Top 10 # Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Dạ Dày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Dạ Dày

Ở Việt Nam Ung thư dạ dày đang là vấn đề y tế lớn trong nhân dân, đặc biệt là ở nam giới trên 40 tuổi. Ước tính hàng năm có khoảng 15000 – 20000 người bị Ung thư dạ dày, đứng thứ 2 sau ung thư phổi (ở nam); đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung (ở nữ)

Ung thư dạ dày là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Theo Hiệp hội Ung thư quốc tế (UICC), mỗi năm trên thế giới có trên bảy triệu ung thư mới được phát hiện, trong đó khoảng 30% là Ung thư dạ dày. Riêng đối với ung thư tiêu hoá thì Ung thư dạ dày là loại gặp nhiều nhất.

Ở Việt Nam đang là vấn đề y tế lớn trong nhân dân, đặc biệt là ở nam giới trên 40 tuổi. Ước tính hàng năm có khoảng 15000 – 20000 người bị Ung thư dạ dày vẫn được coi là bệnh lý ác tính tiến triển và tiên lượng nặng nề, tỉ lệ tử vong cao. Cho đến nay nguyên nhân Ung thư dạ dày vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ nói đến các yếu tố nguy cơ.

Bình thường 6% thanh niên và trung niên, 20 – 30% người già có tình trạng giảm acid chlorhydric sinh lý. Trong trường hợp Ung thư dạ dày thì acid chlorhydric có thể giảm hoặc không có. Trước một ổ loét dạ dày có dịch vị vô toan cần nghĩ đến tính chất ác tính hoặc diễn biến ác tính của ổ loét.

Trong cộng đồng có nguy cơ cao quá trình này thường bắt đầu từ năm thứ 20 đến 30 của tuổi đời. Qua thời gian viêm teo niêm mạc sẽ phát triển lan rộng trong dạ dày. Cho đến 60 – 70 tuổi kết quả là những tế bào tiết acid giảm đi dẫn tới sự thay đổi pH tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng với các yếu tố khác dẫn đến Ung thư dạ dày.

3. Vai trò của Helicobacter Pylori trong ung thư dạ dày

Marshall và Warren lần đầu tiên phân lập trực khuẩn HP vào năm 1982, kể từ đó có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của nó trong bệnh lý dạ dày, nhất là bệnh lý loét và bệnh lý ung thư dạ dày.Parsonet ( 1991 ) theo dõi những người mắc ung thư dạ dày và người bình thường thì thấy rằng tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 84% còn ở nhóm chứng là 64%.Blaser ( 1995 ) thấy rằng, vai trò của HP trong ung thư dạ dày rõ ràng hơn ở những người mang HP có chuỗi Cag A. Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Tạ Long và cs tiến hành ở 104 bệnh nhân ung thư dạ dày cho thấy có đến 77,1% bệnh nhân nhiễm HP theo chẩn đoán mô bệnh học và hầu hết trong số này đều mang chuỗi Cag A.

4. Một số yếu tố khác với ung thư dạ dày

Tính chất gia đình: ung thư dạ dày có tính chất gia đình chiếm khoảng 1 – 15% các trường hợp ung thư. Yatsuya (2001) nghiên cứu yếu tố gia đình của bệnh thì thấy rằng những gia đình có từ hai thành viên trở lên mắc ung thư dạ dày thì có nguy cơ mắc bệnh rất cao cho cả hai giới và nguy cơ tử vong do ung thư dạ dày cũng cao hơn so với các bệnh nhân ung thư dạ dày không có tiền sử gia đình.

Bệnh thiếu máu ác tính, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không polyp, dị sản ruột.. là những yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày.

Các yếu tố khác như điều kiện kinh tế khó khăn, tiếp xúc với phóng xạ, công nhân mỏ than, công nhân cao su… là những điều kiện thuận lợi cho ung thư dạ dày phát triển.

