Top 9 # Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Buồng Trứng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Buồng Trứng

Các gen BRCA1 và BRCA2 thấy trong gia đình nhiều người bị ung thư vú. Phụ nữ mang đột biến các gen này cũng tăng nguy cơ ung thư buồng chứng.

Tiền sử gia đình: Những người thân có quan hệ gia đình cấp I (mẹ, con gái, chị hoặc em gái) với người phụ nữ bị ung thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khả năng mắc bệnh đặc biệt cao nếu có từ hai người thân cấp I trở lên bị mắc căn bệnh này. Nguy cơ mắc bệnh có phần ít hơn, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình, nếu những người thân khác (bà, cô, chị em họ) mắc ung thư buồng trứng. Tiền sử gia đình có ung thư vú hoặc ung thư đại tràng cũng gắn với tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Độ tuổi: Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng lên khi người phụ nữ già đi. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng xuất hiện ở những phụ nữ trên 50 tuổi, nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở những phụ nữ trên 60 tuổi.

Sinh con: Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những phụ nữ đã sinh con. Thực tế cho thấy phụ nữ càng có nhiều con thì nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng càng ít.

Tiền sử cá nhân: Phụ nữ đã bị ung thư vú hoặc đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ không bị ung thư vú hay ung thư đại tràng.

Thuốc kích thích sinh sản: Thuốc kích thích rụng trứng có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đang xem xét mối quan hệ có thể này.

Bột tan: Một số nghiên cứu chỉ ra rẳng những phụ nữ sử dụng bột tan (phấn) ở vùng sinh dục trong nhiều năm có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều trị hoóc-môn thay thế: Một số bằng chứng cho thấy phụ nữ sử dụng hoóc-môn sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng nhẹ.

Khi chúng ta biết được nhiều hơn về các nguyên nhân sinh ung thư buồng trứng thì chúng ta cũng biết làm thế nào để làm giảm khả năng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú và dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các biện pháp này làm giảm số lần phóng noãn, và các nghiên cứu cho rằng giảm số lần phóng noãn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Những phụ nữ đã được phẫu thuật tránh thai như thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Thêm vào đó, 1 số nghiên cứu cho thấy giảm lượng mỡ trong khẩu phần ăn có thể sẽ là giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Điều đáng lưu ý là có 1 hay nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là chắc chắn người phụ nữ đó sẽ bị ung thư buồng trứng, nhưng khả năng mắc phải sẽ cao hơn bình thường. Những chị em quan tâm đến bệnh có thể nói chuyện với các thầy thuốc chuyên khoa như bác sỹ phụ khoa, bác sỹ phụ khoa ung thư hoặc bác sỹ nội khoa ung thư. Bác sỹ có thể gợi ý các cách làm giảm khả năng mắc bệnh và có thể đưa ra 1 kế hoạch, 1 lịch trình kiểm tra sức khoẻ cụ thể.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Nên Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư hay gặp của chị em phụ nữ, có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Ung thư buồng trứng thường hình thành và diễn biến âm thầm. Các chị em phụ nữ thường phát hiện căn bệnh này khi tình cờ đi khám sức khỏe hoặc khám phụ khoa. Hiện nay, nguyên nhân của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết một cách chính xác.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Nếu có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ sau, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người phụ nữ khác.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trên 50 tuổi, đây là độ tuổi đã mãn kinh hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp phải ở những phụ nữ trẻ hơn.

Ở giai đoạn mãn kinh, chị em thường phải trải qua những biến đổi về thể trạng và tâm lý. Hoạt động tiết chế của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn và có thể ngưng hoạt động hẳn. Điều này gây suy giảm lượng Estrogen trong máu, nhất là Estradiol. Do đó, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn này cũng cao hơn.

