Top 10 # Xét Nghiệm Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Xét Nghiệm Ung Thư Tuyến Tiền Liệt

Ngày càng nhiều những căn bệnh quái ác, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.

Trong đó, ung thư tuyến tiền liện cũng không phải ngoại lệ. Phát hiện và điều trị sớm căn bệnh là điều quan trọng.

Hãy tham khảo bài viết: “Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt” để hiểu rõ hơn.

Ung thư tiền liệt tuyến là gì?

Theo Wikipedia: “Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh lý nguy hiểm xuất phát từ tế bào tuyến trong tuyến tiền liệt, từ sự phát triển tin quá mức và bất thường của những tế bào tiền liệt tuyến.”

Ban đầu, tế bào ung thư chỉ phát triển trong tuyến tiền liệt. Nếu không có sự can thiệp điều trị kịp thời, khối u sẽ to dần ra và xâm lấn ra các cơ quan bộ phận xung quanh theo đường máu hoặc các hạch bạch huyết.

Nguyên nhân nào gây nên ung thư tiền liệt tuyến

Có nhiều lý do gây nên ung thư tiền liệt tuyến. Trong đấy, phải kể đến là tuổi tác. Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh xuất hiện ở nam giới.

Khi càng lớn tuổi khả năng mắc bệnh càng cao cao thông thường độ tuổi khi mắc bệnh là từ 50 tuổi trở lên

Có thể là do di truyền: những người trong gia đình có bố hoặc em trai bị ung thư tiền liệt tuyến thì khả năng mắc bệnh là 5-10% .

Ngoài ra, những người bị béo phì, ăn quá nhiều thịt hoặc chất béo có nguồn gốc từ động vật, quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục… đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?

Kiểm tra chỉ số kháng nguyên tiền liệt tuyến PSA: các tế bào tiền liệt tuyến sẽ sản xuất ra một loại protein gọi là PSA.

Khi xác định được nồng độ PSA trong máu sẽ giúp phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến

Nồng độ bộ dưới 4 ng/ml: bình thường

Nồng độ từ 4 đến 10 ng/ml: cần theo dõi

Nồng độ trên 10 ng/ml: khả năng cao mắc ung thư

Kiểm tra trực tràng: thông qua kiểm tra trực tràng bằng tay để phát hiện những bất thường trên bề mặt tiền liệt tuyến.

Đó là các nốt cứng, sần. Tuy nhiên, kiểm tra trực tràng không phát hiện ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm.

Sinh thiết: khi xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt chỉ số PSA trong máu cao + kèm theo xuất hiện u ở tiền liệt tuyến thì tiến hành sinh thiết. Đó là phương pháp chính xác nhất để đưa ra kết luận cuối cùng.

Siêu âm, chụp CT hoặc cộng hưởng từ: đây là xét nghiệm áp dụng cho những trường hợp đã xác định bị ung thư. Xét nghiệm để kiểm tra xem tế bào ung thư đã di căn chưa.

Các phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến

Dùng kháng sinh: sau khi khám và xác định bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn bạn bạn sẽ dùng từ 4 đến 6 tuần. Những trường hợp mãn tính thì thời gian điều trị sẽ rất lâu.

Nếu các triệu chứng trở nên nặng thì bạn sẽ được truyền kháng sinh thay vì uống

Thuốc chống viêm: dùng thuốc chống viêm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giải quyết những khó khăn bất tiện cho viêm tuyến tiền liệt và ung thư tiền liệt tuyến gây ra

Kết hợp các liệu pháp massage tiền liệt tuyến và tắm nước ấm

Ngoài ra thì cũng nên có chế độ sinh hoạt phù hợp. Những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh như hạn chế các loại rượu bia, cà phê, các loại thực phẩm có tính cay, axit.

Hạn chế ngồi lâu lưu ý khi vận động mạnh thì nên có bảo hộ để giảm áp lực lên tuyến tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt ở đâu?

Bạn có thể đăng kí xét nghiệm ở các khoa Nam khoa hoặc các cơ sở, phòng khám tư nhân về nam khoa, hiếm muộn.

Ung Thư Tiền Liệt Tuyến Và Xét Nghiệm Psa

Tiền liệt tuyến là gì?

