Xem Nhiều 5/2023 #️ Trẻ Em Mắc Những Dấu Hiệu Sau, Cha Mẹ Đặc Biệt Lưu Ý Vì Có Thể Là Ung Thư # Top 10 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Trẻ Em Mắc Những Dấu Hiệu Sau, Cha Mẹ Đặc Biệt Lưu Ý Vì Có Thể Là Ung Thư # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Em Mắc Những Dấu Hiệu Sau, Cha Mẹ Đặc Biệt Lưu Ý Vì Có Thể Là Ung Thư mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), tính đến năm 2015, thế giới có khoảng 250.000 trẻ em đang bị mắc bệnh ung thư.

Trong đó 50.000 trẻ được chẩn đoán có tỷ lệ sống sót là 80% và 200.000 trẻ còn lại chỉ có cơ hội sống khoảng 25%.

Mỗi năm, ước tính có khoảng 4.200 bệnh nhân ung thư mắc mới ở trẻ dưới 19 tuổi. Trong số này, có 2.000 ca ung thư máu, 900 trường hợp u não, còn lại là u nguyên bào thần kinh, u thận, u xương, u phần mềm…

Bạch cầu là căn bệnh ung thư trẻ em thường gặp nhất, chủ yếu ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư khá cao, trong đó ung thư máu chiếm 30% trong các thể ung thư.

Khi người lớn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bệnh thường có nhiều khả năng phát triển ở vú, đại tràng, ruột… Nhưng với trẻ em, bệnh ung thư thường bắt đầu ở hệ thống thần kinh, não, xương, cơ, thận và đôi khi cả máu.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ có thể mắc các bệnh ung thư như người lớn. Khi đó, quá trình phát hiện và điều trị cho đứa trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Tuy nhiên, trẻ em khi bị ung thư thường phải chịu những cơn đau nặng nề hơn người lớn. Hơn nữa, có những trẻ không thể nói ra cơn đau của mình nên càng khiến bố mẹ, bác sĩ khó phát hiện, bệnh tình có thể trầm trọng hơn.

1. Ung thư bạch cầu hay ung thư máu

Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em Ấn Độ. Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các mô của cơ thể tạo máu, trong đó có tủy xương và hệ thống bạch huyết. Căn bệnh này thường gây ra các cơn đau ở xương và khớp.

2. Ung thư não

Hầu hết các khối u trong não phát triển ở phần dưới của não (tiểu não hoặc thân não), khi tế bào ung thư phát triển quá nhanh trong các mô thần kinh tạo thành khối u não ác tính. Các triệu chứng của bệnh ung thư não là nôn mửa, buồn nôn và mờ mắt.

3. Ung thư xương

Ung thư xương cũng là bệnh ung thư mà nhiều trẻ em mắc phải. Bệnh ung thư này thường xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, và tế bào mô liên kết của xương, thường gặp nhiều hơn ở trẻ lớn và thanh thiếu niên.

Các triệu chứng của ung thư xương là đau trong xương, xuất hiện khối u, dễ gãy xương…

4. Ung thư nguyên bào thần kinh

Bệnh ung thư này phát triển từ các khối u nguyên bào thần kinh, thường xảy ra với các trẻ em rất nhỏ, ở độ tuổi 3-4. Đây chính là loại ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán trong năm đầu tiên của cuộc đời.

Sốt, đau xương, buồn nôn và chán ăn là những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị khối u nguyên bào thần kinh.

5. Ung thư hạch bạch huyết

Đây là bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch và các mô bạch huyết.

Ngoài dấu hiệu làm suy giảm miễn dịch, trẻ bị ung thư hạch bạch huyết có thể gặp các triệu chứng khác như có hạch ở cổ, bẹn… sốt, giảm cân không có lý do, đổ mồ hôi về đêm…

Những dấu hiệu các bệnh ung thư ở trẻ em

Thông thường, ung thư được xem là án tử hình cho bệnh nhân. Nhưng với ung thư trẻ em, khoảng 70% trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh ung thư đều được chữa khỏi và một số bệnh ung thư có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn 90%.

