Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ 2 Tuổi Bị Viêm Amidan Phải Làm Sao mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quan sát thật kỹ, xác định xem có đúng trẻ bị viêm amidan không bằng cách:
– Quan sát triệu chứng bên ngoài của trẻ: trẻ bị ho nhiều, đau rát họng, khó nuốt, người rét run, khó chịu,…
– Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ xem có bị sốt cao không, thường là sốt cao 38 độ C và khi đó cần dùng thuốc hạ sốt paracetamol, sau đó lau người bằng nước ấm cho bé và thực hiện giữ ấm cho cơ thể bé.
– Khám họng cho bé xem amidan có bị sưng không hoặc có bị nổi mụn trắng không.
– Kiểm tra xem bên hàm bé có bị nổi hạch hay không bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào để kiểm tra. Sau đó kiểm tra cả vùng sau tai bé xem có dấu hiệu bất thường gì không.
Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà
Khi trẻ bị viêm amidan thường dùng thuốc kháng viêm, hạ sốt,… để làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên các loại thuốc khi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc chữa viêm amidan cho trẻ uống vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số cách trị viêm amidan tại nhà cho trẻ bằng các thảo dược, nguyên liệu tự nhiên như sau:
– Chữa viêm amidan cho trẻ bằng rau diếp cá:
Bạn lấy rau diếp cá rửa thật sạch (ngâm rửa bằng nước muối cho sạch bẩn và vi khuẩn), cho vào cối giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn rồi cho vào nồi, sau đó đổ thêm khoảng 1/2 bát nước vo gạo đặc vào đun sôi nhỏ lửa. Bạn đun cho tới khi hỗn hợp nhừ hẳn thì bắc ra, để nguội mới cho trẻ uống. Nước rau diếp cá dễ uống nên bạn có thể không cần cho thêm đường rồi cho trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn. Rau diếp cá đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn giúp làm sạch cổ họng, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cổ họng nhanh chóng.
Ngoài các cách chữa trị nêu trên, bạn nên chăm sóc cho trẻ thật tốt khi trẻ bị viêm amidan bằng cách cho trẻ ăn thức ăn mềm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm và giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh,…
Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Em Bị Viêm Phế Quản Phải Làm Sao?
Trẻ bị viêm phế quản phải làm sao? Hầu hết tình trạng viêm phế quản ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 2 – 3 tuần. Mặc dù bệnh không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, ngoài việc hiểu rõ những giai đoạn của bệnh, cha mẹ nên nắm rõ thêm cách chăm sóc để khắc phục các biểu hiện khó chịu cho con trẻ.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ là gì?
Theo PGS. TS. BS. Trần Văn Ngọc (Trưởng khoa Hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, bệnh viêm phế quản ở trẻ là hiện tượng viêm nhiễm đường thở dưới hay còn gọi là sưng cuống phổi. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng vào nhu mô phổi nhưng khi cuống phổi bị viêm thường dẫn đến hiện tượng ho nhiều. Điều nguy hiểm được bác sĩ Ngọc đề cập ở đây đó là, nếu viêm phế quản không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng đến nhu mô phổi dẫn đến bệnh viêm phổi.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ có thể chia thành:
Viêm phế quản cấp tính: Đây là tình trạng bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng do bệnh gây ra thường kéo dài vài ngày và không gây ra bất kỳ vấn đề bất thường nào trong quá khứ.
Viêm phế quản mãn tính: Nếu viêm phế quản cấp tính không được điều trị đúng lúc, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn, gây khó khăn trong việc chữa trị và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đây được xem là một trong những điều kiện tạo nên bệnh tắc nghẽn phổi (COPD).
1/ Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ
Giai đoạn bệnh mới khởi phát: Ở giai đoạn này trẻ thường xuyên ho khan, hắt hơi liên tục và kèm theo triệu chứng sốt nhẹ và sổ mũi.
Giai đoạn phát triển của bệnh: Trẻ có dấu hiệu sốt nặng hơn, da bắt đầu tím tái và xuất hiện tình trạng khó thở, thở khò khè. Song song với tình trạng này trẻ xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
Giai đoạn nguy kiểm: Trẻ có biểu hiện sốt cao trên 38 độ. Lúc này, trẻ bắt đầu thở bằng miệng, môi có dấu hiệu khô lại và tay chân mềm nhũn. Mặt khác, trẻ ho liên tục theo từng cơn gần giống như ho lao hoặc ho gà. Ngoài ra, cha mẹ để ý có thể thấy lồng ngực của con hoạt động mạnh hơn bình thường và trẻ hay bị tiêu chảy, buồn nôn.
