thƣờng áp dụng xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thƣ tuyến mang tai sau

phẫu thuật.

– Hóa trị liệu: có thể sử dụng trƣớc phẫu thuật và phối hợp điều trị sau phẫu

thuật.

Nếu phẫu thuật rộng cắt bỏ toàn bộ khối ung thƣ sớm thì tiên lƣợng sẽ tốt hơn.

Tùy theo phẫu thuật ở giai đoạn nào của tổn thƣơng ung thƣ mà thời gian sống của

bệnh nhân kéo dài sau 5 năm khác nhau. Theo một số tác giả nƣớc ngoài:

Giai đoạn Thời gian sống sau 5 năm

I 57 – 84 %

II 49 – 70 %

III 25 – 59 %

IV 7 – 47 %

2. Biến chứng

– Bội nhiễm.

– Chảy máu.

– Di căn: tùy loại ung thƣ mà có thể di căn vào phổi, não, trung thất.

VI. PHÒNG BỆNH

– Tuyên truyền tránh các yếu tố nguy cơ ung thƣ: hút thuốc, ăn trầu, tiếp xúc

phóng xạ, hóa chất…

– Khám chuyên khoa răng hàm mặt để phát hiện các tổn thƣơng sớm và điều trị

kịp thời.

(Lượt đọc: 6062)