Do yếu tố sinh sản

Những phụ nữ độc thân không sinh con hoặc mất khả năng sinh sản, hoặc sinh con muộn ở ngoài độ tuổi 30, không cho con bú sữa mẹ cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ khác.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc cho con bú mẹ sẽ giúp trì hoãn thời gian rụng trứng đồng thời làm giảm mức độ Oestrogen trong buồng trứng. Thời kỳ rụng trứng càng nhiều thì rủi ro hình thành nên các tế bào đột biến gây bệnh càng cao.

Đó là lý do mà những chị em phụ nữ không sinh con, sinh ít con hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ thường có nguy cơ phải đối mặt với ung thư buồng trứng cao hơn.

Kinh nguyệt

Những người có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Lối sống

Các lối sống thiếu khoa học như thường xuyên ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống rượu, lười vận động, béo phì, tăng cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiền sử bệnh của bản thân

Những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, ung thư đại trực tràng cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Ngoài ra, sử dụng liệu pháp hoocmon sau mãn kinh (uống thuốc, tiêm Estrogen…), dùng thuốc kích thích phóng noãn để điều trị vô sinh… cũng là những yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng.

Khả năng chữa khỏi căn bệnh này ở chị em phụ nữ còn tùy thuộc vào bệnh được phát hiện vào giai đoạn nào.

Nếu phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, đặc biệt là khi bạn có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ trên, thì nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để đề phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng nếu có.

Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ung Thư Buồng Trứng

U buồng trứng là sự phát triển của các tế bào bất thường mà có thể là lành tính hoặc ác tính. Mặc dù u lành tính được tạo ra từ các tế bào bất thường, những tế bào này không di căn tới các phần khác của cơ thể. Tế bào ung thư buồng trứng di căn theo một trong 2 cách. Thông thường, chúng xâm lấn trực tiếp các mô hoặc cơ quan xung quanh trong khung chậu và ổ bụng. Hiếm hơn, chúng đi theo dòng máu hoặc bạch huyết tới các phần khác của cơ thể.

Những nguyên nhân của ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết đến. Một vài nhà nghiên cứu tin rằng phải có điều gì với quá trình sửa chữa mô theo sau quá trình giải phóng trứng hàng tháng qua một lỗ nhỏ trong nang buồng trứng (sự rụng trứng) trong suốt thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Sự hình thành và phân chia của các tế bào mới ở những vị trí “đứt gãy” có thể có thể tạo ra tình trạng trong đó những lỗi di truyền xảy ra. Những giả thuyết khác cho rằng sự tăng nồng độ hormon trước và trong thời kỳ rụng trứng có thể kích thích sự phát triển của các tế bào bất thường.

Ba loại ung thưbuồng trứng tồn tại, được xác định bởi vị trí chúng hình thành trong buồng trứng. Bao gồm:

U biểu mô. Khoảng 85 – 90% ung thư buồng trứng phát triển trong biểu mô, vỏ ngoài mỏng bao phủ buồng trứng. Dạng ung thư buồng trứng này thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh.

U tế bào mầm. Những u này thường xảy ra ở tế bào sản xuất trứng của buồng trứng và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ.

U sinh dục. Những u này phát triển trong mô cùng sản xuất estrogen và progesteron.

Đôi khi, ung thư buồng trứng xảy ra ở nhiều hơn một thành viên trong một gia đình nhưng nó không là kết quả của bất kỳ biến đổi gen di truyền nào được biết đến. Có tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn, nhưng không cùng mức độ như khi mang những khiếm khuyết về gen di truyền. Nếu bạn có người thân thế hệ thứ nhất – mẹ, con gái hoặc chị em gái – mắc ung thư buồng trứng, nguy cơ của bạn phát triển bệnh là 5% trong suốt cuộc đời.

Ung thư buồng trứng thường gặp nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bạn tăng lên theo tuổi sau tuổi 70. Hầu hết ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở phụ nữ đã mãn kinh, bệnh cũng xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Phụ nữ có ít nhất một lần mang thai có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng thấp hơn. Tương tự, việc dùng thuốc uống tránh thai có một vài tác dụng bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng.

