1. Những triệu chứng của ung thư buồng trứng không thể bỏ qua
Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh thường bị các chị em bỏ qua do chúng khá giống với một số bệnh thông thường khác như:
+ Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, ợ nóng, táo bón
+ Đau bụng, đầy hơi bất thường sau khi ăn
+ Thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều
+ Đau bụng dưới hoặc vùng chậu;
+ Đau khi giao hợp
Khi có các dấu hiệu bất thường trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám xét tỉ mỉ và làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán được bệnh từ giai đoạn sớm.
2. Các đối tượng nên làm xét nghiệm ung thư buồng trứng:
Những phụ nữ nên làm tầm soát ung thư buồng trứng:
+ Có các triệu chứng cảnh báo về ung thư buồng trứng (phần trình bày ở trên)
+ Đã từng phát hiện sự bất thường trong một gen BRCA1 hoặc BRCA2
+ Có người thân trong gia đình từng mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng
+ Phụ nữ thừa cân
+ Phụ nữ trên 50 tuổi thường có nguy cơ cao đối với loại ung thư này.
+ Phụ nữ chưa từng mang thai
+ Khi có kế hoạch đi xét nghiệm hãy chọn thời gian trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất.
+ Trong thời gian đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không thực hiện xét nghiệm.
+ Trước khi xét nghiệm tuyệt đối không dùng các sản phẩm kem dùng bôi trơn âm đạo do nó có thể che khuất những tế bào bất thường gây sai lệch kết quả.
+ Cần phải kiêng quan hệ tình dục trong thời gian 24 – 58 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm để tránh những tổn thương cho cổ tử cung và ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm và việc chuẩn đoán của nhân viên y tế.
4. Các xét nghiệm ung thư buồng trứng
Để xác định chính xác có mắc ung thư buồng trứng hay không, nếu có bệnh thì đang ở giai đoạn nào, đã bị di căn hay chưa và di căn đến đâu, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm hoặc phương pháp chẩn đoán khác nhau như:
4.1. Siêu âm qua âm đạo (TVUS)
Đây là một loại xét nghiệm hình ảnh có sử dụng sóng âm để phát hiện các khối u tại cơ quan sinh sản trong đó có buồng trứng. Tuy nhiên, kết quả siêu âm qua đường âm đạo chỉ giúp bác sĩ phát hiện ra các khối u mà chưa thể kết luận đó có phải là ung thư hay không.
4.2. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp CT vùng bụng và hố chậu (trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thuốc nhuộm có thể bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm MRI hoặc chụp X-quang thay thế).
4.3. Xét nghiệm máu – xét nghiệm ung thư buồng trứng quan trọng
Việc xét nghiệm này giúp tìm ra được chất chỉ điểm ung thư là CA 125, HE4, AFP hoặc HCG trong trường hợp tế bào u mầm.
+ Xét nghiệm CA 125 (cancer antigen 125)
Chất chỉ điểm CA 125 cũng được sử dụng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân để xác định đáp ứng của bệnh nhân đối với phương pháp điều trị. Ở bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị các xét nghiệm CA 125 liên tiếp nhau có nồng độ giảm dần.
Ngoài ra, chất chỉ điểm khối u CA 125 còn được dùng để đánh giá kết quả của phẫu thuật mổ hở nhằm khảo sát lại xem còn khối u hay không. Đối với bệnh nhân được phẫu thuật mổ hở xét nghiệm lại CA 125 có tới 97% bệnh nhân có mức CA 125 cao hơn 35 đơn vị/ml còn sót lại khối u trong khi chỉ có 56% bệnh nhân có mức CA 125 thấp hơn 35 đơn vị/ml sẽ còn sót lại khối u.
Xét nghiệm CA 125 có thể được sử dụng trong đánh giá việc đáp ứng của phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Đối với bệnh nhân hóa trị liệu nếu CA 125 giảm sau hai buổi hóa trị liệu là một dấu hiệu tiên lượng tốt cho việc đáp ứng với phương pháp điều trị này.
Ngoài ra đối với bệnh nhân ung thư buồng trứng sau điều trị thì CA 125 còn được sử dụng như một cách thức giám sát hữu hiệu. Có đến 93% bệnh nhân trong thời gian điều trị và đã có đáp ứng với các phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị, hoặc phẫu thuật nhưng có mức CA 125 tăng chậm có dấu hiệu của khối u tái phát. Chỉ số CA 125 bất thường có thể xuất hiện trước khi ung thư buồng trứng tái phát từ 2 đến 7 tháng.
+ Xét nghiệm Human epididymal protein 4 (HE4)
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, HE4 đã được tìm ra là một loại glycoprotein chiết xuất từ mào tinh người và đưa vào sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng. Nồng độ HE4 ở phụ nữ bình thường phụ thuộc vào độ tuổi. Bình thường, ở phụ nữ dưới 40 tuổi HE4 có giá trị < 60.5 pmol/L; từ 40 – 49 tuổi HE4 có giá trị < 76.2 pmol/L; từ 50 – 59 tuổi HE4 có giá trị < 74.3 pmol/L; từ 60 – 69 tuổi HE4 có giá trị < 82.9 pmol/L; trên 70 tuổi HE4 có giá trị < 104 pmol/L.
Với mỗi loại ung thư buồng trứng khác nhau HE4 sẽ có độ nhạy khác nhau. Ở loại ung thư buồng trứng biểu mô, độ nhạy HE4 là cao nhất còn thấp hơn trong ung thư buồng trứng tế bào mầm và mô đệm. So với CA125 thì HE4 được đánh giá là một chất chỉ điểm chính xác hơn và có độ nhạy cao hơn. Tương tự như CA125, HE4 cũng được dùng để theo dõi đáp ứng điều trị cũng như tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng. Khi kết hợp việc xét nghiệm CA125 và HE4 chúng ta sẽ có được chẩn đoán chính xác hơn so với việc theo dõi đơn lẻ từng chỉ số.
4.4. Sinh thiết
Là việc lấy một mô tế bào nhỏ tại buồng trứng và quan sát dưới kính hiển vi và có thể được phân tích về mặt hóa học nhằm đánh giá sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh. Sinh thiết là cách duy nhất giúp bác sĩ có thể khẳng định bệnh nhân đó có mắc ung thư buồng trứng hay không.