Top 12 # Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày Ở Đâu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày

Theo nghiên cứu, những người trên 50 tuổi dễ mắc ung thư dạ dày. Người dưới 40 tuổi ít mắc ung thư dạ dày hơn nhưng khi mắc phải lại rất nguy hiểm, nhanh tái phát và di căn, tiên lượng xấu.

Người bị viêm loét dạ dày mạn tính

Những người bị viêm loét dạ dày mạn tính cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do vết loét lâu ngày không khỏi.

Người có tiền sử polyp dạ dày

Đa phần polyp là lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp chuyển biến thành ung thư dạ dày.

Những người nghiện thuốc lá và rượu bia sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Lý do là bởi thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày bị bào mòn, nhiễm độc kéo dài gây ung thư.

Những người có chế độ ăn uống không khoa học: thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thịt đỏ, rau của quả muối, đã lên men, cay nóng… sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư dạ dày vừa nêu trên cần chủ động thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Các xét nghiệm ung thư dạ dày cần làm

Để chẩn đoán bạn có mắc ung thư dạ dày hay không bạn cần làm các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 72-4

Đây là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm, nhỏ, có gắn nguồn sáng và camera vào từ đường miệng hoặc đường mũi, xuống thực quản, dạ dày để tìm kiếm những bất thường ở dạ dày. Nội soi dạ dày có thể phát hiện được viêm loét, polyp hoặc ung thư dạ dày.

Qua nội soi, bác sĩ cũng giúp xác định được kích thước, vị trí của khối u, đánh giá mức độ bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp này giúp phát hiện di căn của khối u trong cơ thể.

Phát hiện một sốt bệnh lý các tạng trong ổ bụng

Phương pháp này có thể được thực hiện qua nội soi dạ dày nhằm xác định loại khối u.

Những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh nêu trên cần chủ động đi khám, làm xét nghiệm ung thư dạ dày để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh, giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng nhiều gói khám tầm soát ung thư, phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi và tình trạng bệnh lý của từng người.

Với gói tầm soát ung thư dạ dày, người bệnh sẽ được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Đặc biệt, người bệnh sẽ được thăm khám và tầm soát ung thư với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời bệnh.

Các Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày

Xét nghiệm ung thư dạ dày giúp người bệnh nhận biết mức độ, tình trạng ung thư và có phương án điều trị phù hợp. Tại nước ta, căn bệnh về hệ tiêu hóa này được xếp vào nhóm bệnh lý có nguy cơ tử vong cao, đứng thứ hai sau ung thư phổi. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan, nhận biết sớm dấu hiệu bất thường và tiến hành thăm khám để kịp thời điều trị, bảo vệ sức khỏe.

Tổng quan về bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh hình thành khi dạ dày xuất hiện các khối u ác tính do tế bào bị đột biến, tăng sinh không kiểm soát.

Đây là một trong những bệnh ung thư có mức độ nguy hiểm cao. Đối với bệnh về đường tiêu hóa, ung thư dạ dày có tỷ lệ di căn và tử vong cao nhất. Tuy nhiên, có đến gần 80% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày không phát hiện được ở giai đoạn sớm, do bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng.

Các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh dạ dày khác như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…Cụ thể như: đau bụng, mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân không rõ nguyên nhân, có biểu hiện thiếu máu, đại tiện ra phân lẫn máu, chướng bụng sau khi ăn, tiêu chảy, táo bón,…

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do di truyền, do thói quen ăn uống không khoa học, làm việc tiếp xúc với hóa chất, bức xạ,…hoặc do mắc bệnh mãn tính về dạ dày biến chứng. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao, cần sớm được nhận biết và điều trị để tránh những nguy cơ không mong muốn cho sức khỏe, tính mạng.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày

Trên thực tế, với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc tầm soát ung thư dạ dày được tiến hành khá dễ dàng. Do đó, bạn đọc có thể định kỳ thực hiện để sớm phát hiện các vấn đề và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng chụp X quang

Phương pháp này hiện nay càng ít được sử dụng. Thông thường, chụp X quang dạ dày sẽ áp dụng đối với trường hợp cơ sở y tế không trang bị máy nội soi hoặc người bệnh không thể thực hiện biện pháp nội soi dạ dày vì vấn đề sức khỏe.

Bác sĩ sẽ tiến hành cho người bệnh uống một loại chất lỏng chứa bari để thực hiện chụp X quang dạ dày thực quản. Theo đó, bác sĩ sẽ quan sát tổn thương bên trong cơ quan này thông qua hình ảnh thu được, chẩn đoán và tiếp tục các phương pháp xét nghiệm đồng thời khác nếu cần thiết.

