Ung thư thanh quản được đánh giá là loại ung thư thường gặp nhất ở nước ta. Cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh học ung thư thanh quản, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng điển hình, cách chẩn đoán, điều trị và kiểm soát bệnh,…. để biết cách chăm sóc bản thân, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:
1. Ung thư thanh quản là gì?
Ung thư thanh quản là dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản là bộ phận nằm ở phía trước của cổ, ngay phía trên khí quản. Thanh quản có vai trò tạo ra âm thanh, giọng nói và thường được gọi là hộp âm. Khi thanh quản bị tổn thương thì các chức năng này cũng bị ảnh hưởng.
Vị trí ung thư thanh quản
Theo thống kê 80% trường hợp ung thư thanh quản nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, một số tác giả còn gọi ung thư thanh quản là “ung thư lành tính” nhằm nhấn mạnh kết quả điều trị mỹ mãn của loại ung thư này.
2. Phân loại ung thư thanh quản
Theo vị trí và mức độ xâm lấn của khối u:
Ung thư tầng trên thanh môn.
Ung thư tầng thanh môn (u dây thanh).
Ung thư ở tầng dưới thanh môn (hạ thanh môn).
Theo hạch di căn vùng:
Không sờ thấy hạch.
Hạch độc nhất ở một bên cổ, đường kính ≤ 3cm.
Hạch to trên 6cm: hạch một/ hai/ đối bên cổ.
Theo hạch di căn xa:
Không thấy hạch di căn xa (tính từ hố dưới đòn xuống).
Sờ thấy hạch di căn xa, một nhiều nơi (nách, bẹn,…) hoặc di căn vào tạng.
Chưa xác định di căn xa.
3. Dịch tễ học ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là loại ung thư thuộc vùng đường hô hấp – tiêu hóa trên (V.A.D.S), thường gặp nhiều ở các nước công nghiệp phát triển (Âu, Mỹ). Trung bình ung thư thanh quản chiếm khoảng 10% so với ung thư toàn thân.
Ung thư thanh quản được đánh giá là loại ung thư hay gặp ở nước ta. Nếu chỉ tính trong nhóm ung thư tai-mũi-họng thì ung thư thanh quản đứng ở vị trí thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng. Hàng năm tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Hà Nội) thường khám và điều trị cho khoảng hơn 100 bệnh nhân ung thư vùng thanh quản, đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm mũi họng trong chuyên khoa tai mũi họng.
Giới: Nam gặp nhiều hơn nữ khoảng 4 : 1
Tuổi thường gặp từ 40 – 69.
4. Nguyên nhân gây ung thư thanh quản
Thuốc lá, rượu: Người ta cho rằng thuốc lá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gây ra căn bệnh ung thư này. Có tới 98% bệnh nhân ung thư thanh quản có hút thuốc lá. Sự kết hợp giữa thuốc lá và rượu làm tăng cao hơn nguy cơ mắc bệnh.
Yếu tố nghề nghiệp: Tiếp xúc với chất khí, bụi bẩn, làm việc trong nhà máy hóa chất, hầm mỏ có Nikel, Amitan,…
Giới tính: các bệnh nhân ung thư thanh quản chủ yếu là nam giới. Nhiều ý kiến giải thích rằng phụ nữ ít mặc bệnh này so với nam giới là do ít tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hơn.
Tuổi tác: 50-70 tuổi chiếm 72%, 40-50 tuổi chỉ chiếm 12%.
Một số bệnh thanh quản: Thể viêm thanh quản mạn tính như tăng sản, bạch sản, tăng sừng hóa rất dễ bị ung thư hóa nên còn được coi là trạng thái tiền ung thư. Các loại u nhú lành tính của thanh quản ở người lớn cũng dễ ung thư hóa.
Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình đã có người bị mắc bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh cao
5. Triệu chứng lâm sàng của ung thư thanh quản
Khàn tiếng: Đây là triệu chứng của ung thư thanh quản giai đoạn đầu. Khối u phát triền làm cho thanh môn bị hẹp lại và từ đó giọng nói trở nên khàn. Tình trạng này ngày càng nặng và dẫn tới phát âm khó khăn, nặng hơn là mất tiếng.
Khó thở: Triệu chứng này có thể đi kèm hoặc sớm hơn so với khàn tiếng. Ban đầu, kích thước của khối u còn bé, khó thở chỉ ở mức độ nhẹ, chỉ khi làm việc nặng, bệnh nhân thích ứng được. Nhưng theo dần sự tiến triển của bệnh sẽ xuất hiện khó thở theo cơn, trầm trọng nhất là khi bị kích thích gây co thắt thanh quản.