Giai đoạn nguy kịch: Ở giai đoạn này, da xanh xao và tim trẻ đập nhanh nhưng mạch đập yếu. Ngoài ra, trẻ có thể bị hôn mê hoặc tứ chi co gật.
2/ Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ
Theo các chuyên gia về đường hô hấp, một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ là do vi rút. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất đó là H. influenzae, phế cầu khuẩn rồi đến liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn,… Tất cả những loại vi khuẩn này thường tập trung chủ yếu ở mũi và họng của trẻ nhưng không gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ở trẻ. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của trẻ bị suy yếu chính là cơ hội tốt để chúng hoạt động và làm tăng độc tính gây bệnh khiến phế quản trẻ bị viêm.
Điều trị viêm phế quản cho trẻ
Thông thường, nếu bệnh viêm phế quản của trẻ ở mức độ nhẹ, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Liệu pháp để điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ là làm nới rộng ống khí quản bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường bú sữa mẹ. Cách làm này không chỉ giúp trẻ không bị tắc đờm trong cổ họng mà còn giúp bệnh nhanh chóng khỏi sau đó vài ngày. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên cha mẹ không nên dùng thuốc ho để điều trị bệnh cho trẻ, nếu ho giúp tống khứ đờm ra khỏi cơ thể thì vấn đề này hoàn toàn là việc hữu ích, giúp bệnh của con trẻ được kiểm soát tốt hơn.
Bên cạnh đó, đối với trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, phụ huynh nên cho con trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất ngọt và ít chất béo. Đồng thời, các mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Hơn thế nữa, để điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em, trước bữa ăn cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ, giúp làm loãng dịch nhầy, làm thông thoáng mũi và hạn chế tình trạng viêm nhiễm do bệnh gây ra. Sau khi dùng nước muối nhỏ mũi, các mẹ nên dùng khăn mềm lau mũi cho con hoặc dùng dụng cụ hút mũi làm sạch chất nhầy chứa trong mũi trẻ.
Mặt khác, trong trường hợp bệnh viêm phế quản ở trẻ là do bệnh hen suyễn hay các căn bệnh dị ứng phế quản gây ra, bác sĩ sẽ kê toa thuốc mở rộng khí quản như thuốc uống bronchodilator hay thuốc corticosteroid làm dịu vết sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thuốc này đều không mang lại tác dụng điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em, nếu bệnh là do vi rút gây ra.
Đối với trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Tốt nhất để chấm dứt cơn sốt, cha mẹ nên mặc cho con những bộ quần áo rộng rãi hoặc dùng nước mát chườm vào vùng nách, bẹn hoặc cổ cho con. Cha mẹ cũng có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol cho con sử dụng nếu trẻ bị sốt cao. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ sử dụng cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng, tránh dùng quá liều gây tác động xấu đến sức khỏe con trẻ.
Hướng dẫn cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ
Bên cạnh việc điều trị và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, phụ huynh nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây để giúp phòng và ngăn ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ tái phát trở lại.
Luôn luôn giữ ấm cho trẻ, nhất là trong những ngày thời tiết chuyển mùa. Tuy nhiên, cha mẹ không nên mặc quần áo quá dày cho con hoặc mặc bộ quần áo với chất liệu không thấm hút được mồ hôi. Bởi điều này chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và gây bệnh về đường hô hấp nếu không chữa trị đúng thời điểm.
Nên cho trẻ uống nhiều nước trong những ngày bệnh. Bởi nước giúp làm ẩm, loãng đờm, giúp bé tống khứ đờm ra khỏi hệ hô hấp dễ dàng hơn.
Mẹ nên vệ sinh nhà ở sạch sẽ và không cho trẻ tiếp xúc với các hóa chất, khói thuốc lá gây bệnh.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật.
Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn để mát trong tủ lạnh, bởi hơi lạnh sẽ gây kích ứng niêm mạc họng và mũi dẫn đến viêm.