Nội soi dạ dày chẩn đoán ung thư

Thông qua biện pháp nội soi sâu vào bên trong dạ dày, bác sĩ có thể quan sát chi tiết hơn hình ảnh bên trong, tiếp cận gần nhất khu vực cần kiểm tra. Đồng thời, thông qua nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy mô dạ dày để thực hiện thủ thuật sinh thiết nhầm củng cố kết quả chẩn đoán được chính xác nhất.

Nội soi dạ dày là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, dựa vào kết quả thu được bác sĩ có thể chẩn đoán giai đoạn bệnh nhờ vào độ phủ trên – dưới lớp niêm mạc của ống tiêu hóa. Thực hiện bằng thao tác như sau:

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đã được tiệt trùng vào bên trong miệng hoặc mũi của bệnh nhân.

Ống nội soi xuống thực quản rồi đến dạ dày để thu hình ảnh bên trong cơ quan này.

Nếu nghi ngờ dạ dày tổn thương, thông qua nội soi bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết mô dạ dày.

Mẫu mô được nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán mức độ tổn thương đang diễn ra là lành tính hay ác tính.

Chụp CT cắt lớp vi tính

Phương pháp được tiến hành khi bác sĩ nội soi nhận thấy những bất thường bên trong dạ dày của bệnh nhân. Chụp CT không can thiệp trực tiếp đến cơ thể người bệnh, thực tế xét nghiệm này chỉ chẩn đoán dựa trên hình ảnh cắt lớp vi tính. Thông qua đó bác sĩ sẽ nhận thấy rõ hơn những tổn thương và các xâm lấn (nếu có) của các khối u lên các cơ quan lân cận.

Nhờ phương pháp chụp CT, bác sĩ có thể đưa ra kết quả chẩn đoán về kích thước, mức độ di căn, xâm lấn của tế bào ung thư đến gan, hạch, ổ bụng,…Tuy nhiên, việc đánh giá cũng không chi tiết và tổng quát bằng thực hiện nội soi dạ dày. Đồng thời, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm xạ hoặc dị ứng với thuốc cản quang khi thực hiện chụp CT.

Sử dụng chất chỉ điểm khối u trong máu

Phương pháp này cũng là một trong số các xét nghiệm ung thư dạ dày hiện nay. Theo đó, chất chỉ điểm khối y trong máu ( CA 72 – 4, pepsinogen, CEA, CA 19 – 9) sẽ được sử dụng đồng thời với các biện pháp chẩn đoán trên để tầm soát ung thư dạ dày.

Trường hợp chỉ số thu được cho thấy mức độ pepsinogen trong máu giảm có nghĩa là niêm mạc dạ dày có thể bị viêm, teo làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu là một trong những biện pháp thường được áp dụng. Không chỉ đối với bệnh ung thư dạ dày, các bệnh lý khác cũng được chẩn đoán thông qua phương pháp này. Chỉ số huyết thanh được theo dõi để nhận biết sự phát triển của tế bào ung thư bên trong dạ dày.

Đây là tiền enzym của pepsin, có hai dạng chính là pepsinogen II (PgI) và pepsinogen II (PgII). Trong đó, pepsinogen I là các tế bào chính được tạo ra ở niêm mạc khu vực đấy dạ dày. Còn pepsinogen II được tạo ra từ các tế bào niêm mạc ở vị trí tâm vị, vùng đáy, hang vị hoặc hành tá tràng. Chúng phản ánh hình thái cũng như chức năng ở các vị trí khác nhau trong niêm mạc dạ dày.

Trường hợp chỉ số PgI và PgII giảm có mối liên hệ mật thiết với hiện tượng viêm teo dạ dày, thông qua đó có thể đánh giá và tầm soát phát hiện ung thư dạ dày. Thông thường, người bệnh sẽ có chỉ số huyết thanh PgI nhỏ hơn 70ng/ml. Đây là con số cảnh báo tiền ung thư hoặc cho thấy cơ thể đã mắc phải bệnh ung thư.

Như đã đề cập, các chỉ số CA 72 – 4, pepsinogen, CEA, CA 19 – 9 trong máu có vai trò quan trọng trong việc nhận biết ung thư dạ dày. Tuy chúng không mang lại hiệu quả tốt nhất để phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu nhưng lại cho kết quả chính xác để theo dõi sự phát triển của khối ung thư.

Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh lý và quyết định phương án điều trị phù hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng hóa trị cho người bệnh sau khi đã tiến hành phẫu thuật.