Khó nuốt: Kích thước khối u tăng lên và lan xuống vùng hầu họng mà dẫn tới khó nuốt. Việc ăn uống dần trở nên khó khăn hơn và bệnh nhân chỉ có thể sử dụng thức ăn dưới dạng lỏng.
Ho: là dấu hiệu phổ biến của nhiều căn bệnh trên đường hô hấp không riêng gì căn bệnh ung thư thanh quản.
Đau: Xuất hiện khi khối u lan đến bờ trên của thanh quản. Đau khi nuốt và thường đau lan lên tai.
6. Chẩn đoán ung thư thanh quản
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: Khàn tiếng ngày càng tăng; hít vào khó khăn; nuốt vướng gây đau vùng thanh quản; hạch di căn vùng cổ.
Hình ảnh nội soi: Soi thanh quản hạ họng giúp cho phát hiện sớm ung thư thanh quản.
CT scan: Đánh giá khối ung thư, mức độ xâm lấn, hạch cổ.
Sinh thiết khối u.
Chẩn đoán phân biệt: lao thanh quản cần khám chuyên khoa phổi, chụp phổi, sinh thiết. Liệt hồi qui gây cố định dây thanh, nhưng niêm mạc thanh quản bình thường, không có hiện tượng sùi, loét.
Chọc hút hạch di căn.
7. Các giai đoạn bệnh ung thư thanh quản
Có thể tóm tắt ngắn gọn các giai đoạn của ung thư thanh quản như sau:
Giai đoạn I: Hình thành các khối u ở thanh quản. Ở giai đoạn này dây thanh vẫn còn di động bình thường.
Giai đoạn II: Lúc này, tế bào ung thư lan rộng hơn, làm các dây thanh di động trở nên khó khăn hơn.
Giai đoạn III: Khối u lây lan vào các hạch bạch huyết ở từng phần của thanh quản ( thượng thanh môn, thanh môn hay hạ thanh môn). Tùy thuốc vào vị trí và mức độ lây lan mà chức năng của các phần này giảm dần.
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của ung thư; có sự xâm lấn, di căn sang nhiều khu vực trong cơ thể: tạng, xương,…
8. Cách điều trị ung thư thanh quản
Các biện pháp điều trị ung thư thanh quản hiện nay gồm:
Phương pháp phẫu thuật
Tùy theo vị trí, độ lan của khối u, tình trạng hạch di căn mà lựa chọn một trong 2 phương pháp phẫu thuật sau:
Phẫu thuật bảo tồn (cắt một phần thanh quản): Khi khối u còn khu trú, chưa di căn. Sau phẫu thuật người bệnh có thể thở và phát âm qua đường mũi. Nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 60-70%.
Phẫu thuật tiệt căn (cắt bỏ hoàn toàn thanh quản): Trong trường hợp đã có hạch di căn. Sau phẫu thuật người bệnh phải thở qua lỗ của khí quản khâu nối ra vùng da cổ và phát âm qua thiết bị hỗ trợ/ phẫu thuật. Tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 30-35%.
Phương pháp xạ trị
Hiện nay, xạ trị là phương pháp rất phổ biến để điều trị các khối u ác tính. Nguồn tia xạ được chiếu trực tiếp vào tế bào ung thư nhằm ngăn chặn sự phát triển và lây lan của khối. Xạ trị thường dùng khi khối u chưa di căn.
Điều trị xạ trị đơn thuần.
Điều trị xạ trị phối hợp phẫu thuật
Hóa điều trị ung thư
Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất tiêm vào cơ thể nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Do đó, nps sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Dùng phương pháp hóa trị hoặc để loại bỏ tế bào ung thư còn xót lại sau quá trình phẫu thuật, xạ trị; hoặc để làm nhỏ kích thước khối u trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị.
Tuy nhiên, kết quả mà phương pháp này mang lại vẫn còn đang gây tranh cãi.
9. Biện pháp giúp hạn chế tiến triển của ung thư thanh quản
Một trong những điều đáng lo ngại nhất của các bệnh nhận ung thư thanh quản đó là làm thế nào để bảo vệ cho giọng nói của mình? Để tình trạng bệnh không chuyển biến tồi tệ hơn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh và kiểm soát bệnh hiệu quả bạn cần tạo cho mình những thói quen sinh hoạt hợp lý:
Xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học.
Có những bài tập thể dục phù hợp với tình trạng cơ thể.
Dùng thuốc theo đúng chỉ định và khám lại theo yêu cầu của bác sĩ.
Sử dụng sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư điển hình như: King Fucoidan