Top 6 # Xạ Trị Ung Thư Vú Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Xạ Trị Ung Thư Dạ Dày Là Gì?

Xạ trị ung thư dạ dày là gì?

Xạ trị ung thư dạ dày là dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày và ngăn không cho chúng tăng trưởng. Cũng giống như phẫu thuật, đây là phương pháp điều trị tại chỗ, tia xạ chỉ tác dụng lên các tế bào ung thư trong vùng được điều trị.

Các hình thức xạ trị bao gồm:

Xạ ngoài là dùng máy để hướng trực tiếp chùm bức xạ tới vùng khối u.

Xạ trị trong sử dụng một dạng thức có tên gọi là xạ áp sát. Theo đó, tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh bằng cách cấy phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp với khối u.

Xạ trị hệ thống: bệnh nhân sẽ nuốt hoặc được tiêm thuốc phóng xạ vào máu để điều hướng tới các tế bào ung thư.

Tham khảo: điều trị ung thư dạ dày

Tùy từng trường hợp ung thư dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và tần suất xạ trị phù hợp. Điều trị thường là 5 ngày 1 tuần và trong vài tuần hoặc vài tháng.

Khi nào áp dụng phương pháp xạ trị ung thư dạ dày?

Tùy vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, mức độ xâm lấn, tuổi tác người bệnh… mà bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm xạ trị phù hợp:

Trước phẫu thuật: xạ trị có thể dùng bổ trợ với hóa trị để làm nhỏ khối u giúp phẫu thuật dễ dàng hơn.

Sau phẫu thuật: xạ trị giúp tiêu diệt các vùng ung thư rất nhỏ không thể phát hiện và loại bỏ khi phẫu thuật. Xạ trị, đặc biệt khi kết hợp với hóa chất có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tái phát sau phẫu thuật và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Xạ trị cũng có thể dùng làm chậm tiến triển bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư tiến triển như đau, chảy máu và khó nuốt.

Trong phẫu thuật: các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm lâm sàng để tìm ra xem việc điều trị bằng tia phóng xạ trong khi phẫu thuật có tác dụng hay không.

Tác dụng phụ của xạ trị ung thư dạ dày

Các tác dụng phụ của xạ trị cho ung thư dạ dày có thể bao gồm:

Các vấn đề về da mà bức xạ đi qua: da đỏ, phồng rộp và bong tróc

Buồn nôn và nôn

Bệnh tiêu chảy

Mệt mỏi

Số lượng hồng cầu trong máu thấp

Các tác dụng phụ này sẽ được kiểm soát và thường chấm dứt trong vòng vài tuần sau khi kết thúc điều trị.

Điều rất quan trọng là bệnh nhân cần được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Ung bướu.

Xạ Trị Ung Thư Vú

Xạ trị là một trong những biện pháp quan trọng trong điều trị ung thư vú. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết cũng như biết cách chuẩn bị kỹ càng về tâm lý, tài chính cũng như các biện pháp giảm tác dụng phụ, nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi phương pháp điều trị:

1. Xạ trị ung thư vú là gì?

Điều trị ung thư bằng xạ trị sử dụng tia X-quang mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Điều trị xạ trị là liệu pháp điều trị phổ biến được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Sử dụng các bức xạ chiếu đúng vị trí của khối u, các hạch bạch huyết hoặc thành ngực để ngăn chặn ung thư lan rộng, hoặc giảm nguy cơ tái phát.

Bác sĩ có thể khuyên người bệnh ung thư vú nên thực hiện xạ trị bên trong cơ thể (brachytherapy). Đây là phương pháp điều trị trong đó các mảnh nhỏ chất phóng xạ đặt xung quanh khối u. Tổng thời gian điều trị dao động chỉ từ vài giờ đến khoảng một tuần. Tác dụng phụ của phương pháp điều trị này ít hơn phương pháp xạ trị bên ngoài, và có thể giữ được nhiều mô khỏe mạnh tránh khỏi bị tác động xấu của tia xạ.