Ung thư tiền liệt tuyến là vấn đề sức khỏe quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới cao tuổi với đỉnh cao xuất độ và tử vong trong khoảng 70 tuổi nhưng do diễn tiên chậm và liên tục với nhiều mức độ ác tính khác nhau nên bệnh có tầm ảnh hưởng đến khoảng tuổi rộng hơn

Theo số liệu của cơ quan thế giới nghiên cứu ung thư IARC, UTTLT có xuất độ cao thứ tư toàn cầu tính chung ở cả hai giới( sau ung thư phổi,vú, đại trực tràng) với khoảng 1.112000 ca mới mỗi năm, chiếm 7.9 tổng số ung thư các loại

Tại Việt nam theo số liệu nghiên cứu của IARC, bệnh thường gặp thứ 10 trong các loiaj ung thư ở cả hai giới  cũng như riêng cho nam giới với 1.275 trường hợp mắc mới và 872 trường họp tử vong ước tính mỗi năm trên cả nước

3. Triệu chứng khi mắc bệnh

3.1. Đặc điểm lâm sàng

UTTTL là loại ung thư duy nhất tồn tại dưới 2 thể:

– Thể ẩn (Cancer occulte).

– Thể có biểu hiện lâm sàng.

Thể ẩn không có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng, thường được phát hiện khi làm sinh thiết hạch hay sinh thiết xương trên bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng, 30-40% ung thư ở thể ẩn (occulte) chỉ có thể phát hiện ra khi làm giải phẫu bệnh tử thi do các nguyên nhân khác nhau.

3.2. Hoàn cảnh lâm sàng phát hiện ra bệnh

Có 2 lý do làm cho người bệnh phải đi khám bệnh:

– Rối loạn tiểu tiện.

– Các dấu hiệu về u lan toả hoặc đã có di căn.

Các yếu tố chính tạo nên hình ảnh lâm sàng về tiết niệu thường gặp của bệnh lý UTTTL:

– Sự phát triển khối ung thư ở các mức độ khác nhau trong tuyến làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu.

– Sự tắc nghẽn của bàng quang.

– Các triệu chứng kích thích ở đường tiết niệu dưới.

3.2.1. Các dấu hiệu về tiết niệu

– Tiểu khó, tia tiểu nhỏ.

– Tiểu nhiều lần, mức độ khác nhau, tuỳ theo sự kích thích, cảm giác tiểu không hết do có nước tiểu dư trong bàng quang.

– Tiểu vội.

– Tiểu tràn, tiểu không tự chủ.

– Bí tiểu cấp.

3.2.2. Các dấu hiệu di căn, xâm lấn

Các dấu hiệu lan toả thường gặp là:

– Đau xương: 13% triệu chứng đầu tiên là đau xương, 21% đến khám vì đau xương. Quá trình đau xương diễn ra khi có hiện tượng phá huỷ xương tại các ổ di căn xương. Trong các vị trí di căn của UTTTL, xương được coi là đích đến đầu tiên, hay gặp nhất ở xương chậu, cột sống thắt lưng, xương đùi. Di căn xương rầm rộ, giống như hội chứng các rễ thần kinh, một số trường hợp gây chèn ép tuỷ sống, xẹp đốt sống, gãy xương bệnh lý.

– Đau tầng sinh môn: Bệnh nhân có thể đến viện trong tình trạng đau vùng chậu, tầng sinh môn, chèn ép tầng sinh môn gây bí tiểu mạn. Thăm trực tràng TTL rất to, cứng, lổn nhổn nhiều nhân cả 2 thuỳ hoặc mất hẳn rãnh liên thuỳ, các xâm lấn có triệu chứng chèn ép trực tràng: táo bón, trĩ chảy máu từ vừa đến nặng.

– Phù nề chi dưới: Do hạch chậu 1 bên hoặc cả 2 bên chèn ép hệ mạch chi dưới, làm ứ trệ tuần hoàn, phù nề chi dưới, lâm sàng có thể sờ thấy 1 hạch hoặc nhiều hạch lổn nhổn 2 bên bẹn, chụp CT phát hiện các hạch sâu dọc 2 bên hố chậu, 1% BN triệu chứng đầu tiên phù nề chi dưới, 3% đến viện vì sờ thấy hạch bẹn, 30% phát hiện bệnh khi đã có hạch vùng.

