Top 13 # Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Buồng Trứng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Nên Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư hay gặp của chị em phụ nữ, có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Ung thư buồng trứng thường hình thành và diễn biến âm thầm. Các chị em phụ nữ thường phát hiện căn bệnh này khi tình cờ đi khám sức khỏe hoặc khám phụ khoa. Hiện nay, nguyên nhân của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết một cách chính xác.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Nếu có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ sau, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người phụ nữ khác.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trên 50 tuổi, đây là độ tuổi đã mãn kinh hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp phải ở những phụ nữ trẻ hơn.

Ở giai đoạn mãn kinh, chị em thường phải trải qua những biến đổi về thể trạng và tâm lý. Hoạt động tiết chế của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn và có thể ngưng hoạt động hẳn. Điều này gây suy giảm lượng Estrogen trong máu, nhất là Estradiol. Do đó, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn này cũng cao hơn.

Do yếu tố sinh sản

Những phụ nữ độc thân không sinh con hoặc mất khả năng sinh sản, hoặc sinh con muộn ở ngoài độ tuổi 30, không cho con bú sữa mẹ cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ khác.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc cho con bú mẹ sẽ giúp trì hoãn thời gian rụng trứng đồng thời làm giảm mức độ Oestrogen trong buồng trứng. Thời kỳ rụng trứng càng nhiều thì rủi ro hình thành nên các tế bào đột biến gây bệnh càng cao.

Đó là lý do mà những chị em phụ nữ không sinh con, sinh ít con hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ thường có nguy cơ phải đối mặt với ung thư buồng trứng cao hơn.

Kinh nguyệt

Những người có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Lối sống

Các lối sống thiếu khoa học như thường xuyên ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống rượu, lười vận động, béo phì, tăng cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiền sử bệnh của bản thân

Những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, ung thư đại trực tràng cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Ngoài ra, sử dụng liệu pháp hoocmon sau mãn kinh (uống thuốc, tiêm Estrogen…), dùng thuốc kích thích phóng noãn để điều trị vô sinh… cũng là những yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng.

Khả năng chữa khỏi căn bệnh này ở chị em phụ nữ còn tùy thuộc vào bệnh được phát hiện vào giai đoạn nào.

Nếu phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, đặc biệt là khi bạn có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ trên, thì nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để đề phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng nếu có.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Buồng Trứng

Các gen BRCA1 và BRCA2 thấy trong gia đình nhiều người bị ung thư vú. Phụ nữ mang đột biến các gen này cũng tăng nguy cơ ung thư buồng chứng.

Tiền sử gia đình: Những người thân có quan hệ gia đình cấp I (mẹ, con gái, chị hoặc em gái) với người phụ nữ bị ung thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khả năng mắc bệnh đặc biệt cao nếu có từ hai người thân cấp I trở lên bị mắc căn bệnh này. Nguy cơ mắc bệnh có phần ít hơn, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình, nếu những người thân khác (bà, cô, chị em họ) mắc ung thư buồng trứng. Tiền sử gia đình có ung thư vú hoặc ung thư đại tràng cũng gắn với tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Độ tuổi: Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng lên khi người phụ nữ già đi. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng xuất hiện ở những phụ nữ trên 50 tuổi, nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở những phụ nữ trên 60 tuổi.

Sinh con: Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những phụ nữ đã sinh con. Thực tế cho thấy phụ nữ càng có nhiều con thì nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng càng ít.

Tiền sử cá nhân: Phụ nữ đã bị ung thư vú hoặc đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ không bị ung thư vú hay ung thư đại tràng.

Thuốc kích thích sinh sản: Thuốc kích thích rụng trứng có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đang xem xét mối quan hệ có thể này.

Bột tan: Một số nghiên cứu chỉ ra rẳng những phụ nữ sử dụng bột tan (phấn) ở vùng sinh dục trong nhiều năm có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều trị hoóc-môn thay thế: Một số bằng chứng cho thấy phụ nữ sử dụng hoóc-môn sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng nhẹ.

Khi chúng ta biết được nhiều hơn về các nguyên nhân sinh ung thư buồng trứng thì chúng ta cũng biết làm thế nào để làm giảm khả năng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú và dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các biện pháp này làm giảm số lần phóng noãn, và các nghiên cứu cho rằng giảm số lần phóng noãn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Những phụ nữ đã được phẫu thuật tránh thai như thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Thêm vào đó, 1 số nghiên cứu cho thấy giảm lượng mỡ trong khẩu phần ăn có thể sẽ là giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Điều đáng lưu ý là có 1 hay nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là chắc chắn người phụ nữ đó sẽ bị ung thư buồng trứng, nhưng khả năng mắc phải sẽ cao hơn bình thường. Những chị em quan tâm đến bệnh có thể nói chuyện với các thầy thuốc chuyên khoa như bác sỹ phụ khoa, bác sỹ phụ khoa ung thư hoặc bác sỹ nội khoa ung thư. Bác sỹ có thể gợi ý các cách làm giảm khả năng mắc bệnh và có thể đưa ra 1 kế hoạch, 1 lịch trình kiểm tra sức khoẻ cụ thể.

Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ung Thư Buồng Trứng

U buồng trứng là sự phát triển của các tế bào bất thường mà có thể là lành tính hoặc ác tính. Mặc dù u lành tính được tạo ra từ các tế bào bất thường, những tế bào này không di căn tới các phần khác của cơ thể. Tế bào ung thư buồng trứng di căn theo một trong 2 cách. Thông thường, chúng xâm lấn trực tiếp các mô hoặc cơ quan xung quanh trong khung chậu và ổ bụng. Hiếm hơn, chúng đi theo dòng máu hoặc bạch huyết tới các phần khác của cơ thể.

Những nguyên nhân của ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết đến. Một vài nhà nghiên cứu tin rằng phải có điều gì với quá trình sửa chữa mô theo sau quá trình giải phóng trứng hàng tháng qua một lỗ nhỏ trong nang buồng trứng (sự rụng trứng) trong suốt thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Sự hình thành và phân chia của các tế bào mới ở những vị trí “đứt gãy” có thể có thể tạo ra tình trạng trong đó những lỗi di truyền xảy ra. Những giả thuyết khác cho rằng sự tăng nồng độ hormon trước và trong thời kỳ rụng trứng có thể kích thích sự phát triển của các tế bào bất thường.

Ba loại ung thưbuồng trứng tồn tại, được xác định bởi vị trí chúng hình thành trong buồng trứng. Bao gồm:

U biểu mô. Khoảng 85 – 90% ung thư buồng trứng phát triển trong biểu mô, vỏ ngoài mỏng bao phủ buồng trứng. Dạng ung thư buồng trứng này thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh.

U tế bào mầm. Những u này thường xảy ra ở tế bào sản xuất trứng của buồng trứng và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ.

U sinh dục. Những u này phát triển trong mô cùng sản xuất estrogen và progesteron.

Đôi khi, ung thư buồng trứng xảy ra ở nhiều hơn một thành viên trong một gia đình nhưng nó không là kết quả của bất kỳ biến đổi gen di truyền nào được biết đến. Có tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn, nhưng không cùng mức độ như khi mang những khiếm khuyết về gen di truyền. Nếu bạn có người thân thế hệ thứ nhất – mẹ, con gái hoặc chị em gái – mắc ung thư buồng trứng, nguy cơ của bạn phát triển bệnh là 5% trong suốt cuộc đời.

Ung thư buồng trứng thường gặp nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bạn tăng lên theo tuổi sau tuổi 70. Hầu hết ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở phụ nữ đã mãn kinh, bệnh cũng xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Phụ nữ có ít nhất một lần mang thai có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng thấp hơn. Tương tự, việc dùng thuốc uống tránh thai có một vài tác dụng bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng.

Khi nào cần lời khuyên của bác sĩ

Đến gặp bác sĩ của bạn nếu bạn thấy sưng, căng, tức hoặc đau trong bụng hoặc khung chậu kéo dài. Nếu bạn đã gặp bác sĩ và nhận được chẩn đoán khác không phải ung thư buồng trứng, nhưng bạn không đỡ sau khi điều trị, hãy đến khám lại.

Nếu bạn có tiền sử ung thư buồng trứng trong gia đình, hãy đến gặp bác sĩ được đào tạo để xác định và chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng để bạn có thể nói về sàng lọc và cơ hội điều trị khi bạn không có bệnh.

Nếu bác sĩ chăm sóc ban đầu của bạn nghi ngờ bạn mắc ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia ung thư phụ khoa, hoặc bạn có thể đề đạt ý kiến của riêng bạn. Bác sĩ ung thư phụ khoa là một bác sĩ sản khoa và phụ khoa được đào tạo thêm về chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng và các loại ung thư phụ khoa khác.

Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Vòm Họng

24/07/2018 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 422 lượt xem

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vòm họng chưa được xác định cụ thể nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm cả yếu tố có thể kiểm và không thể kiểm soát.

Ung thư vòm họng hay còn được gọi là ung thư mũi hầu xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong các mô của mũi hầu, khu vực sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc cao nhất là 30 – 55 tuổi. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm:

Thuốc lá, rượu mạnh

Chế độ dinh dưỡng kém

Những người có chế độ dinh dưỡng kém như chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi, sử dụng nhiều thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, xì dầu, nước mắm có chứa Nitrosamin làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

Nhiễm HPV

HPV là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Người ta tin rằng sự gia tăng bạn tình và quan hệ tình dục bằng đường miệng làm tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư vùng đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng.

Vi rút EBV

Vi rút EBV (Epstein – Barr) là một loại phổ biến của vi rút herpes. Nhiều nghiên cứu cho biết EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nguy cơ phát triển ung thư vòm họng trong tương lai.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Ung thư vòm họng không di truyền nhưng những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn…

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực sớm. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng đều là các biểu hiện “mượn” từ các cơ quan xung quanh như tai, mũi, thần kinh, hạch… nên rất dễ bị bỏ qua. Vì vậy, khám sức khỏe, tầm soát ung thư vòm họng định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Để đăng kí khám tầm soát ung thư hay nhận thêm thông tin về yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.