Tuy nhiên, dù bất kỳ loại ung thư nào, chẩn đoán sớm sẽ giúp việc chữa bệnh được hiệu quả. Chính vì vậy, các phụ huynh cần chú ý theo dõi những biểu hiện bất thường ở con trẻ để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Mặc dù các triệu chứng và biểu hiện của bệnh ung thư tuỳ thuộc vào dạng bệnh, vị trí trong cơ thể nhưng 85% trẻ ung thư có dấu hiệu như sau:

1. Giảm cân đột ngột, mệt mỏi, xanh xao.

2. Đau ở xương và khớp khi chơi hoặc khi tham gia vào các hoạt động khác.

3. Đau kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm theo nôn.

4. Xuất hiện khối u hoặc sưng nề bất thường ở cổ, nách, háng và bụng.

5. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.

6. Dễ xuất hiện vết bầm tím (tụ máu) và chảy máu không lý giải được.

8. Xuất hiện đốm trắng nhờ trên võng mạc.

Cách phòng ngừa ung thư cho trẻ em

Các chuyên gia ung thư trẻ em cho rằng nguyên nhân gây ung thư ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ yếu tố gen di truyền và tác động của môi trường cũng như lối sống.

Vì thế, các bậc làm cha làm mẹ có thể phòng ngừa nguy cơ cho con mình bằng những cách sau.

Khói thuốc lá: Bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách tạo một môi trường sống không khói thuốc lá, đồng nghĩa bố mẹ và những người thân xung quanh không được phép hút thuốc khi ở gần con trẻ.

Ánh nắng: Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời là cách để phòng tránh bệnh ung thư da.

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch phòng ngừa ung thư cho trẻ em. Bố mẹ hãy thực hiện một chương trình ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, trái cây và rau quả.

Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến, thịt đỏ và đồ ăn nhanh.

Thừa cân béo phì: Đây là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú, thực quản, ruột, ung thư gan, thận, tuyến tụy và ung thư tử cung.

Tiếp xúc với hóa chất: Theo một nghiên cứu, nếu trẻ em sớm tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ ung thư máu lên 47%.

Rượu: Nếu bố mẹ uống rượu, đặc biệt thời kỳ mang thai, có nguy cơ con cái nghiện rượu sau này cũng rất cao. Và các nghiên cứu đều kết luận uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, miệng, vòm họng và đường ruột.

Bệnh viêm gan: Nếu bố mẹ mắc những căn bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, viêm gan C, ngay từ mới lọt lòng, trẻ cần phải được tiêm phòng đầy đủ để loại trừ nguy cơ mắc ung thư gan sau này.

Xúc động với bộ ảnh 3 bé gái chiến đấu với căn bệnh ung thư

Năm 2014, cộng đồng cư dân mạng đã dậy sóng khi nhìn thấy bộ ảnh về 3 bé gái bị ung thư của 2 nhiếp ảnh gia Lora Scantling và Christy Goodger.

Từng chứng kiến cảnh người bạn thân mất đi đứa con 1 tuổi vì ung thư và sát cánh cùng cha dượng đấu tranh với bệnh ung thư phổi, Lora nhận thấy sức mạnh tinh thần giúp những bệnh nhân ung thư có thêm nghị lực để chiến đấu với bệnh tật.

Bà đã quyết định chụp một bộ ảnh được xem như một liều thuốc đặc biệt chữa trị bệnh cho những người đang từng ngày, từng giờ bị những căn bệnh ung thư quái ác hành hạ.

Khi đó, cả 3 bé gái đều còn rất nhỏ và chưa từng biết nhau. Bé Rylie 3 tuổi đang bị ung thư thận, Rheann 6 tuổi đang đấu tranh với bệnh ung thư não và Ainsley 4 tuổi mắc bệnh bạch cầu.

Bộ ảnh chụp các bé đang bao bọc lẫn nhau để có những khoảnh khắc bình yên nhất. Các cô bé cảm thấy rất hạnh phúc khi biết rằng các em không cô độc, luôn được tiếp thêm sức mạnh để chống chọi lại với căn bệnh ung thư.