– Xuất tinh ra máu:

Túi tinh là vị trí đầu tiên của quá trình phát triển, lan toả tại chỗ của khối u, xâm lấn túi tinh qua 3 con đường .

+ Phát triển vào lớp cơ quanh túi tinh, sau đó vào túi tinh;

+ Thông qua ống dẫn tinh vào thẳng túi tinh;

+ Xâm lấn trực tiếp từ đáy TTL vào thành túi tinh.

3.2.3 Xét nghiệm PSA và bệnh lý tiền liệt tuyến

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt PSA (Prostate Specific Antigen) là một glycoprotein được mã hóa bởi gen KLK3, được tiết ra bởi các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. Phần lớn PSA trong máu được gắn với các protein huyết tương, một lượng nhỏ (khoảng 30%) của PSA không gắn với protein được gọi là PSA tự do dạng này không có hoạt tính phân hủy protein. Ở điều kiện bình thường, chỉ số PSA tồn tại trong máu với nồng độ rất thấp (0 – 4 ng/mL).  Nồng độ PSA sẽ tăng nhẹ theo độ tuổi.

PSA cao cảnh báo bệnh lý gì?

Nồng độ PSA trong máu cao hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, phì đại, viêm, ung thư tuyến tiền liệt…. Trong những người có nồng độ PSA tăng thì chỉ có khoảng 1/3 trường hợp là bị ung thư. Tuy nhiên, không phải PSA tăng có thể kết luận ung thư tuyến tiền liệt và ngược lại, ung thư tuyến tiền liệt nhưng PSA có thể không tăng. Trên thực tế khoảng 20% số trường hợp người bị ung thư tuyến tiền liệt gặp ở người có nồng độ PSA trong phạm vi bình thường.

Ai nên thực hiện xét nghiệm PSA ?

– Nam giới từ 40 tuổi trở lên

– Gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến tiền liệt: nếu trong gia đình có bố hay anh em thì nên sớm thực hiện xét nghiệm PSA từ độ tuổi 40 để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

– Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thể khu trú: xét nghiệm PSA giúp đánh giá được nguy cơ tử vong. 

– Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cần theo dõi hiệu quả điều trị bệnh cũng như sớm phát hiện việc tái phát ung thư tuyến tiền liệt. Từ 6 tháng tới 36 tháng người điều trị ung thư tuyến tiền liệt cần xét nghiệm để biết các mức độ PSA tùy theo mức độ nguy cơ của bệnh.

– Cần lưu ý rằng PSA cao chưa thể kết luận ung thư tuyến tiền liệt. Để chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác như:

– Thăm khám trực tràng bằng ngón tay

– Siêu âm tuyến tiền liệt

– Sinh thiết

– Chụp CT

– Xạ hình xương, PET…

Hiện nay tại bệnh viện ung bướu Nghệ an, chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến cũng như xét nghiệm PSA giúp sàng lọc cũng như chẩn đoán ung thư TLT đều được thực hiện thường quy tại bệnh  viện Ung bướu Nghệ An./.

Những Cách Xét Nghiệm Và Sàng Lọc Ung Thư Tuyến Tiền Liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng ung thư hình thành nên khối u và phát triển ở tuyến tiền liệt – một cơ quan nằm trong hệ thống sinh dục nam giới có nhiệm vụ sản xuất chất nhờn và tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng. Bệnh có thể phát triển chậm và có khả năng di căn sang các cơ quan khác, nhất là xương và các hạch bạch huyết.

Đây là loại ung thư đứng thứ hai trong số các loại ung thư dễ mắc ở phái mạnh. Những yếu tố gây nên tình trạng ung thư tuyến tiền liệt thường là tuổi tác, gen di truyền, viêm nhiễm cơ quan sinh dục… do đó nam giới nên sớm tầm soát ung thư để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

I. Những phương pháp tầm soát xem bạn có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không?

1. Khám trực tràng (DRE)

Bác sĩ sẽ có những kiểm tra thủ công sơ bộ cho bạn. Đơn giản nhất là đeo găng tay y tế và dùng bôi trơn, sau đó cho ngón tay đưa vào trực tràng của bạn để cảm nhận những thay đổi bất thường của tuyến tiền liệt như vết sưng hoặc vùng cứng có phải là ung thư hay không.

