Top 10 # Xét Nghiệm Phát Hiện Ung Thư Tuyến Giáp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Phát Hiện Sớm Ung Thư Tuyến Giáp Nhờ Làm Xét Nghiệm Này

Xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để đánh giá các trường hợp nghi ngờ bị ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy (medullary carcinoma of the thyroid), tình trạng này được đặc trưng bởi sự tăng bài xuất calcitonin ngay cả khi nồng độ canxi huyết thanh bình thường.

Một số bệnh nhân bị ung thư giáp thể tủy song nồng độ calcitonin lúc đói trong giới hạn bình thường, cần cân nhắc tiến hành làm test kích thích tiết calcitonin bằng pentagastrin hay truyền canxi (do test kích thích được coi là nhậy hơn so với khi định lượng calcitonin đơn độc). các bệnh nhân có tình trạng tăng sản tế bào C ở giai đoạn sớm và/ hoặc ung thư biểu mô giáp thể tủy thường có tình trạng tăng rất có ý nghĩa nồng độ calcitonin khi tiến hành làm test này.

Để chẩn đoán các ung thư tuyến giáp thể tủy và tình trạng bài xuất proptid giáp lạc chỗ.

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn qua đêm (12h) trước khi lấy máu xét nghiệm.

Tăng nồng độ CALCITONIN

Các nguyên nhân chính thường gặp là: – Xơ gan do rượu. – Ung thư vú. – Tăng sản tế bào C của tuyến giáp. – Suy thận mạn. – Bệnh Cushing. – Sản xuất calcitonin lạc chỗ (như được thấy trong ung thư tụy). – Tăng canxi máu. – Các khối u tế bào đảo tụy. – Ung thư phổi (loại tế bào nhỏ). – Ung thư tuyến giáp thể tủy. – U biểu mô tuyến của tuyến cận giáp. – Tăng sản tuyến cận giáp. – Thiếu máu ác tính Biermer. – Viêm tuyến giáp. – Hội chứng tăng ure máu. – Hội chứng Zollinger-Ellison.

1. Xét nghiệm rất hữu ích giúp chẩn đoán và theo dõi sau mổ các ung thư giáp thể tủy: nếu bệnh nhân được xác định là bị ung thư tuyến giáp thể tủy và được phẫu thuật điều trị tiệt căn, theo dõi nồng độ calcitonin được tiến hành định kỳ để đảm bảo rằng nồng độ này trở về mức bình thường. nếu nồng độ calcitonin sau phãu thuật vẫn còn cao, chứng tỏ tổ chức sản xuất calcitonin vẫn còn tồn tại ở một mức nào đó. Nếu nồng độ này đã hạ thấp sau phẫu thuật và tăng lên sau đó, điều này chứng tỏ ung thư có thể đã tái phát.

2. Xét nghiệm hữu ích để sàng lọc và phát hiện sớm ung thư giáp cho các thành viên cảu gia đình có nguy cơ bị ung thư giáp.

3. Xét nghiệm này không có bất kỳ một lợi ích lâm sàng nào để áp dụng trong chẩn đoán các bệnh lý của xương hay để thăm dò các bất thường chuyển hóa của phospho và canxi.

Quảng An

Xét Nghiệm Ung Thư Tuyến Giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư đầu cổ rất phổ biến. Xét nghiệm ung thư tuyến giáp định kì có thể phát hiện bệnh sớm ngay khi chúng chưa có biểu hiện.

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể có chức năng sản xuất hoóc môn điều hòa nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ của cơ thể. Biểu hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Một số triệu chứng bệnh như có khối u cổ, khó nuốt, khó thở, đau cổ, khàn giọng, ho mạn tính… thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh vì vậy xét nghiệm ung thư tuyến giáp có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chúng chưa có biểu hiện bệnh.

Xét nghiệm ung thư tuyến giáp bao gồm những gì?

Xét nghiệm ung thư tuyến giáp có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể kiểm tra vùng cổ xem có sự xuất hiện của các khối u cục nào hay không.

Một số xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp và tìm chất chỉ điểm khối u có thể được chỉ định để đánh nguy cơ mắc bệnh, làm cơ sở để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.

Định lượng TSH: đánh giá chức năng tuyến giáp. Đây là hoóc môn kích thích tuyến giáp trong máu

Xét nghiệm Tg, Anti Tg: đây là dấu ấn ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang. Chỉ số TG bình thường ở mức dưới 50 ng/ml; giá trị Anti Ag ở mức dưới 4 IU/ml.

Siêu âm tuyến giáp là phương pháp sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong tuyến giáp. Đây là phương pháp có giá trị trong kiểm tra các khối u hạch ở cổ xuất phát từ tuyến giáp và các cấu trúc lân cận.