2. Tác dụng phụ xạ trị ung thư vú

Người bệnh thực hiện xạ trị ung thư vú có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ của xạ trị ung thư sau:

Tác dụng phụ ngắn hạn của xạ trị ung thư vú

Các tác dụng phụ này thường chỉ là tạm thời, và thường mất đi trong vài tuần điều trị cuối cùng bao gồm:

Kích ứng da ở vùng sau điều trị. Sau vài lần điều trị đầu tiên, da sẽ cảm thấy nhạy cảm và bắt đầu chuyển sang màu hồng; cuối cùng có thể bị như cháy nắng, ngứa, bong tróc hoặc bị phồng rộp, thường gây đau nhức. Kích thích có thể tồi tệ hơn khi tiếp tục điều trị.

Rụng lông dưới cánh nếu bức xạ mục tiêu tới khu vực dưới cánh tay của bạn.

Cảm thấy rất mệt mỏi sau những tuần điều trị.

Tác dụng phụ dài hạn

Do bức xạ chỉ hướng đến một khu vực xác định trên cơ thể, nên các bác sĩ sẽ dành nhiều thời gian để “đánh dấu” trước khi thực hiện lần điều trị đầu tiên. Nghĩa là bác sĩ sẽ đo đạc cẩn thận để xem và kiểm tra bức xạ có nhắm trúng vào khu vực ung thư cần điều trị chưa và có ảnh hưởng đến các mô khác xung quanh không. Sau đó, họ sẽ đánh một dấu mực nhỏ trên da để hướng dẫn cho các đợt điều trị sau này. Vết đánh dấu thường được xăm lên da của bạn vĩnh viễn.

Có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để làn da trở lại màu sắc bình thường nếu vị trí bức xạ xạm hơn nhiều những vùng khác. Trong một số trường hợp, sự thay đổi màu sắc có thể sẽ là vĩnh viễn, hoặc đôi khi da sẽ săn chắc hơn hoặc dày hơn. Da nhạy cảm hoặc đau đôi khi có thể kéo dài nhiều tháng.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể thấy rằng sau xạ trị ung thư vú, vú trở nên nhỏ hơn và săn chắc hơn. Những phụ nữ đã điều trị xạ trị ung thư vú có thể gặp nhiều vấn đề cho con bú sau này.

Tác dụng phụ hiếm gặp

Trong trường hợp người bệnh phải loại bỏ hạch bạch huyết trước khi bức xạ, người bệnh có nguy cơ tắc nghẽn hạch bạch huyết cao (phù do mạch bạch huyết), gây ra sưng cánh tay nơi các hạch bị loại bỏ.

Bên cạnh đó, một số biến chứng hiếm gặp khác người bệnh có thể phải đối mặt bao gồm:

Xương sườn bị gãy do bị suy yếu trong quá trình xạ trị

Mô phổi bị viêm

Bị tổn thương tim khi bức xạ bên trái ngực

Ung thư thứ phát bởi bức xạ

Biện pháp đối phó với tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú

Khi thực hiện điều trị xạ trị ung thư vú, người bệnh không thể tránh hoàn toàn tác dụng phụ của xạ trị, tuy nhiên vẫn có thể giảm thiểu các tác dụng phụ, bằng cách:

Mặc quần áo rộng rãi nếu bạn đang kích ứng da. Hãy lựa chọn loại áo ngực không có gọng.

Hãy hỏi bác sĩ các loại mỹ phẩm bạn nên sử dụng trên da khi tắm. Hãy hỏi bác sĩ trước những thứ kem hay thuốc mỡ bạn bôi lên da có ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị hay không. Cố gắng không chà xát, gãi và chườm nước đá hay miếng đắp nóng lên vùng điều trị.

Chống mệt mỏi bằng cách nghỉ ngơi nhiều. Cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng cần thiết để tự phục hồi. Báo lại với bác sĩ bất kỳ tác dụng phụ nào đang xảy ra.