Nếu bạn có những bất thường thì sẽ được bác sĩ hỏi về những triệu chứng bạn đang gặp phải về bài tiết, đường tiết niệu hoặc các vấn đề tình dục. Sau đó sẽ tìm hiểu các yếu tố gây rủi ro như tiền sử mắc bệnh trong gia đình. Bác sĩ có thể sẽ đưa ra các đề nghị, yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm nếu có nghi ngờ bạn bị ung thư tuyến tiền liệt.

2. Xét nghiệm máu PSA

Xét nghiệm máu theo phương pháp PSA được sử dụng để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới khi không có các triệu chứng cụ thể. Đây là xét nghiệm đầu tiên khi tiến hành kiểm tra bệnh lý này.

Nếu bạn không bị bệnh thì mức PSA không vượt quá 4/1ml máu. Nếu mức PSA tăng thì nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt gia tăng. Và nếu mức PSA trên 10 thì nguy cơ bạn bị ung thư tuyến tiền liệt là 50%.

Xét nghiệm PSA mang lại những kết quả khá hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt:

Ở những người đàn ông vừa được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm PSA có thể cho kết quả kiểm tra thể chất và loại khối u để giúp bác sĩ đưa ra quyết định xem có nên làm các xét nghiệm khác hay không.

Xét nghiệm PSA giúp xác định giai đoạn ung thư của bạn và giúp biết mức độ ung thư có lây sang cơ quan khác hay vẫn còn giới hạn ở tuyến tiền liệt. Nếu kết quả mức PSA của bạn rất cao, ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Dựa vào mức PSA mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp đối với sức khỏe cảu bệnh nhân như phẫu thuật, xạ trị…

Các xét nghiệm PSA cũng góp phần quan trọng giúp theo dõi ung thư tuyến tiền liệt trong và sau khi điều trị.

3. Siêu âm cắt ngang (TRUS)

Đối với xét nghiệm này, bạn sẽ được cho một đầu dò nhỏ có chiều rộng bằng ngón tay được bôi trơn và đi vào trực tràng của bạn. Đầu dò này sẽ phát ra sóng siêu âm đi vào tuyến tiền liệt và truyền hình ảnh trắng đen của cơ quan này về chiếc máy tính mà nó được kết nối.

Phương pháp TRUS thường được dùng để kiểm tra tuyến tiền liệt ở nam giới có mức PSA cao bất thường. Nó có thể được sử dụng để đo kích thước của tuyến tiền liệt, phát hiện sớm ung thư và ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị của nam giới.

4. Làm xét nghiệm sinh thiết tuyến tiền liệt

Nếu xét nghiệm máu PSA hoặc khám trực tràng DRE cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ tiến hành làm sinh thiết tuyến tiền liệt để xác định chính xác bạn có mắc bệnh hay không.

Phương pháp sinh thiết là một thủ tục dùng một đầu kim lấy các mẫu nhỏ của tuyến tiền liệt và quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Kỹ thuật này thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, bác sĩ phẫu thuật điều trị ung thư đường sinh dục, đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt.

Phương pháp này thường được dùng để kết hợp với siêu âm cắt ngang TRUS để đưa một cây kim mỏng, rỗng xuyên qua thành trực tràng vào tuyến tiền liệt. Khi kim được kéo ra, nó sẽ mang theo một mô nhỏ của tuyến tiền liệt. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy khoảng 12 mẫu khác nhau của tuyến tiền liệt.

Tuy nghe có vẻ khá đau đớn, nhưng cảm giác này thường khá ngắn ngủi. Hầu hết các bác sĩ khi tiến hành làm sinh thiết sẽ làm tê vùng đó bằng cách tiêm thuốc gây tê cục bộ cạnh tuyến tiền liệt. Phương pháp sinh thiết chỉ mất khoảng 10 phút và bạn sẽ dùng kháng sinh trong một hoặc 2 ngày sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trong vài ngày sau khi làm thủ thuật, bạn sẽ cảm thấy hơi đau ở khu vực này và có thể lẫn máu trong nước tiểu hoặc chảy máu nhẹ từ trực tràng, phân có lẫn ít máu. Nhiều nam giới thường thấy máu trong tinh dịch và thường kéo dài trong vài tuần tùy thuộc vào tần suất nam giới xuất tinh.

Các mẫu sinh thiết sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để quan sát dưới kính hiển vi để xem chúng có chứa tế bào ung thư hay không. Bạn sẽ nhận kết quả sau ít nhất 1 đến 3 ngày hoặc có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.

