Top 13 # Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư Vòm Họng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Chẩn Đoán Ung Thư Vòm Họng Cần Làm Những Xét Nghiệm Nào?

Các triệu chứng của ung thư vòm họng hầu hết là các triệu chứng “mượn” của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên. Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán của chuyên gia y tế sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh chính xác và nâng cao cơ hội sống sót.

Theo các bác sĩ, có những triệu chứng sau có thể được coi là dấu hiệu để nhận biết ung thư vòm họng như:

– Những biểu hiện ở mũi: Khi có các hiện tượng như ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi hoặc nói giọng mũi.

– Những biểu hiện ở tai: U thường làm tắc vòi tai gây hiện tượng viêm tai giữa, đau tai, ù tai kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, nghe kém và thậm chí có thể chảy mủ tai.

– Những biểu hiện ở mắt: Khu u thường lan rộng vào nền sọ và gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt với các biểu hiện như lác mắt, lồi mắt, sụp mi, và giảm thị lực…

– Nổi hạch ở cổ: Đây là dấu hiệu thường gặp, có đến 60 – 90% các trường hợp có hiện tượng này. Ngoài ra còn bắt gặp các biểu hiện toàn thân khác thường gặp như gây đau đầu nhiều, khiến bạn gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân… thì cũng cần phải được lưu ý.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng

Thông thường, để chẩn đoán ung thư vòm họng cần dựa vào các xét nghiệm sau:

– Nội soi NBI.

– Sinh thiết.

– Chọc hút hạch làm FNA.

– Chụp CT Scanner hay chụp MRI.

– Xét nghiệm sinh hoá.

– Triệu chứng lâm sàng.

1. Nội soi NBI trong chẩn đoán ung thư vòm họng

– Nội soi – truyền thống:

Phương pháp này sử dụng ánh sáng phức hợp, thông thường sẽ có dải tần phân bố từ bước sóng 380nm đến 780nm. Tuy nhiên, ánh sáng phức hợp không thể phân biệt được sự khác biệt được đặc điểm giữa tổ chức bình thường và ung thư.

– Nội soi – NBI :

Đây là phương pháp với dải tần ánh sáng hẹp sử dụng ánh sáng đơn sắc với hai bước sóng là 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) nhằm có thể phát hiện sự tăng sinh bất thường của hệ vi mạch máu nông và thậm chí rất nông ngay trong lớp niêm mạc.

Cơ chế này lý giải tại sao nội soi NBI cho kết quả hình ảnh bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi truyền thống. Đồng thời, nội soi NBI còn có thể phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu trong các trường hợp ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng thanh quản và ung thư thực quản, ung thư dạ dày hay ung thư trực tràng từ rất sớm, ngay từ khi mà khối u còn khu trú, chưa có cả hạch di căn. Nhờ vậy mà kết quả điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều, tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn.

2. Sinh thiết ung thư vòm họng

Thường sẽ là sinh thiết vòm dưới nội soi, đặc biệt phương pháp sinh thiết vòm dưới nội soi NBI sẽ cho kết quả chính xác hơn bởi dưới ánh sáng nội soi NBI có thể đánh giá được mức độ bắt sáng đặc biệt nơi khối u do sự tăng sinh mạch máu.

3. Chụp CT Scanner hay chụp MRI

Phương pháp này đánh giá mức độ xâm lấn của khối u dựa trên hình ảnh CT Scanner hay MRI.

4. Xét nghiệm sinh hoá

Thử các phản ứng IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị nhằm mục đích đánh giá tiên lượng.

Bệnh ung thư vòm họng thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển một cách âm thầm, các triệu chứng của bệnh lại không đặc thù và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hơn thế nữa vùng vòm hầu ở sâu, chính là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sĩ không chuyên khoa nên gần như bệnh rất khó nhận ra. Các triệu chứng của ung thư vòm họng hầu hết là các triệu chứng “mượn” của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên.

Khi ung thư lớn hơn nhiều thì xâm lấn vùng lân cận và làm bít hốc mũi gây nghẹt mũi hoặc chảy máu mũi một bên, gây chèn nghẹt vòi Eustache cho cảm giác ù tai hoặc không nghe rõ, thậm chí ăn vào đáy sọ gây nhức đầu và làm liệt các thần kinh sọ gây sụp mi hoặc mắt lé. Vài hạch bên cổ sẽ to lên do ung thư lan tràn theo đường lymphô. Theo đường máu ung thư vòm họng sẽ thường di căn xa đến xương, phổi và gan. Do vậy khi có những dấu hiệu kể cả nhỏ nhất nghi ngờ là ung thư vòm họng, bạn cần đến bệnh viện để làm những xét nghiệm chẩn đoán sớm căn bệnh nguy hiểm này.

