1. Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng nhanh chóng
Khi bạn đến thăm khám sức khỏe tại bệnh viện, để kiểm tra và tầm soát ung thư vòm họng, các bác sĩ thường chỉ định làm những xét nghiệm sau:
Phương pháp này giúp phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu ở ung thư vòm họng giai đoạn mới chớm. Lúc này, khối u còn khu trú và chưa di căn tới hạch bạch huyết nên nội soi cho kết quả chính xác hơn.
Sau khi nội soi tìm ra vị trí, mức độ u, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, tăng tỷ lệ khỏi bệnh thành công.
Sau khi nội soi NBI, bệnh nhân có thể làm thêm sinh thiết vòm họng để kiểm tra vị trí tế bào ung thư. Xác định mức độ khối u cũng như ngăn chặn sự phát triển, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
Phương pháp chọc hút hạch cổ gửi sinh thiết giúp chẩn đoán mô bệnh học, xác định và quan sát mức độ ung thư vòm họng trong mỗi giai đoạn.
Nhờ quan sát hình ảnh chụp qua MRI hoặc CT Scanner, bác sĩ đánh giá được mức độ xâm lấn của tế bào ung thư và kích thước khối u ở vòm họng.
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm kiểm tra kháng nguyên/kháng thể virus EBV, thử phản ứng huyết thanh IgA/VCA, IgA/EA, IgA/EBNA trước, trong và sau quá trình điều trị để đánh giá tiên lượng ung thư.
2. Đối tượng và thời điểm nên đi kiểm tra, tầm soát ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu diễn tiến từ từ, ít để lại dấu hiệu bất thường nên người bệnh khó phát hiện ra. Thông thường, bệnh nhân thường nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý tai – mũi – họng nên hay chủ quan, không đi khám sớm. Đến khi phát hiện ra ung thư thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, khối u di căn và có dấu hiệu rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Do đó, để phòng ngừa và điều trị ung thư vòm họng hiệu quả những đối tượng sau cần đi khám khi thấy những triệu chứng lạ.
Những người có yếu tố nguy cơ, khả năng mắc bệnh ung thư cao cần thăm khám sàng lọc ung thư vòm họng:
Người bị nhiễm virus Epstein-Barr (thuộc nhóm virus Herpes), bởi từng có trường hợp tìm ra gen của Epstein-Barr trong tế bào ung thư vòm họng.
Nam, nữ trong độ tuổi từ 30 – 55.
Người từng mắc các bệnh nhiễm trùng ở tai – mũi – họng.
Người làm các nghề nghiệp trong ngành: Nhựa tổng hợp, cao su, tiếp xúc với hóa chất, hơi carbon, tia phóng xạ, khói bụi,…
Người có thói quen ăn thực phẩm lên men (dưa chua, cà muối, mắm cá lên men), thức ăn ôi thiu, thịt hun khói,… Trong các loại thực phẩm này thường chứa nitrosamine – chất có khả năng gây ung thư.
Tiền sử gia đình, di truyền: Trong nhà có người thân, họ hàng từng mắc bệnh ung thư vòm họng thì nguy cơ di truyền rất cao.
Người nghiện rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích cũng cần tầm soát ung thư vòm họng càng sớm càng tốt.
Ngay khi bạn cảm thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, hãy đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, sớm phát hiện ung thư và điều trị hiệu quả. Nhất là những dấu hiệu sau:
2.2.1. Dấu hiệu ở thần kinh
Thần kinh bị tác động làm cho người bệnh có cảm giác đau đầu, đau nửa đầu. Các cơn đau thường âm ỉ hoặc tái phát và dai dẳng mỗi giờ.
Ở giai đoạn đầu của ung thư, hầu hết các cơn đau có thể giảm và mất hẳn khi người bệnh dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn thì cơn đau sẽ dữ dội hơn, không phát huy công dụng của thuốc.
2.2.2. Cổ nổi hạch
2.2.3. Cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh chóng
Ung thư vòm họng gây cảm giác đau nên người bệnh khó nuốt, ăn không ngon, chán ăn dẫn tới tinh thần bị căng thẳng, suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài làm cho cân nặng bị giảm nhanh, ảnh hưởng tới sức khỏe về sau.
3. Chi phí sàng lọc ung thư vòm họng
Với những tác hại nghiêm trọng của bệnh, do đó việc tầm soát ung thư vòm họng vô cùng cần thiết, quyết định tới sự sống còn của mỗi bệnh nhân. Ngoài quan tâm tới thời điểm, yếu tố nguy cơ thì chi phí sàng lọc bệnh cũng là điều mà mọi người quan tâm.
Tại mỗi bệnh viện có các phương pháp tầm soát ung thư riêng. Mỗi cách xét nghiệm đòi hỏi máy móc, tay nghề của người điều trị nên chi phí cũng chênh lệch nhau.
Khi bạn đến bệnh viện kiểm tra, tùy theo dấu hiệu lâm sàng ban đầu mà bác sĩ chỉ định làm nội soi, sinh thiết, xét nghiệm sinh hóa,…Thông thường chi phí cho các phương pháp này dao động từ 400.000 ngàn đến 4 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chi phí sàng lọc ung thư vòm họng cũng phụ thuộc vào nơi bạn khám bệnh, tình trạng sức khỏe, chất lượng dịch vụ,… Vì vậy, để an tâm kiểm tra bệnh cho kết quả chính xác và tiết kiệm chi phí hiệu quả, bạn nên chọn nơi uy tín, đáng tin cậy.
Ngoài ra, bạn nên biết rằng hãy sàng lọc ung thư ngay cả khi cơ thể chưa có dấu hiệu bất thường. Bởi để đến khi bệnh nặng, tiến triển tới giai đoạn muộn sẽ tốt rất nhiều chi phí điều trị về sau.
4. Mách bạn cách phòng ngừa ung thư vòm họng từ sớm
Chắc hẳn không ai mong muốn mắc bệnh ung thư vòm họng, thay vì chờ bệnh xuất hiện rồi đi khám, tốt nhất bạn nên biết cách phòng ngừa bệnh tại nhà. Hãy áp dụng các cách sau đây:
Ung thư vòm họng thường do thói quen ăn uống không lành mạnh. Do đó, bạn nên thay đổi thực đơn lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm như: Trái cây, rau củ tươi, cá hồi, hạt ngũ cốc,…
Nên chọn lọc nguồn thực phẩm được nuôi trồng, canh tác sạch, không phun thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn khi ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cần kiêng đồ chua, dưa muối, thức ăn quá cay và mặn.
Tập luyện không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện tâm trí mà còn tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn các tế bào ung thư tấn công cơ thể.
Người nghiện rượu, bia, thuốc lá cần cai nghiện từ sớm và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa ung thư vòm họng.
Như vậy, việc tầm soát ung thư vòm họng đóng vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết mà bất cứ ai cũng không nên lơ là, bỏ qua. Dù cơ thể không có dấu hiệu bất thường, bạn cũng nên quan tâm tới sức khỏe, đến bệnh viện sàng lọc để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đồng thời phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi chẳng may mắc ung thư.