Sau 2 năm, 3 cô bé lại một lần nữa tái hợp trong một bộ ảnh mới của 2 nhiếp ảnh gia Lora Scantling và Christy Goodger.

Điều khiến nhiều người hạnh phúc hơn, đó là hoàn cảnh gặp gỡ lần này của 3 em bé. Cả Rylie, Rheann và Ainsley đều đã chiến thắng căn bệnh ung thư và đang dần phục hồi.

Giờ đây, các em không còn thể hiện tinh thần bao bọc nhau mà là niềm vui chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác. Nụ cười, ánh mắt của các em đã khiến những ai đang chiêm ngưỡng bức ảnh này cũng phải mỉm cười theo.

* Tổng hợp từ nhiều nguồn

7 Dấu Hiệu Ung Thư Máu Ở Trẻ Em Mà Cha Mẹ Cần Phải Lưu Ý

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư máu (còn gọi là bệnh bạch cầu) ngày càng gia tăng. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em sẽ giúp việc chẩn đoán phát hiện và điều trị có hiệu quả tốt hơn.

1. Ung thư máu là gì?

Ung thư máu (còn gọi là bệnh bạch cầu) là căn bệnh xuất hiện khi các bạch cầu trong cơ thể gia tăng đột biến. Những tế bào máu bất thường, hoặc tế bào ung thư, ngăn không cho máu thực hiện nhiều chức năng cần thiết. Hầu hết ung thư được bắt đầu trong tủy xương nơi các tế bào máu được sản xuất.

2. Các bệnh ung thư máu thường gặp ở trẻ

Một số dạng ung thư thường gặp phải ở hiện tượng ung thư máu ở trẻ em như:

2.1. Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính (ALL)

2.2. Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML)

Bệnh bạch cầu tủy cấp tính là căn bệnh nguy hiểm phát triển do những tổn thương từ ung thư của tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Tiên lượng sống sót sau 5 năm là từ 60-70%

2.3. Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML)

Đây là dạng bệnh hiếm khi gặp ở trẻ em, xảy ra do sự tăng trưởng bất thường của các hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong tủy xương và ở dạng mãn tính. Các tế bào ung thư đã trưởng thành hơn trường hợp cấp tính. Bệnh thường gặp nhiều ở những người có độ tuổi trên 60 và tỷ lệ sống là từ 60-80% sau 5 năm.

2.4. Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính (CLL)

Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính (CLL) là một dạng ung thư làm ảnh hưởng đến tủy xương nơi đóng vai trò sản sinh ra các tế bào máu. Đây là dạng đặc biệt hiếm gặp ở trẻ và có khả năng sống sau 5 năm trên 80%.

Bệnh bạch cầu tủy bào thiếu niên (JMML)

Đây là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em và xảy ra khi có sự biến đổi trong DNA của một loại tế bào gốc bên trong tủy xương. Sự tăng lên bất thường can thiệp vào những công việc của tủy như sản xuất hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.. dẫn đến ung thư. Tiên lượng sống của bệnh bạch cầu tủy bào thiếu niên sau 5 năm là 50%.

3. Những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

3.1. Bầm tím và chảy máu

Trẻ thường xuyên chảy máu mũi hoặc chảy máu nhiều hơn khi có một chấn thương nhỏ. Trên da trẻ xuất hiện những nốt bầm tím hoặc những chấm màu đỏ (xuất huyết).

3.2. Trẻ bị đau bụng

Một dấu hiệu khác của bệnh ung thư máu ở trẻ đó là trẻ thường kêu đau bụng. Nguyên nhân do các tế bào bạch cầu tích lũy trong gan, lá lách, thận gây sưng bụng. Bên cạnh đó trẻ thường chán ăn, ăn ít dẫn tới sụt cân nhanh chóng.

3.3. Khó thở

Khó thở cũng là một trong những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em. Trẻ bị bệnh thường thở khò khè, khó thở, đau khi thở. Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng này.

3.4. Nhiễm trùng thường xuyên

Thường xuyên bị nhiễm trùng cũng chính là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của ung thư máu ở trẻ em. Các tế bào bạch cầu cần thiết để chống nhiễm trùng, nhưng các tế bào bạch cầu non sản sinh ra khi trẻ bị ung thư máu, không thể thực hiện chức năng này, khiến trẻ rất hay bị nhiễm trùng.