II. Các xét nghiệm khác khi bạn đã bị ung thư tuyến tiền liệt

Những xét nghiệm này thường được tiến hành giúp các bác sĩ kiểm tra xem tế bào ung thư của tuyến tiền liệt đã lây lan qua các bộ phận khác chưa:

1. Quét xương

Khi bạn bị ung thư tuyến tiền liệt thì nó thường có xu hướng lan rộng và đi đến xương, nhất là vùng xương chậu, xương đùi. Xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ xác nhận xem ung thư đã lan rộng trong xương của bạn hay chưa.

Trước khi quét xương, bạn sẽ được tiêm chất phóng xạ mức độ thấp vào các khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành camera thu nhận bức xạ và chụp ảnh hình ảnh từ xương của bạn.

2. Chụp CT

Đây là thủ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) để theo dõi sự lây lan của ung thư trong cơ thể. Người ta thường sử dụng tia X để biết được chi tiết bên trong cơ thể bạn cũng như các mô mềm gần vùng bị ung thư.

Phương pháp này là một trong những manh mối giúp các bác sĩ biết được tế bào ung thư đã lây lan sang các hạch bạch huyết của bạn hoặc đến các cơ quan khác. Từ đó giúp các bác sĩ có phác đồ điều trị hợp lý cho sức khỏe của bạn.

3. Quét MRI

Đây là phương pháp quét hình ảnh cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh của các mô mềm trong cơ thể bạn và nó sẽ chi tiết hơn chụp CT. Thay vì dùng tia X, quét MRI sẽ sử dụng nam châm và sóng radio để tạo ra hình ảnh.

Đối với ung thư tuyến tiền liệt, chụp MRI có thể cho hình ảnh rõ ràng về tình trạng ung thư của tuyến tiền liệt và các mô xung quanh để biết ung thư đã lan rộng hay chưa. Bác sĩ sẽ dùng một đầu dò đặc biệt đưa vào trong trực tràng để có bản quét chính xác nhất.

4. Sinh thiết hạch bạch huyết

Sinh thiết hạch bạch huyết là phương pháp cần thiết để xác định xem ung thư đã lan đến hạch bạch huyết hay chưa. Phương pháp này thường là một thủ tục riêng hoặc đi kèm với một thủ tục phẫu thuật khác.

Bạn sẽ được gây tê tại vị trí cần làm sinh thiết. Bác sĩ sẽ dùng một cây kim lấy hạch bạch huyết cần kiểm tra. Đối với ung thư tuyến tiền liệt, mẫu sinh thiết thường được lấy là hạch bạch huyết ở vùng háng.

5. Sinh thiết xương

Nếu phương pháp quét xương không giúp bác sĩ có được hình ảnh chính xác về bệnh ung thư tuyến tiền liệt có lan rộng hay chưa, họ có thể sẽ đề nghị bạn làm sinh thiết xương để chắc chắn ung thư không lan rộng.

Bạn sẽ được gây tê tại khu vực cần lấy mẫu xương. Một cây kim sẽ đâm thẳng xuyên qua màng cứng của xương, sau đó một lượng nhỏ tủy xương sẽ được rút ra và đưa đi kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm tế bào ung thư.

Các xét nghiệm mà bạn được bác sĩ khuyến nghị sẽ giúp họ có thêm thông tin về bệnh ung thư tuyến tiền liệt của bạn. Đôi khi các bác sĩ có thể nhận được kết quả họ cần từ một xét nghiệm mà không phải làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào khác. Những cũng có trường hợp họ cần làm thêm xét nghiệm để hoàn toàn chắc chắn về bệnh tình của bạn.

*ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Psa Tầm Soát Ung Thư Tuyến Tiền Liệt

Xét nghiệm PSA trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là một trong những xét nghiệm đóng vai trò quan trọngtrọng. Tuy vậy xét nghiệm PSA chưa phải là xét nghiệm duy nhất để kết luận có mang bệnh hay không.

1. Xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Chính vì vậy, nam giới có thể không cần làm xét nghiệm PSA một cách thường quy để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Đây cũng chính là khuyến cáo mới của Ủy ban đặc nhiệm phòng ngừa bệnh tật – Hoa Kỳ vừa công bố.