Khi trẻ nằm dưới máy lạnh, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài là 2 – 3 độ. Không nên để trẻ nằm dưới máy điều hòa trong thời gian dài và cũng không nên để quạt máy điều hòa chĩa thẳng vào cơ thể bé.
BTV: Hạ Thiên
Bé 1 Tháng Tuổi Bị Táo Bón Phải Làm Sao
bé 1 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao: Chữa trị táo bón cho trẻ 1 tháng tuổi không khó. Nếu phát hiện trẻ mắc phải, mẹ cần áp dụng ngay những biện pháp mà chúng tôi chia sẻ bên dưới. Chắc chắn tình trạng táo bón của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
Táo bón ở trẻ sơ sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đa số những rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đều không dễ phát hiện. Táo bón cũng vậy. Do thói quen đi ngoài của mỗi đứa trẻ là khác nhau, có bé đi ngoài sau mỗi cữ bú, nhưng bé khác chỉ đi ngoài 1 lần/ ngày. Thậm chí một số trẻ sơ sinh đi ngoài 2 ngày/ lần. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị táo bón bố mẹ thường tỏ ra lo lắng thái quá và lúng túng trong cách xử lý.
cách chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Để chữa trị táo bón cho bé, mẹ cần làm các việc sau:
– Bổ sung nước cho trẻ: cho trẻ uống thêm 100-200ml nước/ ngày (với trẻ dưới 6 tháng tuổi) và 200-300ml nước/ ngày (với trẻ 6-12 tháng tuổi). Các loại nước ép trái cây như lê, táo, mận cũng tốt cho trẻ sơ sinh bị táo bón.
– Bổ sung nước, rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn của mẹ: nếu trẻ sơ sinh bị táo bón khi đang bú mẹ, mẹ cần uống tối thiểu 2 lít nước/ ngày, ăn nhiều rau có lá màu xanh như mùng tơi, rau dền, cần tây, súp lơ,… để bổ sung vitamin và ăn nhiều trái cây có tính nhuận tràng như đu đủ, táo, lê, chuối, mận,… để bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
– Xoa bụng cho trẻ: giữa các bữa ăn, mẹ có thể massage bụng trẻ theo vòng tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút để kích thích nhu động ruột, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
Sau một tuần, nếu tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh không cải thiện, mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để kiểm tra chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Mẹ lưu ý không thụt tháo hậu môn trẻ sơ sinh mà không có sự tư vấn của bác sĩ vì dễ làm giãn trực tràng, khiến trẻ mất phản xạ tự nhiên, không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.
trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì
Do chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ nên bé rất dễ bị táo bón. Mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng, dầu mỡ, thức ăn khó tiêu làm tuyến sữa bị tác động. Do đó, khi phát hiện trẻ bị táo bón, mẹ cần thay đổi ngay khẩu phần ăn của mình để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. chúng tôi sẽ mách mẹ những biện pháp hiệu quả sau:
thực phẩm trị táo bón cho bé
Rau xanh là thực phẩm giàu vitamin hàng đầu, cần được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị táo bón. Các loại rau có lá màu xanh như rau dền, mùng tơi, rau lang, súp lơ, cải cúc, cần tây,… đều chứa nhiều vitamin và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
ăn sữa chua có trị táo bón không
Sữa chua chứa hàm lượng probiotics cao, cung cấp hàng nghìn lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ, tạo nên nguồn sữa tốt cho hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh.
uống nước chữa táo bón
Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày sẽ giúp các chất thải hòa tan trong nước và đi qua đường tiêu hóa thuận lợi. Mẹ uống đủ nước không chỉ thanh lọc cơ thể mẹ mà còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh hoạt động tốt hơn.
các loại thực phẩm chữa táo bón
Đây là các loại thức phẩm chứa nhiều chất xơ chống táo bón
Chuối: loại trái cây rẻ và có thể tìm mua bất cứ thời điểm nào trong năm, chuối chứa nhiều chất xơ và là thực phẩm mẹ nên ăn hàng ngày để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Quả bơ: nguồn chất béo không bão hòa đơn và chất xơ dồi dào trong bơ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ, từ đó sữa mẹ cũng giúp trẻ sơ sinh tiêu hóa tốt hơn.