Có thể nói xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày được thực hiện khá phổ biến. Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện kinh tế cũng như tình trạng sức khỏe của từng đối tượng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sàng lọc chẩn đoán bệnh phù hợp, hiệu quả nhất.

Xét nghiệm ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?

Tùy theo cơ sở y tế mà bạn lựa chọn để thực hiện xét nghiệm ung thư dạ dày mà chi phí sẽ có chênh lệch nhất định. Tại cơ sở có trang thiết bị hiện đại, dịch vụ tốt sẽ có chi phí thực hiện cao hơn. Mức giá xét nghiệm hiện tại ở các bệnh viện uy tín trong nước ta sẽ dao động từ 1.600.000đ đến 2.500.000đ.

Bạn đọc nên lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng, có bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, dịch vụ chăm sóc tốt để tiến hành rà soát và chẩn đoán bệnh. Phát hiện bệnh càng sớm việc điều trị cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng thời giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe, kéo dài được tiên lượng sống.

Phòng ngừa ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, chính vì thế bạn đọc nên chủ động phòng tránh bệnh để hạn chế những nguy cơ không mong muốn xảy đến cho sức khỏe, tính mạng. Một số vấn đề cần lưu ý như:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn thực phẩm đầy đủ dưỡng chất. Cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh để cơ thể nạp vitamin, chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Tránh ăn những món ăn gây hại cho sức khỏe dạ dày, đặc biệt là các món quá mặn, hun khói, thức ăn nhiều dầu mỡ,…Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích để bảo vệ sức khỏe dạ dày.

Ăn chậm, nhai kỹ, không bỏ bữa, chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng, hạn chế ăn quá nhiều, quá no trong một bữa ăn khiến dạ dày quá tải, khó tiêu hóa.

Nếu mắc bệnh về dạ dày, bị vi khuẩn Hp xâm nhập nên điều trị dứt điểm, kiểm soát tốt bệnh tránh biến chứng ung thư. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Luyện tập thể dục, vận động cơ thể để giúp máu huyết lưu thông. Tránh vận động ngay sau khi ăn no.

Sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể bị stress, căng thẳng trong thời gian dài. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ là biện pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện tầm soát ung thư để phát hiện sớm những vấn đề của cơ thể.

Xét Nghiệm Máu Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày. Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là cách để phát hiện bệnh sớm. Quy trình xét nghiệm ung thư dạ dày như thế nào để điều trị kịp thời? Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh nhiều bệnh ung thư khác nhau: Xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm sinh thiết chẩn đoán ung thư, nội soi phát hiện ung thư.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là cách phát hiện bệnh sớm. Phương pháp này mang lại cho mọi người sức khỏe toàn diện, phòng tránh ung thư hiệu quả nhất. Bởi ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao nếu phát hiện bệnh trễ.

Phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư giúp tìm một số chất tăng trong ung thư dạ dày như CA125, CA19.9 và CA72.4. Tuy nhiên, các chất này tăng lên không có nghĩa là bạn bị ung thư dạ dày. Lý do là có một số các chất cũng sẽ tăng lên trong những loại bệnh lý khác. Do đó, để phát hiện chính xác mình có bị ung thư dạ dày hay không, ngoài xét nghiệm máu bạn cần làm thêm phương pháp nội soi dạ dày kết hợp với sinh thiết. Quy trình xét nghiệm như sau:

Bắt đầu phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày bằng đánh giá của các bác sĩ. Đầu tiên là thông tin chung về bệnh nhân để xác định yếu tố nguy cơ. Bao gồm:

Tình trạng sức khỏe;

Tên, tuổi, địa chỉ;

Bệnh sử cá nhân và gia đình;

Những triệu chứng bệnh nghi ngờ đang mắc phải.

Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày cơ bản. Thực hiện những xét nghiệm tầm soát cơ bản là nội soi dạ dày, chỉ định thêm những triệu chứng để xác định bệnh.

Để tiến hành tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ bắt đầu thực hiện nội soi dạ dày cho bệnh nhân. Luồn 1 ống nội soi vào thực quản xuống dạ dày để quan sát bên trong dạ dày ra sao. Bác sĩ sẽ xác định bệnh như sau:

Xác định vị trí các khối u;

Hình dạng, kích thước các tổn thương trong dạ dày;

Lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết;

Đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh.

