Top 7 # Xét Nghiệm Ung Thư Đại Tràng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Xét Nghiệm Ung Thư Đại Tràng

Một trong những bệnh ung thư về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay là ung thư đại tràng. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 – 45 và tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Xét nghiệm ung thư đại tràng sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Những phương pháp sàng lọc chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng có những quy trình gì?

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng (hay còn gọi là ung thư ruột già đại trực tràng, ung thư ruột kết) là căn bệnh khởi nguồn từ ruột kết, trực tràng hoặc manh tràng, gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng tới bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư đại tràng thường bắt đầu từ polyp được hình thành trong ruột già và trực tràng. Qua thời gian, các polyp này có thể tiến triển thành ung thư. Do đó, phát hiện và loại bỏ polyp là một trong những phương pháp giúp bạn phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Vị trí tế bào u ác tính thường được phát hiện trên đại tràng là:

– Ung thư đại tràng sigma.

– Ung thư đại tràng xuống.

– Ung thư đại tràng ngang.

– Ung thư đại tràng lên và manh tràng.

Những dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng

– Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Ợ hơi, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn, đau quặn hoặc đau râm ran vùng bụng, chán ăn, khó tiêu, chướng bụng, cảm giác ăn không ngon miệng, có thể bị táo bón hay tiêu chảy…

– Các rối loạn bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện như:

+ Mót rặn, khó chịu khi đi ngoài.

+ Đi táo, phân lỏng bất thường, tình trạng này kéo dài và liên tục.

+ Kích thước phân nhỏ so với bình thường, có hình lá lúa (do phải đi qua khối u).

+ Xuất hiện máu ở trong phân, máu thường không phải đỏ tươi mà màu như máu cá do lẫn nhầy trong đại tràng.

– Mệt mỏi, hay bị stress, căng thẳng.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

– Thiếu máu không tìm được nguyên nhân.

– Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể sờ thấy khối u dưới vùng da bụng, đau bụng nhiều, vàng da, bụng to dần…

Khi nhận thấy các triệu chứng trên, bệnh nhân nên tới bác sĩ khám sàng lọc, xét nghiệm ung thư đại tràng ngay.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại tràng

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung bướu tại đại tràng. Có 1 số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới đại tràng dẫn tới bệnh ung thư đại tràng bạn cần lưu ý sau:

– Tuổi tác và giới tính: Bệnh xuất hiện sau 40 tuổi. Nam giới mắc ung thư đại tràng cao hơn nữ giới.

– Tiền sử gia đình: nếu có người trong nhà mắc bệnh ung thư đại tràng thì những con cháu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

– Người thừa cân – béo phì.

– Người có chế độ sinh hoạt không khoa học, lười vận động: người ít tập thể dục thể thao, thức khuya, hay stress có khả năng mắc ung thư đại tràng cao.

– Uống rượu, bia, đồ có cồn.

– Hút thuốc lá, dùng chất kích thích.

– Ăn thực phẩm chế biến sẵn: đồ đông lạnh, đóng hộp, đồ ăn nhanh, thịt hun khói, đồ bị nấm mốc, hết date…

– Người bị viêm loét dạ dày mãn tính, mắc bệnh Crohn.

Các phương pháp sàng lọc, xét nghiệm ung thư đại tràng

Xét nghiệm máu xét nghiệm ung thư đại tràng:

– Phương pháp xét nghiệm ung thư đại tràng này là phương pháp đầu tiên được dùng giúp bác sĩ có thể xác định chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 19-9, CA125… và theo dõi tình trạng của bệnh nhân sau quá trình điều trị.

– Nếu các chất trên tăng cao là các tế bào ung thư đại tràng đã xâm lấn sang các cơ quan khác trong cơ thể.

– Độ chính xác: 60%.

Chụp X- quang xét nghiệm ung thư đại tràng:

Là phương pháp được sử dụng phổ biến, giúp chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng. Có 2 phương pháp thường dùng:

– Chụp cản quang khung đại tràng bằng thuốc Baryt.

– Chụp cản quang kép: sau khi thụt baryt vào đại tràng để người bệnh đi đại tiện rồi bơm hơi vào đại tràng để chụp, phương pháp này có thể phát hiện khối u rõ hơn

Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng phương pháp chụp CT scanner (để phát hiện di căn đến các cơ quan xung quanh), chụp MRI (phát hiện có di căn hạch chưa), chụp PET… để đánh giá giai đoạn bệnh ung thư đại tràng chính xác hơn.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT:

– Xét nghiệm ung thư đại tràng này giúp tìm kiếm dấu hiệu của máu trong phân do chảy máu khối u và polyp máu nhưng với lượng máu rất ít mà mắt thường không thấy được. – Nếu phát hiện sớm tổn thương đại trực tràng, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm nội soi đại tràng để chẩn đoán chính xác bệnh.

– Độ chính xác: 70-80%. Cần thực hiện 1-3 năm/ lần.