Khi tuyến tiền liệt bị viêm, phì đại hoặc ung thư, nồng độ PSA sẽ tăng lên. Việc điều trị quá tay có thể có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Chính vì vậy, để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh, nam giới cần phải có những lưu ý tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.

2. Hiệu quả của xét nghiệm PSA trong việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Phương pháp PSA mang lại hiệu quả khi giúp người bệnh tránh tình trạng bị tắc mạch chân hoặc phổi do điều trị. Ngoài ra người bị đau tim do điều trị, người bị liệt dương và tiểu không kiểm soát sẽ được hạn chế khi sử dụng xét nghiệm PSA.

3. Những ai cần làm xét nghiệm PSA?

Trước đó, hiệp hội tiết niệu Mỹ đã đề nghị kiểm tra xét nghiệm máu và làm PSA (kháng nguyên chuyên biệt của tiền liệt tuyến) ở tất cả những người đàn ông trên 40 tuổi. Mức tăng của PSA có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu.

Nội dung khái quát của khuyến cáo mới này như sau:

Nam giới tuổi từ 40-45: Không cần kiểm tra xét nghiệm trừ khi trong gia đình đã có người mắc bệnh hoặc một số nguyên nhân khác bị cho là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Nam giới tuổi từ 55-69: Không cần kiểm tra xét nghiệm thường xuyên nhưng nên trao đổi với các bác sĩ về lợi ích và tác hại của việc kiểm tra cho phù hợp với sức khoẻ của mỗi cá nhân.

Nam giới trên 70 tuổi: Không cần kiểm tra xét nghiệm trừ khi trong gia đình đã có người mắc bệnh hoặc một số lý do khác bị cho là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, hiệp hội tiết niệu Mỹ không phải là tổ chức duy nhất ở Hoa Kỳ đưa ra những thông tin về việc kiểm tra xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt. Trường thầy thuốc Hoa kỳ (American College of Physicians) cũng đưa ra những khuyến cáo về độ tuổi tham gia xét nghiệm (chủ yếu là từ 50-69 tuổi và chỉ thực hiện khi người đàn ông đó muốn được xét nghiệm) và cơ quan dự phòng Hoa Kỳ Taskforce năm 2012 đã đưa ra khuyến cáo không đồng tình với các xét nghiệm PSA cho nam giới ở bất kỳ độ tuổi nào.

Kiểm tra xét nghiệm không phải là lựa chọn hoàn hảo để sàng lọc và phát hiện căn bệnh ung thư có thể dẫn đến chết người này. Vì vậy, việc kiểm tra là không nhất thiết, nó phụ thuộc vào bệnh ung thư và các yếu tố khác như tuổi tác. Lợi ích của việc sàng lọc bệnh ung thư tuyến tiền liệt rõ ràng ít hơn so với các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như ung thư vú hoặc ung thư đường ruột.

Các bác sĩ cũng cảnh báo các kết quả xét nghiệm là không đáng tin cậy hoàn toàn và có thể tạo ra những lo lắng, căng thẳng cho nam giới. Hơn nữa, xét nghiệm PSA thường dùng một cây kim nhỏ để lấy sinh thiết mô và mẫu mô từ nhiều phần của tuyến tiền liệt. Điều này có thể gây ra đau đớn và cũng có thể mang đến những rủi ro không mong đợi, chẳng hạn như bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu sinh thiết mô của người đàn ông cho thấy những dấu hiệu của ung thư thì cũng chưa thể khẳng định được khả năng dẫn đến tử vong cao vì có rất nhiều bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và khó có khả năng gây tử vong hoặc làm ảnh hưởng đến các vấn đề khác trong cuộc sống của người đàn ông.

Nhưng thật khó để có thể biết được mức độ đe doạ tính mạng của căn bệnh ung thư này, vì vậy nhiều nam giới đã chọn cách điều trị nó. Có thể là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị để diệt các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, những phương pháp điều trị đó có thể mang lại những tác dụng phụ đáng kể như bị liệt dương, mất kiểm soát ở “cậu nhỏ” hoặc các vấn đề về ruột.

Vì vậy, thông báo mới của Mỹ đang cố gắng để giảm thiểu số lượng những người đàn ông bị di chứng do điều trị ung thư tuyến tiền liệt không cần thiết, trong khi vẫn có thể cứu sống được nhiều sinh mạng.