Nếu phát hiện những vấn đề đáng ngại khác thì bác sĩ nên thực hiện một số xét nghiệm khác bao gồm:

Chụp cắt lớp vi tính (CT);

Sinh thiết;

Xét nghiệm CA 72-4;

Sau khi tiến hành tầm soát ung thư dạ dày xong, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thông báo kết quả bệnh. Nếu khẳng định bệnh nhân mắc chứng bệnh này thì bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị.

Ung thư dạ dày không phải là bệnh khó chữa trị cho nên phát hiện bệnh sớm sẽ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân sớm. Nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để khẳng định bệnh không còn cơ hội hoành hành trong cơ thể bạn.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư sẽ cho bạn kết quả bệnh chính xác 100%. Từ đó có cách chữa trị và xóa bỏ bệnh sớm nhất, kéo dài sự sống cho người bệnh.

Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ đánh giá tình hình bệnh nặng, nhẹ khác nhau. Từ đó đánh giá được diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị một cách toàn diện nhất.

Khi sử dụng xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phát hiện một số bệnh ung thư như:

Ung thư tuyến tiền liệt;

Ung thư buồng trứng;

Ung thư tuyến tụy

Ung thư dạ dày.

Nhưng không hẳn ung thư máu sẽ cho bệnh nhân biết mình bị ung thư 100%. Bởi kết quả bệnh nhân khi xét nghiệm có khi âm tính, có khi dương tính. Chính vì thế muốn biết bệnh chắc chắn nên khám thêm và tầm soát ung thư.

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

Một khi dùng phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bệnh nhân xác định vị trí ung thư di căn hoàn hảo nhất. Không những vậy phương pháp này còn xác định vị trí ung thư nguyên phát và tiên lượng bệnh nhân sống được bao lâu.

Sử dụng xét nghiệm sinh thiết phù hợp với mọi loại ung thư. Bởi kết quả sinh thiết mang tới kết quả ung thư chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm, chấn đoán các khối u …

Nếu nghi ngờ mình bị ung thư máu hãy đi xét nghiệm tủy sống ngay lập tức. Phương pháp xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm Immunophenotyping;

Xét nghiệm dịch não tủy;

Xét nghiệm tế bào di truyền.

Các chuyên gia sẽ tiến hành chọc vào tủy bệnh nhân rồi lấy một chút tủy và đi xét nghiệm. Sua đó bác sĩ sẽ phân loại và các định các loại tế bào máu ở trong tủy sống. Nếu bệnh nhân có lượng Junvenile cell trong máu vượt quá 5 – 30 % thì nguy cơ mắc ung thư máu cao.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là xét nghiệm Pap để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi phát triển mạnh. Nếu tế bào ung thư cổ tử cung được tìm thấy thì dễ dàng tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi bị ung thư.

Những xét nghiệm cần làm khi bị ung thư dạ dày – Báo An ninh thủ đô

Nội soi đại trực tràng phù hợp với bệnh nhân chưa bị bệnh và đang bị ung thư đại tràng. Hầu như những bệnh nhân bị chứng bệnh này sẽ được nội soi đại trực tràng ống mềm để kiểm tra bệnh. Đây là phương pháp duy nhất có thể tiến hành sinh thiết để chẩn đoán bệnh dễ dàng nhất.

Hi vọng rằng với những thông tin về xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày như trên, bệnh nhân sẽ biết phòng và bảo vệ mình trước bệnh lý này. Nếu không tầm soát sớm, ung thư sẽ gõ cửa hỏi thăm cơ thể bạn mà không hề nhắc trước.

Khi Nào Nên Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển những khối u ác tính trong dạ dày, thường xuất phát từ niêm mạc dạ dày. Các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày và tỉ lệ tử vong do các khối u di căn đến các bộ phận khác cao nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa.

Theo thống kê cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018, Việt Nam có 17 527 người mới mắc ung thư dạ dày, 15 065 người chết vì căn bệnh này, đứng thứ ba trong các bệnh ung thư. Trên thế giới, ung bướu tại dạ dày có tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ, tỷ lệ mắc chuẩn ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới.

Trên 80% bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không có biểu hiện lâm sàng hoặc triệu chứng bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

Những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày?

Có một số nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày như:

– Yếu tố di truyền: Tỷ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày khá cao. Nếu trong giai đình có người mắc bệnh, hãy thường xuyên kiểm tra, sàng lọc định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất.