Lê: một trong những loại trái cây tốt nhất cho đường ruột. Lê cung cấp chất xơ dồi dào nên đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa bé.
Táo: giàu chất xơ, mẹ ăn 1 quả táo sau mỗi bữa ăn chính hàng ngày sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ sơ sinh không còn bị táo bón.
Đu đủ: chất xơ và papain có trong đu đủ sẽ loại trừ độc tố gây bệnh trong ruột già, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Khoai lang: chứa nhiều chất xơ và các axit amin giúp kích thích nhu động ruột. Mẹ ăn 100g khoai lang/ ngày sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa của bé.
bé 1 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao
Trẻ Bị Nhiệt Miệng Sưng Lợi Phải Làm Sao?
Nhiệt miệng sưng lợi thường xảy ra ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo, hệ miễn dịch suy giảm, viêm chân răng, sâu răng… Để điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi, phụ huynh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có các biện pháp xử lý phù hợp.
Nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ em là bệnh gì?
Nhiệt miệng sưng lợi xảy ra ở trẻ em thực chất là một dạng viêm loét niêm mạc miệng. Bệnh xảy ra do rấ nhiều nguyên nhân. Cụ thể như sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo, hệ miễn dịch suy giảm, viêm chân răng, sâu răng…
Theo Y học cổ truyền, nhiệt miệng xảy ra đồng thời với chứng sưng lợi là do hỏa độc. Điều này có nghĩa cơ thể bị tác động bởi nhiệt độ từ các tác nhân bên ngoài khiến miệng và nướu có dấu hiệu lở loét, nóng rát và đau nhói. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị khô miệng, hơi thở hôi, lưỡi đỏ, viêm loét niêm mạc.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi xảy ra ở trẻ nhỏ gồm:
Thực phẩm: Việc sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ khiến cơ thể của trẻ bị nóng trong. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi.
Bệnh lý: Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi có thể do một số nguyên nhân bệnh lý. Bao gồm viêm tủy răng, viêm chóp răng, sâu răng, viêm chân răng…
Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm được đánh giá là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi xuất hiện. Điều này xuất hiện là do khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể của trẻ không đủ khả năng để chống lại vi khuẩn, nấm và nhiều tác nhân gây bệnh khác.
Suy giảm chức năng gan: Chức năng gan suy giảm khiến cơ thể suy yếu, tổn thương và hoạt động kém. Điều này khiến gan không thể lọc hết lượng độc tố có hại trong cơ thể như chì, asen… Lượng độc tố không được đào thải sẽ tích tụ trong niêm mạc. Lâu ngày gây ra tình trạng viêm loét miệng kèm chứng sưng lợi.
Nhiễm khuẩn: Trong quá trình sinh hoạt, cơ thể của trẻ bị nhiễm những dòng khuẩn ái khí, nấm cộng sinh và kỵ khí. Từ đó khiến cơ thể mất cân bằng sinh học và dẫn đến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi. Ngoài ra bệnh lý này cũng có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm virus CMV, VZV và virus HSV, HHV… gây ra.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như iron, vitamin B13, sắt sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và gây bệnh.
Tổn thương niêm mạc: Tổn thương niêm mạc có thể xảy ra khi trẻ sử dụng bàn chải đánh răng quá mạnh hoặc dùng những vật nhọn khác để đâm vào.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Khi bị nhiệt miệng sưng lợi, trong miệng của trẻ sẽ đột nhiên hình thành một hoặc nhiều đốm màu trắng. Thời gian đầu xuất hiện, những đốm trắng này sẽ có kích thước dao động trong khoảng từ 1 – 2cm. Tuy nhiên sau vài ngày, kích thước của các đốm trắng trong miệng tăng lên đáng kể, kích thước của chúng có thể lên đến 10mm.
Đốm trắng trong miệng xuất hiện thường kèm theo bọc nước. Bọc nước này sẽ vỡ trong vài ngày hoặc khi có va chạm. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm loét miệng. Bệnh nhiệt miệng sưng lợi khiến những đốm trắng không chỉ hình thành trong niêm mạc miệng và còn xuất hiện trên lợi kèm theo tình trạng sưng, viêm.