Khi nào cần lời khuyên của bác sĩ

Đến gặp bác sĩ của bạn nếu bạn thấy sưng, căng, tức hoặc đau trong bụng hoặc khung chậu kéo dài. Nếu bạn đã gặp bác sĩ và nhận được chẩn đoán khác không phải ung thư buồng trứng, nhưng bạn không đỡ sau khi điều trị, hãy đến khám lại.

Nếu bạn có tiền sử ung thư buồng trứng trong gia đình, hãy đến gặp bác sĩ được đào tạo để xác định và chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng để bạn có thể nói về sàng lọc và cơ hội điều trị khi bạn không có bệnh.

Nếu bác sĩ chăm sóc ban đầu của bạn nghi ngờ bạn mắc ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia ung thư phụ khoa, hoặc bạn có thể đề đạt ý kiến của riêng bạn. Bác sĩ ung thư phụ khoa là một bác sĩ sản khoa và phụ khoa được đào tạo thêm về chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng và các loại ung thư phụ khoa khác.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Vú

Ung thư vú được hình thành bởi một hay rất nhiều yếu tố nguy cơ trong đó có yếu tố nguy cơ chúng ta có thể thay đổi và có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi.

Hiện nay, rất nhiều phụ nữ mặc dù không có bất kỳ dấu hiệu của yếu tố ung thư nào nhưng vẫn bị ung thư vú và ngược lại, có những phụ nữ có rất nhiều yếu tố nguy cơ nhưng không hề phát hiện ra bệnh. Việc xác định các yếu tố nguy cơ chỉ là một phần rất nhỏ trong việc có thể chấn đoán được bệnh ung thư vú sớm ở phụ nữ ngày nay.

1. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được

Giới tính, độ tuổi, gen di truyền là một trong các yếu tố nguy cơ của ung thư vú bạn không thể thay đổi được. Những yếu tố này là yếu tố chính khiến có nguy cơ mắc ung thư vú của bạn trở lên cao hơn. Tuy nhiên, khi bạn có những yếu tố này chưa chắc bạn đã bị mắc ung thư vú.

Điều đơn giản nhất bạn có thể hiểu, khi bạn là phụ nữ thì đó chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vú. Tuy nhiên, ung thư vú chỉ bị ở phụ nữ là hiểu lầm khá phổ biến trong nhận thức của mọi người. Ở nam giới, vẫn có nguy cơ mắc ung thư vú nhưng khả năng mắc bệnh thường ít hơn 100 lần so với phụ nữ, nguyên nhân có thể do nam có ít estrogen và progesterone, những hormone sinh dục nữ có khả năng xúc tiến sự trưởng thành của các tế bào ung thư vú.

Sau giới tính thì tuổi là yếu tố nguy cơ lớn thứ nhì của ung thư vú. Phần lớn ung thư vú được phát hiện sau tuổi 50 và hầu hết ung thư vú xâm lấn được tìm thấy ở phụ nữ trên 55 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc ung thư vú đang dần trẻ hóa nên các bạn nữ cũng nên chú ý đến các dấu hiệu nguy cơ để có thể phát hiện bệnh sớm.

c, Một số gien di truyền nhất định

Khoảng 5-10% số ca bị ung thư vú được cho là do di truyền một số đột biến gien từ cha mẹ, mà thông thường là do do đột biến gien BCRA1 và BCRA2. (Bình thường, hai gien này tổng hợp các protein giúp ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào bất thường. Khi bị đột biến, chúng mất đi khả năng kiểm soát tế bào, dẫn tới ung thư.) Ngoài ra, còn một số đột biến gien khác cũng có thể dẫn đến ung thư vú di truyền, nhưng BCRA1 và BCRA2 là có thể tầm sóat khi thử nghiệm gien.