Sinh thiết tuyến giáp loại bỏ các khối nghi ngờ ung thư xét nghiệm, quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ

Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ có thể được chỉ định để xác định mức độ lan rộng của các tế bào ung thư.

Ai nên xét nghiệm ung thư tuyến giáp?

Tất cả những người trưởng thành đều có thể thực hiện xét nghiệm ung thư tuyến giáp

Khuyến khích cho những người trên 40 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp, mắc các bệnh lý như bướu cổ, cường giáp, tiếp xúc với tia xạ từ nhỏ…

Trường hợp không may nếu phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ Singapore đang hợp tác cùng bệnh viện trong đó có TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư đầu cổ.

Để đăng kí khám hoặc nhận thêm thông tin chi tiết về xét nghiệm ung thư tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline 0904 970 909.

Xét Nghiệm Phát Hiện Ung Thư Phổi

Bệnh ung thư phổi hiện nay ngày càng nhiều người mắc phải, bệnh phổi có thể được phát hiện sớm qua xét nghiệm máu. Khám phá này được xem là “bước đột phá thế giới trong lĩnh vực ung thư phổi” do một nhóm nghiên cứu Đại học y khoa Nice, miền Nam nước Pháp thực hiện.

Ung thư phổi:

Là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi làdi căn. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho (bao gồm cảho ra máu), sụt cân, khó thở, vàđau ngực.

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phổi:

Triệu chứng về đường hô hấp: ho, ho ra máu, thở khò khè, khó thở.

Triệu chứng toàn thân: sụt cân, mệt mỏi, sốt, móng tay rùi trống.

Triệu chứng do ung thư chèn ép nhiều sang các cơ quan kề bên: đau ngực, đau xương, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, khó nuôt.

Nếu ung thư phát triển ở đường thở, nó có thể chặn dòng khí lưu thông, gây ra chứng khó thở. Sự cản trở này có thể dẫn tới việc tích lũy chất bài tiết phía sau chỗ tắc, qua đó mở đường cho viêm phổi.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi:

Chụp X-quang phổi:

Có thể phát hiện u phổi, nhưng với những tổn thương nhỏ đôi khi không thấy. Kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn), kể cả những tổn thương nhỏ, ngoài ra có thể thấy hạch trung thất, tổn thương di căn phổi, màng phổi. Ngoài ra, CLVT còn là phương tiện giúp định hướng trong sinh thiết xuyên thành ngực để chẩn đoán xác định mô bệnh học UTP.

Soi phế quản:

Qua soi phế quản ta có thể quan sát được khối u xuất phát từ phế quản và thực hiện được các kĩ thuật để lấy bệnh phẩm làm tế bào học, mô bệnh học như sinh thiết phế quản, chải rửa phế quản, sinh thiết phế quản xuyên thành ở vùng tương ứng với khối u.

Xét nghiệm mô bệnh học:

giúp chẩn đoán xác định thông qua bệnh phẩm được lấy từ nội soi phế quản, hoặc qua sinh thiết xuyên thành ngực dưới dưới dẫn cắt lớp vi tính

Chụp X – quang phôi:

có thể phát hiện khối u, với những tổn thương nhỏ đôi khi không nhìn thấy .

Xét nghiệm mô bệnh hoc:

giúp chẩn đoán xác định thông qua bệnh phẩm được lấy từ nội soi phế quản, hoặc qua sinh thiết xuyên thành ngực dưới dưới dẫn cắt lớp vi tính

Xét nghiệm tế bào hoc :

chọc hút tế bào hạch, chọc dò dịch màng phổi giúp tìm tế bào ác tính

Xét nghiệm máu :

Kỹ thuật chẩn bệnh dựa trên thử máu cho phép phát hiện sự hiện diện của tế bào ung thư nhiều tháng, có khi nhiều năm, trước khi bệnh phát ra ở một số bệnh nhân có triệu chứng sưng và nghẹt khí quản. Tuy nhiên, theo các bác sĩ ở Nice, phương pháp này cần được nghiên cứu thật rộng rãi, ít nhất với 800 người mới có thể kết luận mức độ chính xác.

Ung thư phổi tỉ lệ ngày càng nhiều người mắc phải tỉ lệ tử vong ngày càng cao, khuyến cáo bệnh nhân nên đi khám định kỳ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Phát Hiện Sớm Ung Thư Tuyến Giáp

Ung thư tuyến giáp dễ phát hiện ở giai đoạn sớm, khám ngay nếu có bất thường ở cổ như khối u lạ, hạch cổ, cảm giác nghẹn… Ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong các loại ung thư. Tỷ lệ sống còn của bệnh tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào bướu, độ tuổi của người bệnh. #Dongtayy #Đông_tây_y

Những năm gần đây với sự phát triển của siêu âm chẩn đoán thì việc phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm ngày càng dễ dàng. Có những trường hợp phát hiện được bệnh với khối u có kích thước dưới 5 mm. Ung thư tuyến giáp loại tế bào biệt hóa tốt giai đoạn sớm có khả năng chữa khỏi cao. Do đó phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm vô cùng quan trọng vì giúp gia tăng tỷ lệ chữa khỏi và hạn chế các di chứng, biến chứng của các phương thức điều trị phẫu thuật, xạ trị.