Các vết loét ở phía trên nướu răng, bề mặt của lưỡi và bên trong miệng thường gây ra cảm giác đau rát nghiêm trọng khi sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, thức ăn cứng, thực phẩm mặn… Ở một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể không ăn được bất kỳ thứ gì cho đến khi vết loét cũng như các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra khi bị nhiệt miệng sưng lợi, phụ huynh còn nhìn thấy trẻ có những biểu hiện sau:
Miệng tiết ra rất nhiều nước dãi
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc
Biếng ăn, ăn không ngon miệng
Sốt cao kèm theo hiện tượng nổi hạch ở cổ trong trường hợp trẻ bị viêm loét nặng
Cơn sốt xuất hiện đột ngột
Lợi sưng và có thể tiết ra máu.
Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi phải làm sao?
Hầu hết các trường hợp nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ em không quá nghiêm trọng. Bệnh có thể tự khỏi trong 1 tuần. Tuy nhiên trẻ vẫn thường xuyên có cảm giác khó chịu và đau đớn do những triệu chứng của bệnh cũng nhưng tổn thương tại vùng họng vẫn chưa khỏi hẳn.
Để cải thiện tình trạng đau đớn và cảm giác khó chịu do bệnh mang lại, cha mẹ có thể cho trẻ áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau:
Sử dụng gel và thuốc bôi điều trị lở miệng: Một số loại gel và thuốc bôi điều trị lở miệng có thể giúp trẻ khắc phục nhanh tình trạng nhiệt miệng sưng lợi. Đồng thời chống viêm và thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương. Đa số gel và thuốc điều trị lở miệng có thể dùng được cho trẻ em vì thuốc tương đối an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng với thành phần của thuốc, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng.
Súc miệng với nước muối pha loãng: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng, nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Việc sử dụng nước muối và nước ấm để súc miệng có thể giúp trẻ kháng viêm, chống khuẩn, ức chế hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó việc sử dụng nước muối loãng còn giúp miệng tổn thương mau chóng se lại, giúp giảm cảm giác đau rát và khó chịu. Để chữa bệnh, mỗi ngày mẹ nên cho con súc miệng với nước muối loãng 4 lần cho đến khi bệnh tình được khắc phục.
Thoa mật ong: Sử dụng mật ong thoa lên khu vực bị tổn thương có thể giúp xoa dịu nhanh tình trạng nóng rát, đau đớn do bệnh nhiệt miệng sưng lợi gây ra. Tuy nhiên nếu tình trạng nhiệt miệng sưng lợi xuất hiện ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi, bạn không nên sử dụng mật ong để chữa bệnh cho trẻ. Thay vào đó bạn nên áp dụng một biện pháp thích hợp hơn.
Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, có kích thước phù hợp: Sử dụng bàn chải đánh răng cứng hay có kích thước không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhiệt miệng sưng lợi hình thành và phát triển ở trẻ nhỏ. Chính vì thế, bạn nên cho con sử dụng bàn chải có kích thước phù hợp và có lông chải mềm. Điều này sẽ giúp hạn chế cơn đau xuất hiện đụng phải các vết loét.
Ăn thức ăn lỏng: Những vết loét xuất hiện trong miệng gây đau đớn khiến trẻ không muốn ăn. Trong thời gian này, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng. Bởi thức ăn lỏng có thể giúp trẻ dễ nuốt và không gây đau đớn. Bên cạnh đó, bạn cần tránh cho con sử dụng thực phẩm quá cứng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, có tính axit hoặc mặn. Bởi những loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống nhiều nước: Mất nước là yếu tố có khả năng tác động và khiến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng sưng nướu cùng các vết loét có thể khiến bé có cảm giác nóng và đau rát nghiêm trọng. Từ đó khiến trẻ không muốn uống nước. Tuy nhiên uống nhiều nước là một trong những biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh nhiệt miệng sưng lợi. Vì thế bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp bệnh tình mau chóng khỏi.
Phương pháp điều trị nhiệt miệng sưng lợi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để khắc phục tình trạng trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi, cha mẹ có thể đưa các nguyên liệu thiên nhiên vào quá trình chữa bệnh của trẻ.
Cách trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng mật ong
Bên trong mật ong nguyên chất là hàm lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Những chất này đều có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại và làm dịu nhanh các tổn thương.