Tăng cường sức đề kháng, hễ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng, tâm lý tích cực, tập luyện các bài tập theo chỉ định và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fucoidan

King Fucoidan & Agaricus là sự kết hợp tuyệt vời của Fucoidan Nhật Bản từ tảo Mozuku và nắm Agaricus là một sản phẩm cho tác dụng như vậy. Hai thành phần này kết hợp tạo nên tác dụng hiệp đồng giúp tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư lên một cách đáng kể.

Viện Nghiên cứu Fucoidan Nhật Bản (NPO) đã khẳng định sự phối hợp giữa Fucoidan và Betaglucan trong nấm Agaricus kết hợp cùng các biện pháp điều trị ung thư hiện đại sẽ cho hiệu quả mạnh mẽ nhất, hạn chế các tác dụng không mong muốn trong quá trình hóa, xạ trị, hạn chế di căn và nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời gian người bệnh chiến đấu với ung thư

King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, là sản được các bác sĩ bệnh viện Ung Bướu hàng đầu Việt Nam khuyên bệnh nhân ung thư nên sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị, giúp hỗ trợ điều trị ung thư, nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của hóa trị – xạ trị, giúp người bệnh ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, kiểm soát và kéo dài thời gian sống.

King Fucoidan giúp người bệnh giảm được những triệu chứng khó chịu khi điều trị bằng xạ trị

HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069 (miễn cước), để được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Dược sĩ: Nguyễn Thị Lan Anh

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. Đây là sản phẩm được khuyên dùng trong xạ trị bởi các bác sĩ điều trị ung thư các bệnh viện chuyên khoa lớn tại Việt Nam

Xạ Trị Là Gì?Những Điều Cần Biết Về Phương Pháp Xạ Trị Ung Thư

Xạ trị là gì? Tổng quan về xạ trị ung thư

Xạ trị được sử dụng rất nhiều trong các phác đồ điều trị bệnh ung thư hiện nay. Đây là phương pháp điều trị bệnh ung thư mang lại hiệu quả cao, ở những giai đoạn sớm của bệnh có thể giúp chữa khỏi bệnh hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng ở những giai đoạn muộn.

Xạ trị là phương pháp sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… chiếu lên vị trí các tế bào ung thư nhằm tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư, giết chết các vật chất di truyền có bên trong nhân của các tế bào khiến chúng không còn khả năng nhân lên và di căn.

Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore, xạ trị được chỉ định cho nhiều loại bệnh ung thư, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc còn thường được kết hợp với phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị để giảm kích thước, ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Xạ trị ung thư là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong phác đồ điều trị nhiều loại bệnh ung thư, đặc biệt là ở những giai đoạn sớm sẽ giúp tăng khả năng điều trị khỏi bệnh hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn.

Xạ trị giúp chữa lành hoặc thu nhỏ kích thước khối u trong giai đoạn sớm: Khi phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu, xạ trị thường được sử dụng để làm nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó xạ trị kết hợp với các chất phóng xạ sẽ giúp chữa lành các tổn thương do khối u gây ra.

Xạ trị giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh ung thư ở giai đoạn muộn: Khi phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, các khối u đã lan ra nhiều nơi thì xạ trị sẽ giúp thu nhỏ kích thước của vùng lây lan, giảm các triệu chứng đau, khó nuốt, khó thử do khối di căn chèn vào các cơ quan,…

Xạ trị ngăn chặn và điều trị bệnh ung thư tái phát.

Hiện nay, có 3 phương pháp xạ trị chính được chỉ định trong các phác đồ điều trị bệnh ung thư đó là xạ trị ngoài, xạ trị áp sát và xạ trị chuyển hóa. Tùy theo từng loại bệnh ung thư, giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xạ trị phù hợp.

Xạ trị chiếu ngoài: Đây là phương pháp sử dụng tia bức xạ (tia X) từ máy nằm ngoài cơ thể chiếu vào khu vực có khối u thông qua máy gia tốc tuyến tính. Bệnh nhân thường được xạ trị hàng ngày trong vòng vài tuần và được thực hiện trong các lần khám ngoại trú khi đến bệnh viện hoặc trung tâm điều trị.