– Người bệnh cần đi khám ngay ở bác sĩ chuyên khoa ung bướu nếu phát hiện các bất thường ở cổ như khối u ở cổ, hạch cổ, cảm giác nghẹn ở cổ…

– Khi phát hiện bướu giáp tình cờ qua siêu âm, khám sức khỏe, người bệnh cần khám ngay ở bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc nội tiết để xác định đây có phải là ung thư tuyến giáp hay không.

“Hạt giáp” là một khối u trong tuyến giáp được sờ thấy hoặc chỉ phát hiện qua siêu âm tuyến giáp với hình ảnh khác biệt mô tuyến giáp bình thường xung quanh. Để phát hiện các “hạt giáp”, bác sĩ khám lâm sàng và đánh giá các tính chất của các hạt giáp này, cụ thể khảo sát có hạch cổ đi kèm hay không, khai thác tiền sử và diễn tiến của bệnh.

Sau đó, người bệnh được chỉ định siêu âm màu tuyến giáp nhằm đánh giá tính chất, số lượng “hạt giáp” và phát hiện hạch cổ bất thường. Khi siêu âm nếu phát hiện một hoặc nhiều “hạt giáp” thì có khả năng mắc ung thư tuyến giáp với tỷ lệ chung là 4-6,5%.

Kế tiếp để phân loại các nhóm nguyên nhân gây bệnh, người bệnh được cho đi lấy máu xét nghiệm nhằm đo nồng độ TSH. Cuối cùng, người bệnh cần làm xét nghiệm “chọc hút tế bào bằng kim nhỏ” (FNA) để xác định chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ dùng một xilanh gắn với kim dài rất nhỏ hút các tế bào từ khối u ra và trải các tế bào này trên một tấm kính để quan sát dưới kính hiển vi. Khả năng chẩn đoán của FNA chính xác đến 95% nếu như lấy đủ mẫu và bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm.

FNA được chỉ định cho tất cả các trường hợp “hạt giáp” được sờ thấy qua thăm khám, “hạt giáp” có kích thước từ 1 cm trở lên qua siêu âm. Nếu hạt giáp có kích thước dưới 1 cm phát hiện qua siêu âm thì chỉ làm FNA khi có các đặc điểm nghi ngờ ác tính qua hình ảnh siêu âm như echo kém, dạng đặc, vi vôi hóa, bờ không đều… Không chỉ định FNA trong trường hợp nồng độ TSH trong máu giảm và xạ hình tuyến giáp là hạt nóng.

Đối tượng mắc “hạt giáp” có tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao là tuổi nhỏ hơn 30 hoặc lớn hơn 60; có chiếu xạ vùng đầu cổ trước đó; trong gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp.

Khi kết quả FNA kết luận là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư thì người bệnh sẽ được lên kế hoạch điều trị trong đó có phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Điều trị ung thư tuyến giáp là phương thức điều trị đa mô thức, tức là phải phối hợp nhiều phương thức điều trị với nhau để có kết quả tối ưu như:

– Phẫu thuật cắt tuyến giáp theo nguyên tắc ung thư học, có hoặc không kèm nạo hạch cổ.

– Xạ trị với i-ốt phóng xạ: Cho đồng vị phóng xạ i-ốt 131 vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

– Nội tiết trị liệu trong nhiều năm để đè nén những tế bào ung thư còn sót lại nhằm giúp giảm tỷ lệ tái phát hay làm chậm lại thời gian tái phát.

Tùy thuộc vào kích thước của khối u, loại mô học, tình trạng di căn hạch cổ… mà cách thức phẫu thuật, trị liệu nội tiết sau mổ trên mỗi bệnh nhân khác nhau, chỉ định dùng i-ốt phóng xạ cũng khác nhau.

Sau phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ, người bệnh có một chế độ điều trị nội tiết và theo dõi chặt chẽ, dài hạn nhằm giảm tỷ lệ tái phát ở mức thấp nhất và đưa người bệnh trở lại cuộc sống với sức khỏe như một người bình thường.

Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Nấm Linh chi, Nấm lim – Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm

Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ tranh, Bạch mao, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ xạ hương, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Ung thư tuyến giáp dễ phát hiện ở giai đoạn sớm, khám ngay nếu có bất thường ở cổ như khối u lạ, hạch cổ, cảm giác nghẹn… Ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong các loại ung thư. Tỷ lệ sống còn của bệnh tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào bướu, độ tuổi của người bệnh. #Dongtayy #Đông_tây_y

Những năm gần đây với sự phát triển của siêu âm chẩn đoán thì việc phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm ngày càng dễ dàng. Có những trường hợp phát hiện được bệnh với khối u có kích thước dưới 5 mm. Ung thư tuyến giáp loại tế bào biệt hóa tốt giai đoạn sớm có khả năng chữa khỏi cao. Do đó phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm vô cùng quan trọng vì giúp gia tăng tỷ lệ chữa khỏi và hạn chế các di chứng, biến chứng của các phương thức điều trị phẫu thuật, xạ trị.

– Người bệnh cần đi khám ngay ở bác sĩ chuyên khoa ung bướu nếu phát hiện các bất thường ở cổ như khối u ở cổ, hạch cổ, cảm giác nghẹn ở cổ…

– Khi phát hiện bướu giáp tình cờ qua siêu âm, khám sức khỏe, người bệnh cần khám ngay ở bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc nội tiết để xác định đây có phải là ung thư tuyến giáp hay không.

“Hạt giáp” là một khối u trong tuyến giáp được sờ thấy hoặc chỉ phát hiện qua siêu âm tuyến giáp với hình ảnh khác biệt mô tuyến giáp bình thường xung quanh. Để phát hiện các “hạt giáp”, bác sĩ khám lâm sàng và đánh giá các tính chất của các hạt giáp này, cụ thể khảo sát có hạch cổ đi kèm hay không, khai thác tiền sử và diễn tiến của bệnh.

Sau đó, người bệnh được chỉ định siêu âm màu tuyến giáp nhằm đánh giá tính chất, số lượng “hạt giáp” và phát hiện hạch cổ bất thường. Khi siêu âm nếu phát hiện một hoặc nhiều “hạt giáp” thì có khả năng mắc ung thư tuyến giáp với tỷ lệ chung là 4-6,5%.

Kế tiếp để phân loại các nhóm nguyên nhân gây bệnh, người bệnh được cho đi lấy máu xét nghiệm nhằm đo nồng độ TSH. Cuối cùng, người bệnh cần làm xét nghiệm “chọc hút tế bào bằng kim nhỏ” (FNA) để xác định chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ dùng một xilanh gắn với kim dài rất nhỏ hút các tế bào từ khối u ra và trải các tế bào này trên một tấm kính để quan sát dưới kính hiển vi. Khả năng chẩn đoán của FNA chính xác đến 95% nếu như lấy đủ mẫu và bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm.

FNA được chỉ định cho tất cả các trường hợp “hạt giáp” được sờ thấy qua thăm khám, “hạt giáp” có kích thước từ 1 cm trở lên qua siêu âm. Nếu hạt giáp có kích thước dưới 1 cm phát hiện qua siêu âm thì chỉ làm FNA khi có các đặc điểm nghi ngờ ác tính qua hình ảnh siêu âm như echo kém, dạng đặc, vi vôi hóa, bờ không đều… Không chỉ định FNA trong trường hợp nồng độ TSH trong máu giảm và xạ hình tuyến giáp là hạt nóng.

Đối tượng mắc “hạt giáp” có tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao là tuổi nhỏ hơn 30 hoặc lớn hơn 60; có chiếu xạ vùng đầu cổ trước đó; trong gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp.

Khi kết quả FNA kết luận là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư thì người bệnh sẽ được lên kế hoạch điều trị trong đó có phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Điều trị ung thư tuyến giáp là phương thức điều trị đa mô thức, tức là phải phối hợp nhiều phương thức điều trị với nhau để có kết quả tối ưu như:

– Phẫu thuật cắt tuyến giáp theo nguyên tắc ung thư học, có hoặc không kèm nạo hạch cổ.

– Xạ trị với i-ốt phóng xạ: Cho đồng vị phóng xạ i-ốt 131 vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

– Nội tiết trị liệu trong nhiều năm để đè nén những tế bào ung thư còn sót lại nhằm giúp giảm tỷ lệ tái phát hay làm chậm lại thời gian tái phát.

Tùy thuộc vào kích thước của khối u, loại mô học, tình trạng di căn hạch cổ… mà cách thức phẫu thuật, trị liệu nội tiết sau mổ trên mỗi bệnh nhân khác nhau, chỉ định dùng i-ốt phóng xạ cũng khác nhau.

Sau phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ, người bệnh có một chế độ điều trị nội tiết và theo dõi chặt chẽ, dài hạn nhằm giảm tỷ lệ tái phát ở mức thấp nhất và đưa người bệnh trở lại cuộc sống với sức khỏe như một người bình thường.