Ngoài ra vị ngọt và các dưỡng chất có lợi trong mật ong còn giúp trẻ xoa dịu nhanh cảm giác khó chịu, đau rát, giúp quá trình ăn uống của trẻ được thuận lợi hơn.
Nguyên liệu:
Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
Vệ sinh tay sạch sẽ
Sử dụng ngón tay chấm một lượng vừa đủ mật ong nguyên chất, sau đó thoa lên những khu vực có vết loét
Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày
Mẹ cần kiên trì cho trẻ áp dụng cách trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng mật ong từ 3 – 4 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình của trẻ thuyên giảm đáng kể.
Lưu ý:
Mẹ cần tránh cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong nguyên chất. Bởi một số hoạt chất trong mật ong có thể khiến trẻ dưới 1 tuổi bị ngộ độc.
Cách kết hợp mật ong và củ nghệ điều trị nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ
Củ nghệ chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm se miệng vết loét và thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong củ nghệ còn nổi tiếng với với khả năng sát khuẩn và chống viêm. Đồng thời giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị nhiệt miệng sưng lợi.
Việc sử dụng kết hợp mật ong nguyên chất và nghệ tươi có thể giúp trẻ phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm tại vết loét, làm giảm đau và giúp vết loét lành lại nhanh hơn.
Nguyên liệu:
Mật ong nguyên chất
Một củ nghệ nhỏ.
Cách thực hiện:
Loại bỏ phần vỏ nghệ, rửa sạch và thái nhỏ
Thực hiện giã nát nghệ trong cối
Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt nghệ
Trộn nước cốt nghệ cùng với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1, khuấy đều
Sử dụng tăm bông thấm hỗn hợp mật ong và nước cốt nghệ, sau đó thoa vào những vị trí vết loét
Cho trẻ ngậm từ 5 – 10 phút
Bạn cần cho trẻ áp dụng cách kết hợp mật ong và củ nghệ điều trị nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ từ 2 -3 lần trong 3 ngày. Việc kiên trì sử dụng sẽ giúp các vết loét mau chóng lành.
Lưu ý:
Mẹ cần tránh cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng cách kết hợp mật ong và củ nghệ điều trị nhiệt miệng sưng lợi.
Cách chữa trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng dừa
Nguyên liệu:
Dầu dừa nguyên chất.
Cách thực hiện:
Vệ sinh tay sạch sẽ
Sử dụng ngón tay chấm một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất, sau đó thoa lên những khu vực có vết loét
Sau 5 – 10 phút mẹ cho bé nhả bỏ dầu dừa
Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày
Mẹ cần kiên trì cho trẻ sử dụng dầu dừa nguyên chất điều trị nhiệt miệng sưng lợi từ 3 – 4 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình của trẻ thuyên giảm đáng kể.
Cách dùng bơ sữa điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Bên trong bơ sữa chứa rất nhiều axit lactic. Loại axit này có khả năng ức chế quá trình hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Đồng thời tiêu diệt tác nhân gây hại và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra vị ngọt trong bơ sữa còn mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ nhỏ, giúp giảm đau, cải thiện tình trạng nóng rát, sưng và viêm nướu.
Nguyên liệu:
Bơ sữa.
Cách thực hiện:
Thoa một ít bơ sữa lên những khu vực đang bị tổn thương
Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày
Mẹ cần kiên trì cho trẻ áp dụng cách dùng sữa bơ điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi mỗi ngày cho đến khi bệnh tình được khắc phục.
Lưu ý:
Chỉ được sử dụng bơ sữa hàng cho những trẻ trên 8 tháng tuổi và những trẻ đã biết đi.
Cách điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng sữa đông
Tương tự như sữa bơ, sữa đông cũng có khả năng cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh nhiệt miệng sưng lợi. Bởi trong loại sữa này cũng có thành phần là axit lactic. Bên cạnh đó sữa đông còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì thế mẹ có thể kết hợp sữa đông cùng với trái cây và cho trẻ ăn mỗi ngày.
Nguyên liệu:
Một ít trái cây tươi như dâu tây, dâu tằm, mít, bơ, dứa…
Sữa đông.