– Do thói quen ăn uống: Ăn thực phẩm bị mốc, biến chất, ăn ít chất xơ – rau củ quả, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và dùng chất kích thích. Tiêu thụ các thực phẩm thiếu vệ sinh, đồ chế biến sẵn (đóng hộp, đồ mặn, đồ hun khói…)

-Do môi trường làm việc: làm việc trong điều kiện tiếp xúc thường xuyên với tia bức xạ, ngành công nghiệp cao su, than…

– Do các bệnh lý mãn tính: viêm dạ dày mạn tính, viêm teo niêm mạc dạ dày, vô toan, thiếu máu do thiếu vitamin B12, polyp dạ dày, polyp tuyến, polyp dạ dày tăng sản, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylory (HP), loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP, và một số yếu tố làm giảm Acid dạ dày….

Triệu chứng và dấu hiệu ung thư dạ dày là gì?

– Giai đoạn tiền ung thư rất khó phát hiện các triệu chứng của ung thư dạ dày do bệnh không biểu hiện nào rõ ràng.

– Khi khối u ác tính phát triển, dấu hiệu biểu hiện bệnh rõ ràng hơn:

Bắt đầu từ những cơn đau bất thường.

Mệt mỏi, bị choáng, ngất.

Ăn mất cảm giác ngon miệng, hay nôn ói.

Sưng bụng bất thường sau khi ăn, khó nuốt, ợ nóng.

Giảm cân bất thường, thiếu máu.

Đi đại tiện có máu trong phân.

Cảm giác chướng bụng sau bữa ăn.

Ứ huyết thanh trong khoang bụng, đau thượng vị dạ dày.

Đau bụng, viêm phúc mạc, tiêu chảy, táo bón, đau bụng dưới, sốt …

Với những thông tin trên bạn đọc đã biết Khi nào nên xét nghiệm ung thư dạ dày, vậy các phương pháp phổ biến để xét nghiệm ung thư dạ dày là gì?

Những phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp sàng lọc, xét nghiệm ung thư dạ dày với kĩ thuật tiên tiến của y học hiện đại cho kết quả nhanh chóng, chính xác như: xét nghiệm máu, chụp Xquang, xét nghiệm xâm lấn như nội soi, mô bệnh học, sinh thiết, CT- scanner…

– Bệnh nhân uống chất lỏng chứa chất Bari và chụp X – quang vùng thực quản dạ dày nhằm phát hiện các vết tổn thương tại dạ dày.

– Phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày này cho phép bác sĩ có thể xem trực tiếp khu vực cần quan sát: bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xác nhận chẩn đoán. Nội soi giúp phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm phát triển từ lớp niêm mạc phủ trên hoặc dưới của ống tiêu hóa.

– Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ đặt ố ng nội soi được đưa qua miệng (hoặc mũi) qua thực quản tới dạ dày để quan sát trực tiếp hình thái dạ dày, các tổn thương và có thể sinh thiết qua ống nội soi nếu nghi ngờ dạ dày tổn thương. Mẫu sinh thiết sẽ được nhuộm rồi đọc dưới kính hiển vi để chẩn đoán tổn thương dạ dày là lành hay ác.

Phương pháp sử dụng chất chỉ điểm khối u (CA 72-4, Pepsinogen, CEA, CA 19-9) trong máu

Chất chỉ điểm khối u (CA 72-4, Pepsinogen, CEA, CA 19-9) trong máu được dùng để phối hợp với các phương pháp trên trong tầm soát xét nghiệm ung thư dạ dày. Nồng độ pepsinogen trong máu giảm gợi ý tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày, do đó có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày.

– Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư dạ dày:

Pepsinogen I (PGI): các tế bào chính của niêm mạc vùng đáy dạ dày tạo ra.

Pepsinongen II (PGII): các tế bào niêm mạc của tất cả các vùng tâm vị, vùng đáy, hang vị và hành tá tràng tạo ra.

PGI huyết thanh < 70 ng/ml: người bệnh đã bị tiền ung thư hoặc đã mắc ung thư dạ dày.

Các chỉ số CA72-4, CA19-9, CEA -dấu ấn ung thư trong máu tuy không hiệu quả khi phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn 1 nhưng rất hiệu quả khi theo dõi sự phát triển của bệnh ung thư dạ dày, giúp bác sĩ quyết định có hóa trị để điều trị bệnh sau phẫu thuật hay không.

Đây là các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào điều kiện và thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn cách sàng lọc bệnh hiệu quả nhất.

Qua những thông tin trên hy vọng bạn đọc đã biết ” Khi nào nên xét nghiệm ung thư dạ dày & các phương pháp phổ biến khi xét nghiệm ung thư dạ dày là gì? Nếu có những thắc mắc muốn được giải đáp, bạn đọc liên hệ ngay số Hotline 0911241022 để chuyên gia giải đáp.