Xạ trị áp sát: Là phương pháp sử dụng vật chứa chất phóng xạ đặt vào bên trong khối u hoặc bên trong khoang của cơ thể gần với khối u để nhằm tiêu diệt tế bào. Để đặt nguồn phóng xạ vào đúng vị trí, các bác sĩ có thể dùng các phương pháp như: siêu âm, chụp X – quang hoặc chụp CT để xác định hình ảnh khối u.

Xạ trị chuyển hoá: Phương pháp được thực hiện bằng việc sử dụng dược chất phóng xạ để đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm hoặc đưa vào các khoang của cơ thể nhằm làm chết các tế bào ung thư.

Xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào?

Xạ trị là phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh ung thư với 2 mục đích chính là điều trị khỏi bệnh hoặc làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư, đồng thời bảo vệ, hạn chế những tổn thương khối u lành tính (xạ trị triệt căn).

Phòng ngừa tái phát hoặc di căn sau phẫu thuật, sau hoá trị (xạ trị dự phòng).

Thu nhỏ các khối u và giảm đau hoặc giảm các triệu chứng do bệnh ung thư (xạ trị hỗ trợ).

Xạ trị thường được chỉ định trước khi phẫu thuật để thu nhỏ một khối u hoặc sau khi phẫu thuật để ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư còn sót lại. Đồng thời, giảm chèn ép nhằm tạo sự thoải mái cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối hoặc bệnh nhân tuổi cao, bệnh nhân mắc các bệnh lý khác mà các biện pháp điều trị khác không thể thực hiện được (xạ trị tạm thời, điều trị giảm nhẹ triệu chứng).

Ở giai đoạn đầu, mục đích của xạ trị ung thư thường được chỉ định để chữa khỏi. Ở giai đoạn cuối, xạ trị thường kiểm soát các triệu chứng, giảm nhẹ bệnh và kéo dài tỷ lệ sống cho người bệnh.

Xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư

Xạ trị thường được chỉ định chủ yếu cho các loại khối u đặc bao gồm:

Các ung thư vùng đầu và cổ bao gồm: ung thư miệng, ung thư họng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp, ung thư các tuyến nước bọt.

Các ung thư phụ khoa bao gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung, ung thư nhau thai.

Các ung thư tiêu hóa: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư ruột già, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng.

Các ung thư niệu – dục: ung thư thận, ung thư bọng đái, ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn.

Ung thư hệ tạo huyết: ung thư máu, ung thư hạch lympho (U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin)

Ung thư phổi: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư phổi tế bào nhỏ.

Ung thư vú.

Ung thư xương.

Ung thư da.

Một số loại ung thư khác.

Quy trình xạ trị ung thư

Trong phác đồ điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị, bệnh nhân thường trải qua các bước chính bao gồm:

Bước 1: Thăm khám lần đầu: Lần thăm khám đầu tiên, bệnh nhân sẽ được tư vấn bởi một bác sĩ xạ trị. Bác sĩ xạ trị sẽ: Xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân, thăm khám. Phân tích những kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân. Sau đó, sẽ giải thích cho bệnh nhân kế hoạch điều trị: số buổi điều trị, số lần điều trị trong một ngày, thời gian của mỗi buổi điều trị, ngày dự kiến cho buổi điều trị đầu tiên. Chuẩn bị cho việc điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bước 2: Chụp CT mô phỏng (CT – Simulation): Sau khi bác sỹ quyết định điều trị bằng phương pháp xạ trị cho bệnh nhân, bước tiếp theo là tiến hành chụp CT mô phỏng để quét khu vực cần xạ trị, lập kế hoạch cho việc điều trị.

Bước 3: Lập kế hoạch điều trị: Bác sĩ và kỹ sư y vật lý sẽ lên phác đồ chi tiết về liều lượng, phương pháp xạ trị, thời gian xạ trị phù hợp nhất với người bệnh.

