Top 11 # Zona Và Cách Điều Trị Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Zona Và Cách Điều Trị

1.Căn nguyên và sinh bệnh học

Bệnh do 1 loại virut có ái tính cao với tổ chức thần kinh gây nên, chúng thuộc nhóm virut Herpes gây bệnh ở người là varicella zoster virut (VZV).

Ở trẻ nhỏ và những người chưa từng nhiễm virut này thì chúng gây bệnh thủy đậu.

Sau nhiễm tiên phát, virut theo dây thần kinh cảm giác ngoại biên đến khu trú ở hạch cảm giác và tiềm ẩn ở đó. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì virut tái hoạt động ở hạch thần kinh cảm giác và theo dây thần kinh đi ra.

Virut gay tổn thương hạch thần kinh cảm giác, dây thần kinh mà nó đi qua và vùng da do dây thần kinh đó chi phối.

2.Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng và toàn thân

-đau là triệu chứng thường gặp nhất, đau ở các giai đoạn:

+trước khi nổi thương tổn da: bệnh nhân có cảm giác đau và rát tại 1 vùng da, đau nhức nhối, người mệt mỏi.

+khi có tổn thương da: đau tại vùng da tổn thương, đau lan sang các hạch lân cận hoặc đau sâu nội tạng. Zona vùng đầu mặt thường đau sâu hơn vùng khác, người lớn tuổi đau nhiều hơn, đau kéo dài suốt thời gian bị bệnh.

+khi tổn thương da đã khỏi: bệnh nhân vẫn còn cảm giác đau tại vị trí đã tổn thương

-ngoài ra có thể ngứa. rát, bỏng hoặc rối loạn cảm giác da vùng bị tổn thương

-bệnh nhân có thể sốt, người mệt mỏi hoặc mất ngủ

Tổn thương cơ bản

-lúc đầu dát đỏ hơi gờ cao trên da, sau đó xuất hiện mụn nước căng bóng, kích thước nhỏ như hạt tấm, đứng riêng rẽ hoặc liên kết với nhau thành đám, thành vệt, dải theo hướng đi của dây thần kinh.

-mụn nước có thể tập trung thành bọng nước, bờ không đều, da mụn nước căng, nền da xung quanh viêm đỏ

-dịch mụn nước ban đầu trong, sau đục dần do bội nhiễm

-có thể thấy tổn thương thứ phát như loét, trợt, tiết dịch do mụn nước xẹp hay vỡ; khi khô đóng vảy tiết dày.

-vị trí tổn thương: bất kỳ vùng da nào của cơ thể và ở 1 nửa bên người, đôi khi có mụn nước bên đối diện

3.Các thể lâm sàng

-zona xuất huyết: dịch mụn nước, bọng nước màu đỏ sẫm do lẫn máu

-zona hoại tử: thường gặp ở bệnh nhân già yếu, suy giảm miễn dịch

-theo khu trú của tổn thương:

+zona hạch gối

+zona cổ (đám rối cổ nông)

+zona mắt

+zona của dây thần kinh hàm trên, hàm dưới

+zona liên sườn và ngực bụng

+zona thắt lưng-bụng đùi

4.Tiến triển, biếm chứng và di chứng

-tiến triển: bệnh thường lành tính, khỏi sau 2-3 tuần

-biến chứng có thể gặp bao gồm nhiễm trùng và loét sâu ở vùng da kém dinh dưỡng

-di chứng thường gặp có đau sau zona, rối loạn cảm giác tại vùng da tổn thương và để lại sẹo sau vỡ mụn nước.

-tại chỗ:

Khi tổn thương chưa dập vỡ thì bôi thuốc dạng hồ, kem như hồ nước, kem kẽm, kem Acyclorvir

Khi tổn thương trợt, tiết dịch hoặc nhiễm trùng thì bôi thuốc sát trùng như dung dịch Xanh methylen 2%…

-toàn thân:

Thuốc kháng virut Acyclorvir 200mg/lần x 5 lần/ngày x 10 ngày

Kháng sinh chống nhiễm trùng

Thuốc điều trị triệu chứng kèm theo

Các vitamin nhóm B, C

Previous article Bệnh thủy đậu

Bệnh Zona Thần Kinh Và Cách Điều Trị

Virus gây bệnh thủy đậu – có tên là varicella zoster, cũng là nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh (hay còn gọi là giời leo). Vậy bệnh zona có tự khỏi không? Bệnh zona thần kinh và cách điều trị cụ thể là như thế nào?

1. Bệnh zona và cách điều trị

Virus varicella zoster gây bệnh zona có thể tồn tại âm thầm trong thần kinh của bạn hàng chục năm sau khi gây ra thủy đậu và đột nhiên hoạt động trở lại vào một ngày nào đó. Triệu chứng chính của bệnh zona là xuất hiện phát ban ở một bên cơ thể hoặc khuôn mặt, và gây đau đớn cho bệnh nhân. Nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh zona thần kinh và cách chữa trị.