Chi Phí Xét Nghiệm Và Chẩn Đoán Bệnh Ung Thư Vòm Họng

Thứ Hai, 19-12-2016

Chào bạn, xét nghiệm ung thư vòm họng là việc làm cần thiết để chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời vì ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao. Do các dấu hiệu ban đầu của ung thư vòm họng thường mập mờ và dễ nhầm lẫn với những bệnh tai mũi họng thông thường khác, nên bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn và tự ý điều trị bằng cách mua thuốc về dùng, đến khi bệnh chuyễn nặng mới phát hiện thì việc điều trị gặp không ít khó khăn.

Để làm xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng bạn có thể tìm đến một số cơ sở y tế uy tín sau:

* Tại chúng tôi

– Bệnh viện Ung bướu Tp. HCM (Số 03 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM)

– Bệnh viện Đại học Y dược Tp. HCM (Số 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam) Liên hệ Đơn vị hóa trị liệu Ung thư.

– Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM) Liên hệ Trung tâm ung bướu bệnh viện Chợ Rẫy.

– Bệnh viện Nhân dân 115 (Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM) Liên hệ khoa xét nghiệm chẩn đoán.

* Tại Hà Nội

– Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)

– Bệnh viện Ung bướu Hà Nội (Số 42A Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội)

– Bệnh viện K (cơ sở 1 và cơ sở 2) (Cơ sở 1: số 43 Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội) (Cơ sở 2: xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội)

Chi phí xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng thường dao động từ 400.000 – 650.000 VNĐ cho một lần xét nghiệm. Mức giá trên chỉ có tính chất tham khảo và còn tùy thuộc cơ sở y tế mà bạn lựa chọn để xét nghiệm.

Ung thư vòm họng là bệnh không thể xem nhẹ, vì thế bạn nên tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt, vừa giúp bản thân yên tâm nếu không mắc bệnh, còn không may nếu mắc thì việc phát hiện sớm cũng giúp bạn tăng cơ hội điều trị và kéo dài thời gian sống.

Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư Đại Tràng

12/09/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 650 lượt xem

Ung thư đại tràng là bệnh khá phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng như xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, chụp CT… sẽ giúp phát hiện sớm bệnh.Thông thường, ở giai đoạn sớm, ung thư đại tràng không có biểu hiện rõ ràng. Khi người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng cụ thể thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Vì thế việc xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng sớm là vô cùng cần thiết.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng

Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp xét nghiệm chẩn đoan ung thư đại tràng đầu tiên ngay từ khi chưa có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm ung thư CEA. Nếu chỉ số CEA trong máu tăng cao có thể người bệnh đã mắc ung thư đại tràng. Tuy nhiên chỉ số này cũng tăng ở một vài bệnh ung thư khác nên để chẩn đoán ung thư đại tràng cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Xét nghiệm tìm máu trong phân: Phương pháp này giúp tìm kiếm dấu hiệu của máu trong phân do chảy máu khối u và polyp. Nếu có bất thường, bệnh nhân cần nội soi đại tràng để chẩn đoán chính xác bệnh.Nội soi đại tràng: Đây là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán sớm ung thư đại tràng. Qua hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ đại tràng, phát hiện sớm khối u.Chụp X-quang: Giúp bác sĩ quan sát một cách toàn diện toàn bộ đại tràng xem có sự hiện diện của các khối u và các tế bào ung thư hay không.Chụp CT/ MRI: Các phương pháp chẩn đoán này giúp xác định kích thước khối u và xác định mức độ lây lan của bệnh trong cơ thể.Siêu âm ổ bụng: Giúp bác sĩ quan sát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện ung thư đã lan rộng hay chưa.

Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô ở đại tràng thông qua quá trình nội soi, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán chính xác ung thư đại tràng.Bệnh ung thư đại tràng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này, khối u chỉ mới xuất hiện ở lớp niêm mạc trên cùng của đại tràng.

Giai đoạn I: Khối u đã lan rộng ra thành trong của đại tràng.

Giai đoạn II: Khối u đã lan ra bên ngoài đại tràng hoặc tới các mô lân cận, nhưng chưa tới hạch.

Giai đoạn III: Ung thư đã lan sang các hạch lân cận, nhưng chưa tới các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn IV: Khối u đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể và có xu hướng lan tới gan hoặc phổi.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh, mức độ bệnh của mỗi người mà đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Ung thư đại tràng nếu được điều trị sớm sẽ làm tăng cơ hội điều trị thành công.

Xét Nghiệm Máu Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày. Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là cách để phát hiện bệnh sớm. Quy trình xét nghiệm ung thư dạ dày như thế nào để điều trị kịp thời? Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh nhiều bệnh ung thư khác nhau: Xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm sinh thiết chẩn đoán ung thư, nội soi phát hiện ung thư.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là cách phát hiện bệnh sớm. Phương pháp này mang lại cho mọi người sức khỏe toàn diện, phòng tránh ung thư hiệu quả nhất. Bởi ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao nếu phát hiện bệnh trễ.

Phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư giúp tìm một số chất tăng trong ung thư dạ dày như CA125, CA19.9 và CA72.4. Tuy nhiên, các chất này tăng lên không có nghĩa là bạn bị ung thư dạ dày. Lý do là có một số các chất cũng sẽ tăng lên trong những loại bệnh lý khác. Do đó, để phát hiện chính xác mình có bị ung thư dạ dày hay không, ngoài xét nghiệm máu bạn cần làm thêm phương pháp nội soi dạ dày kết hợp với sinh thiết. Quy trình xét nghiệm như sau:

Bắt đầu phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày bằng đánh giá của các bác sĩ. Đầu tiên là thông tin chung về bệnh nhân để xác định yếu tố nguy cơ. Bao gồm:

Tình trạng sức khỏe;

Tên, tuổi, địa chỉ;

Bệnh sử cá nhân và gia đình;

Những triệu chứng bệnh nghi ngờ đang mắc phải.

Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày cơ bản. Thực hiện những xét nghiệm tầm soát cơ bản là nội soi dạ dày, chỉ định thêm những triệu chứng để xác định bệnh.

Để tiến hành tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ bắt đầu thực hiện nội soi dạ dày cho bệnh nhân. Luồn 1 ống nội soi vào thực quản xuống dạ dày để quan sát bên trong dạ dày ra sao. Bác sĩ sẽ xác định bệnh như sau:

Xác định vị trí các khối u;

Hình dạng, kích thước các tổn thương trong dạ dày;

Lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết;

Đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh.

Nếu phát hiện những vấn đề đáng ngại khác thì bác sĩ nên thực hiện một số xét nghiệm khác bao gồm:

Chụp cắt lớp vi tính (CT);

Sinh thiết;

Xét nghiệm CA 72-4;

Sau khi tiến hành tầm soát ung thư dạ dày xong, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thông báo kết quả bệnh. Nếu khẳng định bệnh nhân mắc chứng bệnh này thì bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị.

Ung thư dạ dày không phải là bệnh khó chữa trị cho nên phát hiện bệnh sớm sẽ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân sớm. Nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để khẳng định bệnh không còn cơ hội hoành hành trong cơ thể bạn.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư sẽ cho bạn kết quả bệnh chính xác 100%. Từ đó có cách chữa trị và xóa bỏ bệnh sớm nhất, kéo dài sự sống cho người bệnh.

Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ đánh giá tình hình bệnh nặng, nhẹ khác nhau. Từ đó đánh giá được diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị một cách toàn diện nhất.

Khi sử dụng xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phát hiện một số bệnh ung thư như:

Ung thư tuyến tiền liệt;

Ung thư buồng trứng;

Ung thư tuyến tụy

Ung thư dạ dày.

Nhưng không hẳn ung thư máu sẽ cho bệnh nhân biết mình bị ung thư 100%. Bởi kết quả bệnh nhân khi xét nghiệm có khi âm tính, có khi dương tính. Chính vì thế muốn biết bệnh chắc chắn nên khám thêm và tầm soát ung thư.

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

Một khi dùng phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bệnh nhân xác định vị trí ung thư di căn hoàn hảo nhất. Không những vậy phương pháp này còn xác định vị trí ung thư nguyên phát và tiên lượng bệnh nhân sống được bao lâu.

Sử dụng xét nghiệm sinh thiết phù hợp với mọi loại ung thư. Bởi kết quả sinh thiết mang tới kết quả ung thư chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm, chấn đoán các khối u …

Nếu nghi ngờ mình bị ung thư máu hãy đi xét nghiệm tủy sống ngay lập tức. Phương pháp xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm Immunophenotyping;

Xét nghiệm dịch não tủy;

Xét nghiệm tế bào di truyền.

Các chuyên gia sẽ tiến hành chọc vào tủy bệnh nhân rồi lấy một chút tủy và đi xét nghiệm. Sua đó bác sĩ sẽ phân loại và các định các loại tế bào máu ở trong tủy sống. Nếu bệnh nhân có lượng Junvenile cell trong máu vượt quá 5 – 30 % thì nguy cơ mắc ung thư máu cao.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là xét nghiệm Pap để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi phát triển mạnh. Nếu tế bào ung thư cổ tử cung được tìm thấy thì dễ dàng tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi bị ung thư.

Những xét nghiệm cần làm khi bị ung thư dạ dày – Báo An ninh thủ đô

Nội soi đại trực tràng phù hợp với bệnh nhân chưa bị bệnh và đang bị ung thư đại tràng. Hầu như những bệnh nhân bị chứng bệnh này sẽ được nội soi đại trực tràng ống mềm để kiểm tra bệnh. Đây là phương pháp duy nhất có thể tiến hành sinh thiết để chẩn đoán bệnh dễ dàng nhất.

Hi vọng rằng với những thông tin về xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày như trên, bệnh nhân sẽ biết phòng và bảo vệ mình trước bệnh lý này. Nếu không tầm soát sớm, ung thư sẽ gõ cửa hỏi thăm cơ thể bạn mà không hề nhắc trước.