Bước 4: Buổi điều trị đầu tiên: Trong buổi xạ trị đầu tiên, các bác sĩ sẽ theo dõi sự đáp ứng của cơ thể bệnh nhân đối với phác đồ điều trị để có những cân chỉnh cần thiết trong kế hoạch điều trị lâu dài.

Bước 5: Xạ trị theo phác đồ: Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị một lần trong ngày, từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc có thể kéo dài vài tuần. Các buổi điều trị thường là giống nhau và giống với buổi điều trị đầu tiên nhưng thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.

Bước 6: Theo dõi quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân: Bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ xạ trị trong suốt quá trình điều trị để theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra khi xạ trị. Khi có thắc mắc hay câu hỏi có thể trao đổi với bác sĩ xạ trị trong mỗi lần thăm khám.

Xạ trị ung thư có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Xạ trị tác động trực tiếp lên vị trí có khối u ung thư, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng không ít tới các tế bào và mô khỏe mạnh xung quanh, làm phá hủy hoặc biến đổi vật chất di truyền trong chúng gây nên nhiều tác dụng phụ, đăc biệt là đối với xạ trị liều cao.

Có không ít bệnh nhân được bác sĩ chỉ định xạ trị tỏ ra lo lắng vì không biết xạ trị có gặp tác dụng phụ không? Thực tế, dù ít hay nhiều, từng loại ung thư xạ trị đều gây ra những tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc,…

Mệt mỏi: Khi xạ trị, hồ cầu bị suy giảm, các tế bào khỏe mạnh xung quanh vị phá hủy khiến bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cơ thể không có sức sống.

Tác dụng phụ trên da: Khô da, da bị đóng vảy sau khoảng 4 – 6 tuần xạ trị, trên da nổi ban , nhợ nhạ, rụng lông, rụng tóc.

Vùng đầu cổ: cảm giác khó chịu vùng miệng, khô miệng, đỏ, viêm loét niêm mạc, đau, chảy máu, mất vị giác khó ăn uống…

Vùng hầu, thực quản: khó nuốt, nuốt đau, nuốt sặc.

Viêm họng, ho khan dai dẳng.

Tăng áp lực nội sọ gây buồn nôn, nhức đầu, thay đổi hành vi…

Hệ tiêu hóa: Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang.

Viêm da, teo da, hoại tử da vùng xạ trị.

Viêm phổi, giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.

Khô miệng, xơ phổi.

Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…

Giảm khả năng sinh con, thậm chí là vô sinh.

Với mỗi bệnh nhân, các tác dụng phụ thường không giống nhau. Để giảm tác dụng phụ của phương pháp xạ trị, tùy theo từng tác dụng phụ sẽ có biện pháp khác nhau:

Giảm cảm giác mệt mỏi: Tiếp thêm máu, uống các loại thuốc tăng sinh hồng cầu, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để giảm triệu chứng mệt mỏi, chán ăn.

Giảm tác dụng phụ trên da: Sử dụng các loại kem bôi có chứa hydrocortisone hoặc uống thuốc giảm đau để xoa dịu cảm giác đau rát trên da.

Giảm tác dụng tại vùng miệng: Luôn vệ sinh răng sau các bữa ăn chính bằng kem đánh răng có fluoride không chứa chất mài mòn hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn khó tiêu, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe, nước ngọt,…

Nếu cảm thấy khó thở nên sử dụng thuốc dãn phế quản hoặc các phương pháp vật lý trị liệu.

Nếu nôn quá nhiều nên uống thêm các loại nước bù điện giải hoặc truyền dịch để tránh cơ thể bị mất nước.

Luôn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật.

Sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Fucoidan sulfate hóa cao trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư để làm giảm nhẹ các tác dụng phụ khi xạ trị.

Xạ trị ung thư sống được bao lâu?

Việc sau xạ trị ung thư sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và giai đoạn người bệnh tiến hành các biện pháp điều trị bằng xạ trị cũng như các biện pháp điều trị khác.