Thực tế không có biện pháp chữa hoàn toàn bệnh zona, nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc để kiểm soát nhiễm trùng, rút ngắn thời gian lành bệnh, kháng viêm và giảm đau. Chẳng hạn như:

1.1. Thuốc kháng vi-rút

Những loại thuốc này có tác dụng làm chậm tiến trình phát ban của bệnh zona, đặc biệt nếu bạn sử dụng trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ gặp biến chứng của bệnh nhân. Các thuốc kháng virus thường được kê toa cụ thể là:

Acyclovir (Zovirax);

Famciclovir (Famvir);

Valacyclovir (Valtrex).

Nếu bạn được chỉ định dùng một trong những loại trên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp phải để tiện theo dõi trong quá trình sử dụng.

1.2. Thuốc giảm đau

Bệnh zona thần kinh sẽ gây viêm và đau, do đó bác sĩ có thể cho phép bệnh nhân dùng các loại thuốc không kê đơn để giảm bớt sự khó chịu và làm dịu nhẹ các triệu chứng đau do zona. Các loại thuốc giảm đau bao gồm:

Những loại thuốc trên cũng có thể giúp bạn ngăn chặn chứng đau dây thần kinh sau zona. Tình trạng này khiến một số người bệnh tiếp tục gặp những cơn đau rát sau khi phát ban và mụn nước do zona đã biến mất.

1.3. Các loại thuốc khác

Nếu bạn bị đau dữ dội sau khi đã hết phát ban hoặc nhiễm trùng trong đợt bùng phát bệnh zona, bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc sau:

Đây là một loại thuốc giảm đau tại chỗ dùng ngoài. Khi sử dụng cần chú ý cẩn thận, không để thuốc dính vào mắt.

Chẳng hạn, Gabapentin cũng được dùng để giảm đau thần kinh sau bệnh zona ở người lớn.

Bạn có thể dùng thuốc gây tê như Lidoderm hoặc Xylocaine để giảm đau. Loại thuốc này thường có nhiều dạng khác nhau, bao gồm kem bôi, dung dịch lỏng, miếng dán, dạng bột và xịt, …

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào da và những nốt phát ban thì bệnh nhân có thể cần kháng sinh. Nhưng nếu bệnh không xuất hiện vi khuẩn kèm theo, thì kháng sinh cũng sẽ không giúp ích.

Mặc dù có tác dụng chủ yếu là điều trị bệnh trầm cảm, một số loại thuốc thuộc nhóm này cũng có khả năng giúp giảm đau sau khi da bạn đã lành. Bao gồm amitriptyline, desipramine (Norpramin) và nortriptyline (Aventyl, Pam Bachelor). Nếu kê đơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bác sĩ sẽ cho bạn biết về những rủi ro và lợi ích đi kèm.

Ngoài ra, cũng có trường hợp được bác sĩ chỉ định các loại thuốc có chứa chất gây mê và nghiện (như narcotics), hoặc mũi tiêm corticosteroid.

2. Chăm sóc bệnh zona thần kinh và cách chữa trị tại nhà

Mặc dù không có biện pháp khắc phục bệnh zona thần kinh và cách chữa trị tại nhà, tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng những lời khuyên sau đây để giúp làn da mau chóng lành lại. Chẳng hạn như:

Giữ cho vùng da bị bệnh sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng nhiều nhất có thể;

Đôi khi bạn sẽ bị ngứa rất dữ dội, nhưng cố gắng không gãi hoặc làm các vỡ mụn nước;

Tắm nước mát hoặc chườm lạnh trên vùng da tổn thương để giảm ngứa và đau;

Hạn chế stress, căng thẳng trong cuộc sống;

Tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại kem bôi hoặc nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể dùng để giảm đau và ngứa, cũng như giúp bệnh mau lành. Ví dụ như dùng kem dưỡng da calamine và tắm bột yến mạch;

Một số người cho rằng châm cứu và các liệu pháp điều trị bổ sung khác sẽ giúp giảm đau cả trong lẫn sau khi bị zona. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn tiến hành áp dụng những biện pháp này.

3. Ngăn ngừa bệnh zona thần kinh

Một số loại thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát triệu chứng, cũng như rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những loại thuốc này có hiệu quả nhất nếu bạn bắt đầu dùng chúng càng sớm càng tốt sau khi triệu chứng phát ban xuất hiện. Ngoài ra, cũng có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc các loại dược phẩm khác theo toa của bác sĩ. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân bị bệnh zona, nên đến ngay cơ sở y tế được chẩn đoán bệnh zona và cách điều trị thích hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Các Giai Đoạn Của Bệnh Zona Và Cách Điều Trị

Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị

Bệnh zona có ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu của bệnh zona được gọi là Giai đoạn Prodromal.