Sưng tấy ở các vùng trên cơ thể cũng chính là biểu hiện của ung thư máu. Khi các bạch huyết tích tụ nó có thể gây sưng đau ở các vùng như cổ, vùng hang, xương đòn…

3.6. Đau xương và khớp

Một triệu chứng bệnh ung thư máu ở trẻ em khác là đau xương và khớp. Máu được sản xuất trong tủy xương. Bệnh ung thư máu khiến cho các tế bào máu sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tình trạng quá tải nghiêm trọng của các tế bào máu.

Sự tích tụ quá mức của các tế bào máu này có thể dẫn đến đau nhức ở xương và khớp. Một số trẻ em bị ung thư máu thường kêu bị đau ở lưng dưới, trong khi một số trẻ bị khập khiễng vì đau ở chân.

3.7. Trẻ tái xanh, nhợt nhạt

Khi bị ung thư máu, các tế bào hồng cầu suy giảm, tăng các tế bào bạch cầu, khiến trẻ có dấu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt. Một số trẻ sẽ gặp vấn đề trong ngôn từ như nói không rõ do lưu lượng máu lưu thông lên não kém. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ nêu trên, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

4. Phương pháp điều trị

4.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp thực hiện cắt bỏ các khối u toàn bộ hoặc xung quanh. Tuy nhiên để phòng ngừa các tế bào ung thư di căn thì các bác sĩ thường khuyên sử dụng thêm các điều trị kèm theo như hóa trị, xạ trị…

4.2. Hóa trị

Là phương pháp sử dụng thuốc gây ức chế hoặc tiêu diệt sự phát triển của các tế bào ung thư và giúp ngăn ngừa di căn sang các bộ phận khác.

4.3. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu thông qua sử dụng các loại thuốc tấn công những lỗ hổng cụ thể trong các tế bào ung thư.

4.4. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X mang năng lượng cao hoặc các hạt khác từ máy bên ngoài làm hỏng các tế bào ung thư bạch cầu và ngăn chặn sự phát triển.

4.5. Cấy ghép tế bào gốc

Đây là phương pháp thay thế tủy bị bệnh bằng loại tủy xương khỏe mạnh sau khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu để xây dựng lại tủy.

4.6. Liệu pháp miễn dịch

Là liệu pháp sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để giúp chống lại bệnh ung thư máu. Bên cạnh đó việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tỉ mỉ, cẩn trọng cần được đề cao nhiều để hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh ung thư máu ở trẻ em, các bậc cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp chuyên gia tư vấn qua tổng đài miễn cước 18006808 hoặc hotline 0962686808.

7 Dấu Hiệu Ung Thư Máu Ở Trẻ Em Các Mẹ Cần Lưu Ý

Các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em là gì

Nhiều trẻ trước khi phát hiện ung thư máu thường xuất hiện tình trạng đau, nhức xương khớp, cảm giác đau nhiều ở các vùng khớp chân, tay. Khi cha mẹ thấy con thường hay kêu đau mỏi chân tay mà không có vết thương, chấn thương gì gây ra. Bạn nên cảnh giác đây có thể là dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em. Lúc này nên đưa trẻ đi khám sức khỏe để xét nghiệm xem ra chính xác bệnh. Bởi đây có thể là bị ung thư máu, cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nào khác.

Khả năng đông máu, cầm máu của trẻ cũng bị suy giảm nếu như bị ung thư máu. Bởi lúc đó các tiểu cầu bị suy giảm và thấp hơn bình thường. Vậy nên nếu trẻ không may bị thương hoặc chảy máu mũi thì lượng máu chảy nhiều hơn bình thường. Vết thương lâu lành hơn, khả năng cầm máu cũng khó hơn.