Nội soi xét nghiệm ung thư đại tràng: gồm có 2 hình thức

– Nội soi đại tràng:

+ Là phương pháp chính xác nhất hiện nay, nhưng kỹ thuật thực hiện rất phức tạp.

+ Bệnh nhân sẽ được gây mê để xổ ruột, nhịn ăn, có cảm giác đau, khó chịu.

+ Nếu phát hiện polyp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các khối polyp ngay trong lúc soi.

– Nội soi đại tràng ảo:

+ Bệnh nhân được chỉ định xổ ruột và chụp CT scanner đa lát cắt.

+ Máy điện toán dựng hình lại lòng đại tràng. Nội soi đại tràng ảo cho phép phát hiện phần lớn các khối polyp trong lòng đại tràng.

+ Nếu thấy polyp trong đại tràng thì bệnh nhân phải thực hiện nội soi đại tràng (thật) để cắt polyp. Nội soi đại tràng thường xuyên ở những người có nguy cơ cao giúp tầm soát và phát hiện sớm bệnh.

Siêu âm ổ bụng xét nghiệm ung thư đại tràng:

Phương pháp siêu âm ổ bụng giúp phát hiện được khối u trong khung đại tràng rất khó, vì đường tiêu hóa nhiều hơi làm cản trở tia siêu âm. Tuy nhiên có thể thấy các dấu hiệu gián tiếp như lồng ruột, tắc ruột, thành đại tràng dày…

Xét nghiệm ung thư đại tràng bằng phương pháp sinh thiết:

Sinh thiết có thể sử dụng kết hợp trong quá trình thực hiện nội soi đại tràng hoặc phẫu thuật để tăng hiệu quả sàng lọc, chẩn đoán ung thư đại tràng của các biện pháp đó.

Khi bạn phát hiện thấy các dấu hiệu, triệu chứng như bài viết trên, hãy tới gặp bác sĩ, các cơ sở y tế đáng tin cậy để khám, sàng lọc, xét nghiệm ung thư đại tràng. Nếu được phát hiện bệnh sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh của bạn rất cao -90%.

Xét Nghiệm Máu Ung Thư Đại Tràng

Xét nghiệm máu ung thư đại tràng cho phép phát hiện dấu ấn ung thư đại tràng nguyên phát hoặc thứ phát. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp mang tính chất gợi ý để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Xét nghiệm máu ung thư đại tràng là gì?

Xét nghiệm máu ung thư đại tràng là xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư đại tràng. Một số xét nghiệm máu được sử dụng kết hợp để phát hiện ung thư đại tràng bao gồm CEA, CA 72 – 4…

CEA là kháng nguyên được sản xuất bởi tế bào ruột và dạ dày thai nhi. Sau khi sinh, CEA giảm và gần như biến mất khỏi huyết thanh và sẽ tăng trở lại nếu có sự xuất hiện của một số bệnh lý ác tính. Xét nghiệm CEA này đo lượng Carcinoma Embryonic Antigen (CEA) trong máu. CEA có thể tăng khi có sự xuất hiện của khối u, lành tính hoặc ác tính. Ngoài chẩn đoán ung thư đại tràng, đây còn là chất chỉ điểm có giá trị trong theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. Chỉ số CEA mức bình thường ở người không hút thuốc lá là 0 – 2.5 ng/ml và ở người hút thuốc lá khoảng dưới 5 ng/ml. Bất kì sự tăng CEA nào cũng là dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể. Về chỉ điểm ung thư đại tràng, có khoảng trên 50% bệnh nhân ung thư đại tràng có chỉ số CEA lớn hơn 10 ng/ ml.

CA 72 – 4 được tìm thấy trên nhiều bề mặt tế bào, trong đó có đại tràng. Chỉ số CA 72 – 4 ở mức bình thường là nhỏ hơn 6 U/ml.

Thực tế, xét nghiệm máu ung thư đại tràng không có giá trị cao, không phát hiện được chính xác ung thư đại tràng mà phải cần tới các xét nghiệm chuyên sâu hơn như xét nghiệm tìm máu trong phân và đặc biệt là nội soi đại trực tràng.

Chẩn đoán ung thư đại tràng bao gồm:

Xét nghiệm tìm máu trong phân

Nội soi đại tràng

Sinh thiết

Chụp X quang

Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ

Hiện nay, Bệnh viện Thu Cúc đang triển khai xét nghiệm máu ung thư gan và các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh sớm. Trường hợp bệnh phẩm có nghi ngờ có thể gửi sang Mỹ, Singapore xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.

Để đăng kí khám hoặc nhận thêm thông tin giải đáp về xét nghiệm máu ung thư đại tràng, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.

Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư Đại Tràng

12/09/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 650 lượt xem

Ung thư đại tràng là bệnh khá phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng như xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, chụp CT… sẽ giúp phát hiện sớm bệnh.Thông thường, ở giai đoạn sớm, ung thư đại tràng không có biểu hiện rõ ràng. Khi người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng cụ thể thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Vì thế việc xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng sớm là vô cùng cần thiết.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng

Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp xét nghiệm chẩn đoan ung thư đại tràng đầu tiên ngay từ khi chưa có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm ung thư CEA. Nếu chỉ số CEA trong máu tăng cao có thể người bệnh đã mắc ung thư đại tràng. Tuy nhiên chỉ số này cũng tăng ở một vài bệnh ung thư khác nên để chẩn đoán ung thư đại tràng cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Xét nghiệm tìm máu trong phân: Phương pháp này giúp tìm kiếm dấu hiệu của máu trong phân do chảy máu khối u và polyp. Nếu có bất thường, bệnh nhân cần nội soi đại tràng để chẩn đoán chính xác bệnh.Nội soi đại tràng: Đây là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán sớm ung thư đại tràng. Qua hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ đại tràng, phát hiện sớm khối u.Chụp X-quang: Giúp bác sĩ quan sát một cách toàn diện toàn bộ đại tràng xem có sự hiện diện của các khối u và các tế bào ung thư hay không.Chụp CT/ MRI: Các phương pháp chẩn đoán này giúp xác định kích thước khối u và xác định mức độ lây lan của bệnh trong cơ thể.Siêu âm ổ bụng: Giúp bác sĩ quan sát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện ung thư đã lan rộng hay chưa.

Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô ở đại tràng thông qua quá trình nội soi, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán chính xác ung thư đại tràng.Bệnh ung thư đại tràng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này, khối u chỉ mới xuất hiện ở lớp niêm mạc trên cùng của đại tràng.

Giai đoạn I: Khối u đã lan rộng ra thành trong của đại tràng.

Giai đoạn II: Khối u đã lan ra bên ngoài đại tràng hoặc tới các mô lân cận, nhưng chưa tới hạch.

Giai đoạn III: Ung thư đã lan sang các hạch lân cận, nhưng chưa tới các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn IV: Khối u đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể và có xu hướng lan tới gan hoặc phổi.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh, mức độ bệnh của mỗi người mà đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Ung thư đại tràng nếu được điều trị sớm sẽ làm tăng cơ hội điều trị thành công.

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Ung Thư Đại Tràng Không?

Phát hiện ung thư đại tràng thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng không là thắc mắc của nhiều người.

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng không?

Ung thư đại tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam giới và nữ giới và có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng ở nước ta. Bệnh xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào tại đại tràng – phần dài nhất của ruột già, ngay trước trực tràng.

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng không? Thực tế xét nghiệm máu có tìm dấu ấn ung thư có những giá trị nhất định trong phát hiện bệnh sớm nhưng chỉ dựa vào một kết quả xét nghiệm máu không đủ cơ sở để khẳng định bạn có mắc ung thư đại tràng hay không do một số dấu ấn ung thư như CEA, CA 19 – 9 được sử dụng kết hợp trong phát hiện ung thư đại trực tràng có thể tăng trong nhiều trường hợp khác nhau.

CEA: là xét nghiệm viết tắt từ Carcinoembryonic antigen, là protein được tìm thấy trong mô của một bào thai phát triển trong tử cung; nồng độ trong máu của protein này biến mất hoặc giảm xuống rất thấp sau khi sinh. Đây là một xét nghiệm để theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng. Giá trị CEA ở người bình thường không hút thuốc lá là 0 – 2.5 ng/mL, người hút thuốc 0 – 5 ng/mL. Với ung thư đại tràng, khoảng 50% có giá trị CEA trên 10 ng/mL. CEA cũng có thể tăng với một số trường hợp bệnh nhân ung thư vú, ung thư tụy, ung thư tuyến giáp… và một số bệnh lý lành tính như xơ gan, loét dạ dày…

CA 19 – 9: trong ung thư đại trực tràng, độ nhạy lâm sàng của CA 19-9 (18-58%) nói chung là thấp hơn so với độ nhạy lâm sàng của CEA (38-58%)…

Các phương pháp kết hợp để phát hiện ung thư đại tràng

Để phát hiện ung thư đại tràng, ngoài xét nghiệm máu bác sĩ thường phải chỉ định kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Xét nghiệm máu trong phân: đây là phương pháp có độ đặc hiệu khá cao, lên tới 80%. Đây cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng để sàng lọc ung thư đại trực tràng

Nội soi đại trực tràng: là một trong những phương pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm, chẩn đoán bệnh. Soi đại tràng với ống soi mềm có độ nhạy tương đối cao.

Chụp khung đại tràng: là phương pháp được lựa chọn khi ống nội soi không thể vượt qua được trở ngại. Phương pháp chụp đối quang kép có thể phát hiện n hững tổn thương nhỏ, những polyp đại tràng – dấu hiệu tiền ung thư

Siêu âm: siêu âm bụng có thể phát hiện các u đại tràng, hạch ổ bụng…

CT/ MRI: đánh giá tình trạng xâm lấn, giai đoạn ung thư khi bệnh đã được chẩn đoán

Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có xây dựng gói khám sàng lọc ung thư đại trực tràng với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, chi phí trọn gói tiết kiệm giúp phát hiện ung thư sớm khi chưa có biểu hiện.