Trong những trường hợp nếu được phát hiện sớm, điều trị xạ trị đúng phương pháp và ngay lập tức, bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở đoạn cuối, các biện pháp xạ trị chỉ nhằm giảm sự phát triển khối u tăng thời gian sống cho bệnh nhân, vì ở giai đoạn này tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan và gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.

Điều Trị Xạ Trị Trong Ung Thư Vú

Ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư (UT) phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới. Theo GLOBOCAN 2012, trên toàn thế giới có 1.671.149 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán và 521.907 phụ nữ tử vong do UTV, đứng hàng thứ 5 trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 39/100.000 phụ nữ. Tại Mỹ, năm 2016 có khoảng 249.260 ca mới mắc và 40.890 ca tử vong vì UTV. Các phương pháp chính điều trị ung thư vú kinh điển hiện nay bao gồm: Phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, nội tiết. Trong thời gian gần đây, một số bệnh nhân ung thư vú có thể được chỉ định điều trị đích hoặc điều trị miễn dịch. Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, ung thư vú cần được điều trị đa mô thức kết hợp các phương pháp điều trị nêu trên.

Chỉ định xạ trị với bệnh nhân ung thư vú

Xạ trị là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư vú sau khi đã điều trị phẫu thuật, hóa chất. Xạ trị được chỉ định trong một số các trường hợp:

Sau phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, giúp giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và hạch vùng.

Ung thư đã có di căn xa đến các vị trí khác như xương hoặc não.

Trong đó, kỹ thuật xạ trị được sử dụng phổ biến nhất là xạ trị chiếu ngoài (EBRT).

Thể tích điều trị

Xạ trị chiếu ngoài là loại xạ trị phổ biến trong điều trị ung thư vú. Chùm tia xạ phát ra từ một máy gia tốc tuyến tính sẽ chiếu vào các khu vực cần xạ trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa xạ trị. Thể tích cần điều trị phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật (phẫu thuật bảo tồn hay cắt bỏ toàn bộ tuyến vú), tình trạng di căn hạch nách, và giai đoạn bệnh.

Nếu đã cắt bỏ toàn bộ vú và không di căn hạch nách thì sẽ thể tích chiếu xạ bao gồm thành ngực, sẹo mổ và những vị trí chân dẫn lưu khi mổ.

Nếu phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thì thể tích chiếu xạ bao gồm toàn bộ vú và nâng liều xạ vào khu vực giường khối u ( nơi khối u đã bị cắt bỏ) để giúp ngăn chặn tái phát tại chỗ.

Nếu có di căn hạch nách thì khu vực này cần được chiếu xạ. Trong hầu hết các trường hợp, khu vực xạ trị cũng bao gồm cả vùng hạch thượng đòn và hạch vú trong.

Thời gian điều trị

Xạ trị cho những bệnh nhân có chỉ định thường được thực hiện khi bệnh nhân đã hoàn tất quá trình điều trị phẫu thuật cho đến khi vết mổ đã lành, hoặc sau khi kết thúc hóa trị 4 -8 tuần và kéo dài trong 3 – 6 tuần.

Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có trang bị các hệ thống máy xét nghiệm sàng lọc ung thư vú như siêu âm, chụp Xquang tuyến vú 3D (mammography), sinh thiết kim giúp phát hiện chẩn đoán sớm ung thư vú cho các phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú. Bệnh nhân sau đó được hội chẩn tiểu ban ung thư vú – phụ khoa để thống nhất chẩn đoán và kế hoạch điều trị. Viện Ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được thành lập từ tháng 10/2028 đã giúp nâng cao chất lượng điều trị đa mô thức cho bệnh nhân ung thư vú.

Sau khi được phẫu thuật và hóa trị, nếu có chỉ định xạ trị bổ trợ, bệnh nhân ung thư vú sẽ được chuyển đến điều trị ngoại trú tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu. Bệnh nhân được hội chẩn tia xạ và chỉ định điều trị:

Xạ trị toàn bộ vú (trường hợp phẫu thuật bảo tồn): Xạ trị thường là 5 buổi 1 tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 trong khoảng 5 – 6 tuần.