d, Tiền sử gia đình bị ung thư vú

Cần lưu ý rằng khoảng 8/10 phụ nữ bị ung thư vú không có người nào trong gia đình mắc bệnh này, tuy nhiên:

– Phụ nữ nếu có người thân trong gia đình bị ung thư vú sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

– Phụ nữ có một người thuộc thế hệ thứ nhất (mẹ, chị, con gái) bị ung thư vú sẽ tăng nguy cơ bản thân lên gấp 2 lần. Nếu có hai người thuộc thế hệ này bị bệnh, nguy cơ sẽ tăng 3 lần.

– Nguy cơ cũng sẽ tăng lên nếu phụ nữ có ba hoặc một anh trai bị bệnh này.

e, Tiền sử bản thân bị bệnh vú lành tính ở vú hay bị ung thư vú

Phụ nữ mắc một bệnh lành tính ở vú thì tăng 3.5 đến 5 lần nguy cơ bị ung thư vú.

Hơn nữa, một người phụ nữ bị ung thư 1 vú tăng nguy cơ phát triển ung thư ở vú còn lại hay ở vùng khác ở cùng bên vú bệnh (khác với sự tái phát của bệnh ung thư lần đầu).

Nhìn chung, phụ nữ da trắng tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư vú hơn phụ nữ Mỹ gốc châu Phi, nhưng khi mắc bệnh, nguy cơ tử vong ở phụ nữ Mỹ gốc châu Phi lại cao hơn. Phụ nữ châu Á, châu Mỹ và châu Mỹ latin nguy cơ mắc và tử vong vì ung thư vú thấp hơn.

Như đã biết, mô vú được tạo thành từ mô mỡ, mô sợi và mô tuyến. Mô vú được gọi là đặc (phát hiện trên nhũ ảnh) khi có nhiều mô tuyến và mô sợi, và có ít mô mỡ. Phụ nữ có mô vú đặc nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp 1.2 đến 2 lần so với mô vú bình thường. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ đặc của mô vú như tuổi, tình trạng mãn kinh, sử dụng thuốc (dùng hormone thay thế sau mãn kinh), thai kỳ, và di truyền.

h, Có kinh sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)

Phụ nữ có nhiều chu kỳ kinh, vì có kinh sớm hoặc mãn kinh muộn đều tăng nguy cơ mắc ung thư vú, do họ có nhiều thời gian tiếp xúc với hormone estrogen và progesterone hơn.

Xạ trị vùng ngực để chữa cho một loại ung thư khác (như bệnh Hogkin và lymphoma non-Hogkin) làm tăng đáng kể nguy cơ bị ung thư vú, bắt đầu từ 10 năm sau tiếp xúc tia xạ và kéo dài sau đó. Yếu tố nguy cơ này phụ thuộc vào liều và độ tuổi tiếp xúc với tia xạ: tăng cao nhất khi tiếp xúc ở tuổi dậy thì (mô vú đang phát triển) và hầu như không tăng khi xạ trị sau 40 tuổi.

Lượng rượu tiêu thụ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Giả thiết được đặt ra là rượu làm hạn chế khả năng kiểm soát lượng estrogen trong máu của gan, dẫn tới tăng khả năng ung thư vú.

Thừa cân hay béo phì sau mãn kinh là yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Tình trạng này được giải thích bởi sau mãn kinh, mô mỡ là nguồn estrogen chính của cơ thể, khi hai buồng trừng ngừng sản xuất hormone này. Có nghĩa là mô mỡ càng nhiều thì lượng estrogen càng cao, và nguy cơ ung thư vú càng tăng.

Ít vận động là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tập thể dục đều đặn 4 đến 7 giờ mỗi tuần và sự giảm nguy cơ ung thư vú. Tập thể dục giúp tiêu thụ và kiểm soát lượng đường huyết, hạn chế nồng độ insulin – hormone có thể ảnh hưởng tới sự phát triển mô vú. Mặt khác, người có thói quen tập thể dục thường khỏe mạnh, ít mỡ thừa hơn so với người ít vận động. Mỡ tạo estrogen, và mỡ thừa tạo estrogen thừa.