Cách thực hiện:
Thái trái cây thành từng lát mỏng và cho vào ly
Thêm một lượng sữa đông vừa đủ vào ly
Dùng muỗng dằm nát và cho bé thưởng thức. Hoặc bạn cũng có thể cho các nguyên liệu vào máy và tiến hành xay nhuyễn để làm món sinh tốt
Mẹ có thể cho trẻ áp dụng cách điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng sữa đông 1 lần mỗi ngày để kiểm soát sự phát triển của các vết loét. Đồng thời giúp giảm đau, cải thiện tình trạng sưng lợi và nhiệt miệng.
Cách sử dụng lá húng quế điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Các hoạt chất được tìm thấy trong lá húng quế nổi tiếng với khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng phòng ngừa sự xâm nhập và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Đồng thời giúp giảm đau, làm dịu vết loét và khắc phục tình trạng nhiệt miệng sưng lợi.
Nguyên liệu:
2 – 3 lá húng quế.
Cách thực hiện:
Ngâm và rửa sạch lá húng quế trong nước muối pha loãng
Mẹ cho bé nhai lá húng quế trong 5 phút, sau đó nhả bỏ phần bã
Để kiểm soát bệnh lý, giúp các vết loét mau chóng lành, mẹ nên cho trẻ áp dụng cách điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng lá húng quế mỗi ngày 2 lần. Áp dụng liên tục cho đến khi bệnh tình được khắc phục.
Cách chữa trị nhiệt miệng sưng lợi cho trẻ bằng cam thảo
Cam thảo có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn cao. Việc sử dụng cam thảo sẽ giúp trẻ khử trùng, sát khuẩn, phòng ngừa và điều trị tình trạng viêm loét. Đồng thời giúp giảm đau, giảm sưng và cải thiện tốt tình trạng nhiệt miệng sưng lợi.
Cách 1: Sử dụng nước sắc cam thảo
Nguyên liệu:
20 gram cam thảo.
Cách thực hiện:
Đun sôi 20 gram cam thảo trong nồi chứa 600ml nước lọc
Đợi 20 phút để tinh chất của cam thảo thục ra nước
Tắt bếp và để nguội bớt
Chia nước cam thảo thành 4 – 5 phần và cho trẻ uống trong ngày
Trẻ cần kiên trì sử dụng nước sắc cam thảo mỗi ngày trong 3 ngày sẽ thấy các vết loét giảm đau, giảm viêm. Đồng thời giảm sưng lợi.
Cách 2: Sử dụng kết hợp bột cam thảo và mật ong nguyên chất
Nguyên liệu:
Một lượng vừa đủ bột cam thảo
Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
Trộn bột cam thảo cùng mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp đặc sệt
Bôi hỗn hợp này lên những khu vực có vết loét
Mẹ cho trẻ sử dụng kết hợp bột cam thảo và mật ong nguyên chất từ 1 – 2 lần/ngày trong 3 ngày để điều trị nhiệt miệng sưng lợi.
Khi nào nên khám bác sĩ?
Đau ở vùng bụng
Sút cân
Sốt cao bất thường
Trong phân có lẫn chất nhầy hoặc máu
Loét hoặc viêm vùng da xung quanh hậu môn. Ở một số trường hợp, tình trạng nhiệt miệng sưng lợi là hậu quả gián tiếp của bệnh viêm ruột hoặc viêm loét dạ dày.
Biện pháp phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Tránh thực hiện các hoạt động làm tổn thương niêm mạc trong ăn uống hay đánh răng được đánh giá là biện pháp phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng sưng lợi hiệu quả nhất. Ngoài ra để phòng ngừa, mẹ có thể cho trẻ thực hiện thêm một số biện pháp sau:
Tránh ăn uống quá khuya
Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng. Đánh răng 2 lần mỗi ngày.
Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng…
Uống nhiều nước
Tăng cường bổ sung vitamin và nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể bằng các loại trái cây, rau củ quả…
Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi thường không gây nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 – 5 ngày điều trị hoặc xuất hiện cùng với các biểu hiện bất thường khác, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra. Đồng thời có những biện pháp xử lý phù hợp.
Bạn đang xem bài viết Trẻ 2 Tuổi Bị Viêm Amidan Phải Làm Sao trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!