Như vậy cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày là có một chế độ ăn hợp lý, nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế thực phẩm muối hay hun khói, điều trị triệt để các bệnh lý dạ dày khác; với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, có tính chất gia đình nên thường xuyên nội soi dạ dày 6tháng một lần để kiểm tra, kịp thời phát hiện sớm tổn thương, và cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống để chúng ta có cuộc sống thật sự khoẻ mạnh.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ung Thư Dạ Dày

Nguy cơ phát triển ung thư dạ dày tăng lên theo tuổi tác. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư cũng có thể có nguy cơ cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày phổ biến bao gồm:

Tuổi tác: Ung thư dạ dày thường được phát hiện ở những người trên 55 tuổi.

Giới tính: Bệnh ảnh hưởng đến nam giới gấp đôi nữ giới.

Chủng tộc: Ung thư dạ dày phổ biến ở người Mỹ gốc Phi hơn người da trắng.

Khu vực: Loại ung thư này phổ biến hơn ở một số nơi trên thế giới, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, một số khu vực của Đông Âu và Mỹ Latinh. Người dân ở những khu vực này ăn nhiều thực phẩm được bảo quản bằng cách sấy khô, hun khói, ướp muối hoặc ngâm chua.

E-cadherin / CDH1: Mặc dù rất hiếm nhưng những người thừa hưởng đột biến di truyền này có 70 đến 80% nguy cơ phát triển ung thư dạ dày trong cuộc đời của họ. Ngoài ra, phụ nữ có khiếm khuyết di truyền này có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP): Hội chứng này gây ra các khối u ở đại tràng, dạ dày và ruột. Thường do đột biến gen APC gây ra, hội chứng này làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng của một người và có thể đóng một vai trò nhỏ trong việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày của một người.

Hút thuốc: Một số bằng chứng cho thấy hút thuốc lá với nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư dạ dày. Những người hút thuốc có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn những người không hút thuốc.

Chế độ ăn uống: Các nhà khoa học tin rằng ăn thực phẩm chế biến sẵn có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của ung thư dạ dày. Mặt khác, thực phẩm tươi (đặc biệt là trái cây và rau tươi và thực phẩm tươi được đông lạnh hoặc làm lạnh đúng cách) có thể bảo vệ chống lại bệnh này.

Nhiễm H. pylori: Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng nhiễm H. pylori lâu dài có thể dẫn đến viêm và những thay đổi tiền ung thư đối với niêm mạc dạ dày. Trên thực tế, bệnh nhân ung thư dạ dày thường có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những người không bị ung thư dạ dày.

Thiếu máu ác tính: Một số người bị thiếu máu ác tính có thể bị polyp dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nhiễm vi rút Epstein-Barr : Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, vi rút Epstein-Barr được tìm thấy trong tế bào ung thư của khoảng 5% đến 10% những người bị ung thư dạ dày.

Để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, bạn còn cần trang bị cho cho mình những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Online để theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày, hàng giờ, nhờ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những diễn biến xấu của bệnh.

Website: https://myhealth.com.vn/

Những Yếu Tố Nguy Cơ Hàng Đầu Gây Ung Thư Dạ Dày

Ung thư đường tiêu hóa là một trong những bệnh ung thư có tỉ lệ mắc ngày càng cao, nhất là ung thư dạ dày. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể nguy hiểm tính mạng. Vậy nguyên nhân nào gây ra ung thư dạ dày? Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư dạ dày.

Dạ dày là một bộ phận của đường tiêu hóa, có vai trò chứa đựng, nghiền nhỏ thức ăn và tiến hành chuyển hóa thức ăn thành dạng dễ hấp thu nhờ các enzym tiêu hóa có trong dịch vị. Chính vì vậy chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đối với dạ dày. Ung thư dạ dày thường gặp ở những người có thói quen ăn mặn, thích ăn các đồ dưa chua cà muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp…

Một số thói quen ăn uống khác như ăn quá nhanh, bỏ bữa, ăn quá no… cũng là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày và gây ung thư dạ dày lúc nào không hay.