3. Nhiễm trùng, sốt cao thường xuyên

Khi trẻ bị ung thư máu, lượng bạch cầu suy giảm đáng kể. Chúng mất dần khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây hại. Vì thế mà hệ miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm trầm trọng. Cơ thể trẻ yếu ớt hơn nên các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công để gây bệnh. Trẻ hay bị sốt cao, các vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành là các dấu hiệu cảnh báo cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Khi bị ung thư máu, các tế bào bạch cầu có thể tập trung quanh tuyến ức ở cổ. Từ đó gây nên tình trạng khó thở. Tình trạng này cũng có thể là do các hạch bạch huyết ở ngực bị sưng và đẩy ngược lại khí quản. Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, thở nặng nhọc, thở khò khè và kêu đau tức ngực, tức cổ họng thì cha mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay.

5. Xuất hiện vết bầm tím kéo dài

Bình thường, khi trẻ vui chơi, nô đùa hay va chạm, vấp ngã nên các vết bầm tím ở tay chân. Nguyên nhân là do mạch máu dưới da khi bị va đập sẽ bị tổn thương và tập trung gần bề mặt da. Từ đó tạo thành vết bầm tím. Vết bầm tím ban đầu có màu đỏ hồng. Sau đó chuyển sang màu xanh hoặc đen. Tiếp sau đó là màu vàng hoặc xanh thẫm rồi hết hẳn.

Tuy nhiên khi cha mẹ thường xuyên thấy trên chân, tay, cơ thể bé xuất hiện các vết bầm tím. Nhất là trẻ không ngã, không va đập, hoặc các vết bầm cứ kéo dài mãi không thấy khỏi. Bạn hãy đưa bé đi khám và xét nghiệm ngay. Vì đó cũng có thể là dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em. Khi bị ung thư máu, da trẻ rất dễ bị bầm tím hoặc xuất hiện những chấm đỏ nhỏ trên da. Bởi vì các mạch máu nhỏ bị chảy máu.

Các hình ảnh từ quá trình chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) ở trẻ em bị ung thư máu đã cho thấy: Các hạch bạch huyết ở bụng hoặc ở ngực của trẻ bị sưng lên là dấu hiệu của ung thư máu ở trẻ em. Ở tuyến ức, khi các tế bào bạch cầu tập trung nhiều gây chèn ép tĩnh mạch. Nó khiến quá trình vận chuyển máu từ cánh tay tới tim bị cản trở. Từ đó dẫn xuất hiện hạch, bị sưng ở mặt, sưng cánh tay, vùng nách, xương đòn… Đây có thể là dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em và cần phải đi khám ngay.

7. Thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn

Tế bào bạch cầu tăng đột biến, tiểu cầu và hồng cầu suy giảm nghiêm trọng. Dẫn đến cơ thể suy nhược, trẻ bị thiếu máu, sức đề kháng cũng giảm sút. Điều này khiến bé có các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, ăn không ngon… Lúc này cha mẹ nên đưa bé đi xét nghiệm máu để xem có bất thường gì không. Bởi đây rất có thể đó là dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em.

Mặc dù bệnh ung thư máu không phải là một căn bệnh đáng sợ có thể cướp đi mạng sống của trẻ trong thời gian ngắn. Nhưng một khi mắc bệnh thì quá trình điều trị lại rất tốn kém về cả tiền bạc lẫn thời gian, cả tâm trí lẫn cơ thể đều bị ảnh hưởng lớn trong và sau khi điều trị.

Để sớm phát hiện các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em. Cha mẹ hãy thường xuyên chú ý tới các biểu hiện của trẻ, nhận biết các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ tới cơ sở y tế khám bệnh càng sớm càng tốt.

Dấu Hiệu Ung Thư Buồng Trứng Ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Biết

Trẻ em khó tránh khỏi đau ốm đó là điều chắc chắn. Một vết sưng tím, vài cơn ho, cảm lạnh… đó chắc hẳn là điều rất quen thuộc với các bậc làm cha làm mẹ. Bởi trong hầu hết trường hợp đó đều là những dấu hiệu rất đỗi bình thường.

Thế nhưng, có bậc cha mẹ nào đã nghĩ đứa con nhỏ của mình có thể bị ung thư buồng trứng chưa? Chắc là chưa. Bởi từ trước đến nay mọi người đều cho rằng ung thư buồng trứng chỉ xảy ra ở phụ nữ trưởng thành. Đặc biệt là những người ở độ tuổi sinh sản và đã mãn kinh. Nhưng không ai có thể ngờ căn bệnh này còn xảy ra ở trẻ em.