Đây là giai đoạn trước khi phát ban. Khi bệnh zona mới xuất hiện thông thường người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ran, đau, hoặc nóng ran ở một vùng cụ thể trên cơ thể.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phát triển:

Giai đoạn này trên một vùng cơ thể bắt đầu phát ban, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Các vùng hay bị zona tấn công phổ biến nhất là các thân và mặt. Ban đầu, các chất lỏng bên trong có màu trong nhưng dần hình thành mủ và đục. Tại giai đoạn này của bệnh zona, cơn đau bắt đầu tăng dần và nó làm người bệnh có cảm giác đau nhức. Các vết thương cuối cùng sẽ đóng vẩy và các vùng phát ban có thể chữa lành trong khoảng 2-4 tuần … đôi khi lâu hơn.

Một trong những giai đoạn tiếp theo của bệnh zona là đau dây thần kinh sau Herpetic .

Ở giai đoạn này, bệnh trở nên nghiêm trọng, đặc trưng là nhưng cơn đau cùng cực, nóng rát, đâm xuyên, dai dẳng.

Giai đoạn lây nhiễm nhất là giai đoạn phát triển của bệnh, đặc biệt là những người đang có một hệ thống miễn dịch suy yếu. Một khi các mụn nước bắt đầu bị phá vỡ, sự nhiễm trùng gia tăng và làm tăng khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh zona có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và có thể làm tổn thương vĩnh viễn.

Đầu tiên, virus bệnh zona là do virus varicella-zoster herpes (còn gọi đơn giản là zoster). Virut này cùng loại virus gây ra thủy đậu (mà hầu hết mọi người đều mắc khi còn bé). Virus này không bao giờ hoàn toàn biến mất, nó chỉ ở trạng thái ngủ (không hoạt động) bên trong cơ thể của bạn.

Khi xảy ra bệnh zona, virus này sẽ hoạt động trở lại và nó có thể bùng phát thành nhưng mảng mụn nước gây ra đau đớn cực kỳ cho người bệnh. Tóm lại Bệnh zona là gì, về cơ bản là bệnh viêm dây thần kinh và vùng da xung quanh nó.

Hầu hết các trường hợp bệnh zona sẽ kéo dài khoảng 2-4 tuần. Mặc dù, nó có thể được điều trị nhưng vẫn có cơ hội quay trở lại.

Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê toa cho thuốc cụ thể như:

Thuốc giảm đau:

Efferalgan codein (paracetamol + codein). Thuốc là loại thuốc sủi bọt, có tác dụng giảm đau mạnh. Các trường hợp bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, hoặc bệnh nhân suy gan – thận không được dùng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không corticoid như aspirin. Lưu ý, uống sau ăn no. Chống chỉ định trong trường hợp loét dạ dày – tá tràng, dị ứng với thành phần của thuốc.

Corticoid (prednisolon):

Liều 1mg/kg/ngày x 3 ngày đầu, sau đó giảm dần (giảm 10mg mỗi 3 ngày) rồi cắt, thường uống trong vòng 15 ngày. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Thận trọng cho người bệnh loãng xương, loét dạ dày – tá tràng, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, trẻ em đang lớn. Tác dụng không mong muốn: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, đục thể thủy tinh, glôcôm, phù, tăng huyết áp, loét dạ dày – tá tràng, loét thực quản, viêm tuỵ…

Thuốc kháng virut (acyclovir, famyclovir…):

Viên nén 200mg, 400mg, 800mg. Liều 800mg x 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày. Thuốc được dùng ngay khi mới mắc bệnh hoặc khi có mụn nước xuất hiện. Thuốc có tác dụng làm giảm cường độ và thời gian đau sau zona, càng điều trị sớm hiệu quả càng cao. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu. Thận trọng trong trường hợp có thai và cho con bú.

Thuốc bôi tại chỗ:

Trong thời gian mụn nước xuất hiện, vệ sinh sạch sẽ và dùng Acyclovir (tên thương mại thường thấy là Zovirax) để bôi. Thuốc này có thể giúp bệnh nhân giảm ngứa

Trường hợp đau sau khi Zona đã bị đẩy lùi

Amitriptyline: viên nén 25mg, liều từ 25-75mg/ngày chia 2 lần. Lúc đầu dùng liều thấp sau tăng dần. Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp đau rát bỏng, đau như xé. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai.

Trong trường hợp đau từng cơn, đau như dao đâm, đau nhói hoặc co cơ hay máy cơ… có thể dùng các thuốc sau với liều thấp sau đó tăng dần tới liều tác dụng.