Rượu bia và các chất kích thích có ảnh hưởng rất xấu đối với dạ dày, nó khiến dạ dày bị tổn thương từ đơn giản như viêm loét, lâu dần có thể ung thư hóa. Chính vì vậy người nào có thói quen dùng rượu bia, chất kích thích thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường.

Trong những năm gần đây, vi khuẩn Hp dạ dày không còn là khái niệm xa lạ đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc phòng tránh nó cực kì khó khăn do thói quen sinh hoạt của người Việt Nam là ăn chung, uống chung nên rất dễ lây lan vi khuẩn Hp

Khi vi khuẩn HP tồn tại lâu trong dạ dày sẽ gây hại và lâu dần có thể gây ung thư dạ dày. Việc điều trị vi khuẩn HP không quá khó, nhưng việc phòng tránh tái nhiễm thì lại vô cùng khó khăn.

Khi gia đình có người thân mắc ung thư dạ dày thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng tăng lên. Một phần do cùng gia đình sẽ chung chế độ ăn, sinh hoạt, một phần do ung thư dạ dày cũng có tính chất gia đình.

Chính vì vậy với những gia đình có người mắc ung thư dạ dày thì nên đi khám định kỳ và tầm soát để phát hiện ung thư dạ dày sớm.

Những người bị viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… nếu không được điều trị triệt để, bệnh kéo dài mãn tính sẽ có nguy cơ ung thư hóa rất cao. Không ít trường hợp viêm loét tái diễn, các vết loét ngày càng trầm trọng rồi tăng sản ác tính hóa ung thư.

Hút thuốc lá thuốc lào dù là chủ động hay thụ động thì đều có thể gây ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do khói thuốc chứa rất nhiều chất độc hại gây phá hủy hệ tiêu hóa, đồng thời hút thuốc lá cũng kích thích tăng sản xuất cortisol gây viêm loét dạ dày, khiến niêm mạc của dạ dày trở nên suy yếu.

Còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể gây ung thư dạ dày mà không phải ai cũng biết. Theo thống kê, người nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao hơn những nhóm máu khác.

Những người sống trong môi trường ô nhiễm, hít khói bụi thường xuyên cũng khiến nguy cơ mắc ung thư dạ dày tăng cao. Những người bị thiếu máu ác tính cũng rất dễ bị ung thư dạ dày.

Tại Sao Bị Ung Thư Dạ Dày? Yếu Tố Nào Làm Tăng Nguy Cơ?

Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm đứng đầu trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Theo thống kê, hàng năm, ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

Nếu có chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, ít trái cây, rau xanh, nhiều thức ăn chế biến sẵn, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ngoài ra, thói quen ăn mặn cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Đây là những chất hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Các chất này làm tiêu lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, chất cồn trong rượu bia có thể làm biến đổi các tế bào trong dạ dày dẫn tới ung thư.

Nếu trong gia đình có người thân từng bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con cháu mắc bệnh cao hơn những người không có yếu tố gia đình ảnh hưởng.

Viêm dạ dày nếu không được điều trị triệt để sẽ tiến triển thành mạn tính, lâu dần hình thành ung thư.

Việc sinh sống trong môi trường ô nhiễm nặng, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất phóng xạ, chất độc hại… cũng khiến cơ thể bị ảnh hưởng, gây ung thư dạ dày.

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày có thể phòng tránh được bằng nhiều cách khác nhau:

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày

Hạn chế các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn. Tránh ăn uống ở các hàng quán vỉa hè, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh…

Hút thuốc lá và bia rượu cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Vì thế cần ngừng hút thuốc lá và uống rượu bia ở mức độ vừa phải sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị triệt để bệnh ở dạ dày có vi khuẩn HP

Việc tầm soát bệnh định kỳ giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể để điều trị kịp thời, tăng khả năng chữa khỏi bệnh.

Để tìm hiểu thêm tại sao bị ung thư dạ dày hoặc đặt lịch tầm soát ung thư tại bệnh viện Thu Cúc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558896 hoặc hotline 0904 97 0909 để được tư vấn kỹ lưỡng.