Nhìn chung, phụ nữ không có con hay có con đầu sau 30 tuổi tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giảm nhẹ nguy cơ ung thư vú, nhất là kéo dài 1.5 đến 2 năm. Nguyên nhân được cho là cho con bú làm giảm số chu kỳ kinh, dẫn đến giảm lượng estrogen, đồng thời, trong khoảng thời gian này, phụ nữ thường có xu hướng ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng và duy trì lối sống lành mạnh (không uống rượu hay hút thuốc).

f, Điều trị kết hợp hormone thay thế

Điều trị kết hợp hormone thay thế estrogen – progesterone (HT) sau mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc và tử vong vì ung thư vú. Nguy cơ này bắt đầu tăng sau 2 năm sử dụng liệu pháp và trở về bình thường sau 5 năm ngừng sử dụng.

Chế độ ăn được cho là đóng khoảng 30 – 40% nguyên nhân gây ung thư nói chung. Không có loại thực phẩm hay chế độ ăn nào giúp phòng ngừa ung thư vú, nhưng dưỡng chất từ các loại thực phẩm sạch (không thuốc trừ sâu hay thuốc tăng trưởng) như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc giúp bảo vệ cơ thể khỏi những đột biến tế bào có hại.

Mặc dù rất nhiều nghiên cứu trên phụ nữ ở Mỹ chưa tìm ra được mối liên hệ giữa ung thư vú và lượng chất béo ăn vào, nhưng thống kê cho thấy ung thư vú ít gặp ở các nước có chế độ ăn ít chất béo toàn phần.

– Gây tổn hại phổi khi điều trị xạ trị ung thư vú.

– Khó lành vết thương sau phẫu thuật và tái tạo hình vú.

– Tăng nguy cơ tạo cục máu đông khi điều trị hóa trị liệu.

Một vài nghiên cứu cho rằng phụ nữ làm việc ban đêm, như công nhân, bác sĩ, điều dưỡng, có thể tăng nguy cơ ung thư vú. Giả thiết được đặt ra là do sự hạ thấp nồng độ melatonin khi cơ thể tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm.

4. Các yếu tố chưa được chứng minh hay còn đang tranh cãi

Liệu mặc áo ngực có thể gây tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và dẫn đến ung thư vú không? Cho tới hiện tại, câu trả lời là không. Một nghiên cứu gần đây trên hơn 1 500 phụ nữ cho thấy không có sự liên hệ nào giữa hai sự việc này.

Một số nghiên cứu đã cung cấp các dữ liệu mạnh mẽ rằng phá thai hay sảy thai tự nhiên cũng không ảnh hưởng gì đến nguy cơ ung thư vú.

Mặc dù nâng ngực bằng silicone có thể tạo mô sẹo ở ngực, nhưng vẫn các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy nguy cơ nào dẫn đến ung thư vú. Tuy nhiên, cần lưu ý là nâng ngực khiến mô vú khó quan sát trên nhũ ảnh chuẩn, do đó, nếu ngực bạn có túi silicone, phải thông báo với kĩ thuật viên để chụp thêm một số hình ảnh giúp chẩn đoán mô vú chính xác hơn.

Tóm lại, bản thân phụ nữ đã là một nguy cơ của ung thư vú, và mỗi người lại có thêm những nguy cơ riêng – một số thay đổi được, một số không. Bằng cách chọn cho mình một lối sống lành mạnh nhất, cùng với việc thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ về yếu tố ung thư vú của mình, thì bạn đã trao cho bản thân khả năng giảm thiểu tối đa những nguy cơ này.

Nguồn bài viết: Ruy băng tím – Kiến thức phòng chống ung thư cho mọi người