Vừa qua, tờ Quảng Châu Nhật báo của Trung Quốc đưa tin một bé gái mới 9 tuổi đã bị ung thư buồng trứng. Được biết bé chỉ có biểu hiện bất thường một tháng trước đó. Bụng bé cứ lớn dần lên thường xuyên đau tức. Đến khi nhập viện, các bác sĩ thăm khám phát hiện bé có một khối u lớn ở buồng trứng.

Hi hữu hơn là trường hợp một bé gái 2 tuổi ở Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng. Bé thường xuyên bị táo bón, đầy hơi nhưng phụ huynh chỉ nghĩ đó là vấn đề tiêu hóa thông thường. Đến khi ba mẹ bé đưa con đi khám và nhận được kết luận bé bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 thì mới tá hỏa.

Các đây không lâu, bệnh viện ung bướu chúng tôi cũng vừa tiếp nhận và điều trị cho trường hợp bé gái mắc ung thư buồng trứng ở Phú Yên. Thậm chí, có trường hợp bé chỉ mới 15 tháng tuổi đã vướng vào án tử ung thư buồng trứng.

💡 Ung thư buồng trứng ở phụ nữ trưởng thành rất khác với ung thư buồng trứng trẻ em

Hóa ra ung thư buồng trứng ở trẻ em là dạng ung thư tế bào mầm. Đây là nhóm u có nhiều thành phần vì tế bào gốc trong cơ thể biệt hóa theo nhiều hướng khác nhau. Các khối u ở tế bào mầm buồng trứng thường bắt đầu bằng những tế bào sớm bị thoái hóa. Còn ung thư buồng trứng ở người lớn lại khởi phát khi có các sự cố xảy ra với tế bào bình thường. Nó hoàn toàn khác biệt với các tế bào mầm không bao giờ phát triển thành tế bào khỏe mạnh.

Điều đáng nói là dấu hiệu ung thư buồng trứng ở trẻ em không rõ ràng. Do đó các bậc cha mẹ thường bỏ qua hoặc dễ nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa. Đa phần các bé khi phát thường là tình cờ hoặc đã rơi vào giai đoạn muộn. Thậm chí, có những trường hợp phát hiện bệnh khi khối u chảy máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Những dấu hiệu ung thư buồng trứng cha mẹ cần lưu ý

Ung thư buồng trứng ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và không còn hiếm nữa. Ở mỗi độ tuổi đều có khả năng phát sinh bệnh và rất khó phòng ngừa. Đặc biệt, trẻ em trong độ tuổi dậy thì khả năng mắc bệnh tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện các dấu hiệu ung thư buồng trứng sau thì cha mẹ nên cảnh giác.

– Trẻ đi tiểu nhiều hơn bình thường

– Bụng to, trương phình bất thường.

– Rờ ở phần bụng thấy nổi cục như khối u.

– Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.

– Các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên không rõ nguyên nhân.

3. Nguyên tắc cha mẹ cần nhớ để bảo vệ sức khỏe con trẻ

Một trong những nguyên tắc cần nhớ để giúp bé tránh được căn bệnh quái ác này chính là cho bé đi khám sức khỏe thường xuyên. Rất nhiều cha mẹ xem nhẹ chuyện này, dẫn đến việc bé bị mắc bệnh hiểm nghèo mà không biết. Đến khi phát hiện bệnh thì hậu quả rất khó lường.

Đặc biệt, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đi tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Đa số các khối u ở buồng trứng nếu can thiệp kịp thời thì kết quả rất khả quan. Đồng thời sẽ giảm được các biến chứng di căn. Thêm nữa, cũng không ảnh hưởng đến quá trình sinh nở sau này. Đừng để quá muộn khiến bệnh tình chuyển nặng, điều trị khó khăn.

Bạn đang xem bài viết Trẻ Em Mắc Những Dấu Hiệu Sau, Cha Mẹ Đặc Biệt Lưu Ý Vì Có Thể Là Ung Thư trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!