Xạ trị toàn bộ thành ngực: nếu đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú và không có hạch bạch huyết di căn thì thể tích xạ bao gồm toàn bộ thành ngực, có thể bao gồm cả sẹo mổ và chân dẫn lưu. Thời gian điều trị thường 5 ngày 1 tuần và kéo dài 5 – 6 tuần.

Xạ trị bổ trợ hạch vùng: Trong cả hai trường hợp phẫu thuật toàn bộ vú hay phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, nếu có di căn hạch nách thì cần chiếu xạ vú/thành ngực và thượng đòn và/hoặc hạch vú trong cùng bên. Thời gian điều trị cũng thường 5 ngày một tuần trong 5 – 6 tuần.

Tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã áp dụng kỹ thuật xạ trị giảm phân liều giúp thời gian điều trị rút ngắn chỉ còn 3 tuần, giảm chi phí điều trị và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Với những bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn và không di căn hạch nách, xạ trị giảm phân liều đã được chứng minh có tác dụng tương đương với xạ trị liều thông thường trong kiểm soát tái phát tại chỗ và đồng thời tác dụng phụ cũng ít hơn.

Một số tác dụng phụ của xạ trị trong ung thư vú

Viêm da do tia xạ.

Mệt mỏi.

Viêm phổi do tia xạ.

Bệnh mạch vành do tia xạ (ung thư vú trái).

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần trao đổi mọi thắc mắc với bác sỹ và đội ngũ nhân viên y tế để được tư vấn về quy trình xạ trị và cách dự phòng, khắc phục những biến chứng do xạ trị ung thư vú.

Một số kĩ thuật xạ trị ung thư vú đang được sử dụng hiện nay tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108:

Kỹ thuật xạ trị 3D- CRT.

Kỹ thuật xạ trị field in filed, xạ trị điều biến liều (IMRT).

Kỹ thuật xạ trị quay điều biến thể tích (VMAT): với độ chính xác cao, giảm liều tia xạ cho cơ quan lành, thời gian điều trị nhanh. Đặc biệt kỹ thuật này được chỉ định trong ung thư vú trái để giảm liều chiếu xạ lên tim.

Một số bệnh nhân ung thư vú trái được điều trị bằng kĩ thuật xạ trị hít sâu nín thở (DIBH – Deep Inhale Breath Hold), giúp điều trị chính xác, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ lên cơ quan lành đặc biệt là trên tim. Đây là một kỹ thuật cao, đòi hỏi hệ thống máy xạ trị tiên tiến đồng bộ cho phép thực hiện kỹ thuật beam hold, đồng thời đội ngũ bác sỹ, kĩ sư, kĩ thuật viên được đào tạo có trình độ chuyên môn cao. Kỹ thuật này đã được đưa vào điều trị tại khoa Xạ trị – Xạ phẫu từ năm 2018 trên hệ thống máy xạ trị -xạ phẫu TrueBeam STx với hệ thống theo dõi bề mặt quang học (OSMS – Optical Surface Monitoring System) và kính lười tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân theo dõi nhịp thở của mình và phối hợp tốt hơn trong điều trị. Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là một trong những trung tâm đầu tiện tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật này. Hiện nay kỹ thuật xạ trị hít sâu nín thở đã được thực hiện thường quy cho các bệnh nhân ung thư vú trái nhằm nâng cao chất lượng điều trị, giảm tác dụng phụ trên tim, phổi cho bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư vú trái được điều trị bằng kĩ thuật xạ trị hít sâu nín thở (DIBH) trên máy xạ trị – xạ phẫu TrueBeam STx tại khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Bệnh nhân cần tư vấn về xạ trị ung thư vú xin liên hệ Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Tầng hầm B2 Tòa nhà Trung tâm, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.62784163

Website: https://benhvien108.vn/gioi-thieu-khoa-xa-tri-xa-phau.htm

Fanpage: https://www.facebook.com/xatri108

Người viết bài: BS Nguyễn Thị Hà- Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

Nguồn:

https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer/treatment/radiation-for-breast-cancer.html