Carbamazepin (tegretol): viên nén 200mg, liều lượng từ 400 – 1200mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị (hạn chế bằng cách tăng liều dần); hội chứng tiền đình tiểu não hoặc lú lẫn do quá liều; giảm nhẹ bạch cầu trung tính; rối loạn dẫn truyền tim; phản ứng đặc ứng (nhiễm độc da, viêm gan, thiểu sản tuỷ xương). Chống chỉ định: Block nhĩ – thất (nhịp tim chậm).

Clonazepam (rivotril): viên nén 2mg, liều từ 1 – 4mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, giảm trí nhớ (người già). Chống chỉ định trong trường hợp mẫn cảm với thuốc.

Gabapentin (neurontin): viên nén 300mg, liều từ 900mg-2.000mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng, run. Chống chỉ định trong trường hợp có thai hoặc cho con bú, dị ứng với các thành phần của thuốc.

Bệnh nhân có thể dùng một số thuốc bôi tại chỗ: voltarel gel, aspirin gel… trong vòng 4 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân cần được dùng thêm một số loại vitamin nhóm B, C, E… và có thể châm cứu phối hợp

Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Zona Thần Kinh?

Zona là một bệnh khá phổ biến nguyên nhân là do virut xâm nhập hướng da. Khi mắc bệnh Zona người bệnh phải xử trí thế nào? Y sĩ Đa khoa nói về triệu chứng và cách điều trị bệnh Zona thần kinh?

Chưa biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là: Stress, mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái bất hoạt). Hoặc cũng có thể do ung thư, các biện pháp điều trị bằng tia xạ, làm tổn thương vùng da bị nổi ban.

Y sĩ nói về triệu chứng của bệnh Zona thần kinh

Ban đầu các chỗ phát bệnh thường đỏ sau đó chuyển thành những mảng mụn nước với cảm giác ngứa, nóng rát. Khoảng hai đến bốn tuần sau thì lành da. Bệnh zona có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh zona xuất hiện 1-5 ngày trước khi phát ban. Ban đầu bệnh nhân có thể bị ngứa, ngứa râm ran, đau ở chỗ phát bệnh, về sau bệnh phát triển người bệnh cảm thấy sốt, ớn lạnh, đau đầu, khó chịu ở dạ dày.

Các biến chứng của bệnh Zona thần kinh

Thường thì bệnh zona được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, mụn nước có thể bị nhiễm thêm một loại vi trùng sẽ gây ra viêm mô tế bào, đây là bệnh nhiễm trùng da. Nếu nhiễm trùng da xảy ra, vùng da trở nên đỏ hơn, nóng, sưng bóng lên và rất đau.

Bạn cũng có thể thấy vệt màu đỏ xung quanh vết thương. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số đó, bạn hãy liên hệ đến bác sĩ, Dược sĩ của bạn để được chăm sóc. Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị trong những trường hợp này.

Một biến chứng nữa cũng làm cho người bệnh lo lắng là khi bị zona ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi. Trong những trường hợp này, zona có thể làm giảm thị lực. Nếu bạn bị zona ở trán hay ở mũi thì bạn cũng cần được chăm sóc y tế.

Y sĩ tư vấn hướng dẫn cách Điều trị bệnh Zona thần kinh

Thuốc kháng virus: Trong khi không có cách chữa bệnh zona, thuốc kháng virus có thể làm giảm sự tấn công của chúng. Điều trị kịp thời có thể làm cho quá trình phát triển của bệnh ngắn hơn và nhẹ hơn. Không những thế còn giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau zona. Các bác sĩ khuyên bạn nên bắt đầu sử dụng thuốc kháng virus theo toa, khi có dấu hiệu đầu tiên của một phát ban bệnh zona.

Thuốc hỗ trợ: Thuốc giảm đau không cần kê toa và các loại kem chống ngứa như calamine, có thể làm giảm đau và ngứa zona. Nếu cơn đau nặng hoặc phát ban tập trung gần mắt hoặc tai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Thuốc bổ sung, chẳng hạn như corticosteroid, có thể được quy định để giảm viêm.

Chăm sóc tại nhà: Để giúp các mụn nước nhanh khô, hãy đặt một khăn ướt lên chỗ phát ban, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc tham gia một hoạt động yêu thích để làm cho bạn quên đi sự khó chịu của bệnh zona.

Bạn yêu thích Ngành Y và muốn Trở thành Y sĩ Trung cấp bạn có thể đăng ký học tại Trường Trung cấp Y:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333

Nhà trường liên tục Tuyển sinh Trung cấp Y sĩ đa khoa 2016 trong và ngoài giờ hành chính nhiều đợt trong năm. Nguồn: chúng tôi