Xem Nhiều 3/2023 #️ Trong Mũi Có Khối U Có Phải Bị Ung Thư Mũi Không? # Top 9 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Trong Mũi Có Khối U Có Phải Bị Ung Thư Mũi Không? # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trong Mũi Có Khối U Có Phải Bị Ung Thư Mũi Không? mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong mũi có khối u có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư xoang mũi nhưng cũng có thể chỉ là một khối u lành tính. Xin nói qua về các loại khối u trong mũi và triệu chứng của nó để bác được được hiểu rõ:

– U mũi lành tính: Loại này có hai dạng chính là u nhú và pôlyp mũi

U nhú: Thường xuất hiện ngay cửa mũi. Biểu hiện của nó là gây ngạt mũi, chảy nước mũi, đau nhức vùng mặt , giảm khướu giác, có thể xì ra máu mũi. U nhú thường chỉ xuất hiện ở 1 bên lỗ mũi.Loại u này có thể cắt bỏ được dễ dàng bằng dao điện.

Polyp mũi: Loại u này thường mọc ra từ trong các hốc xoang và thòng ra ngoài theo các khe mũi. Khi polyp còn nhỏ nó hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên các cục polyp lớn có thể gây sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, giảm khả năng ngửi mùi, mất vị giác, đau đầu, ngủ ngáy, quanh mắt có cảm giác ngứa. Trường hợp này bệnh nhân có thể dùng thuốc hoặc phải phẫu thuật để cắt bỏ polyp.

Bạn có muốn biết thêm: Bị Polyp mũi xoang có nguy hiểm không ?

-U xoang:

Dạng u lành tính: Có nhiều loại khác nhau như u cứng (u xương, u sụn) ,u mềm (u nang nhày) hay u nang do răng ( mọc ở xoang hàm).

Dạng u hỗn hợp tuyến nước bọt: Loại u này hiếm khi gặp phải . Thường được phát hiện khi bệnh nhân chụp X-quang xoang. Biểu hiện của nó là các polyp nhỏ nằm trong xoang không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần chữa trị.

U ác tính: Thường khu trú ở xoang hàm, xoang trán hoặc xoang sàng. Bệnh ung thư xoang thường diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng gì đặc hiệu trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi khối u lớn thì nó sẽ phá hủy vách mũi xoang và gây ra nhiều biểu hiện khó chịu như nghẹt mũi, chảy máu mũi, đau nhức mặt, đau thần kinh sọ, lồi mắt, răng dễ rụng…

Bấm xem để hiểu rõ hơn về: Bệnh ung thư mũi xoang

-U xơ vòm họng mũi: Trong mũi có khối u dạng này thường là lành tính , bệnh hay gặp ở nam giới tuổi dậy thì. Chảy máu mũi nhiều là dấu hiệu đặc trưng nhất khi bị khối u này.

Như vậy u trong mũi có thể có nhiều dạng khác nhau , bác có thể căn cứ vào dấu hiệu của từng loại và so sánh với các triệu chứng mình đang gặp phải để phần nào đoán được mình có bị ung thư mũi hay không. Không phải trường hợp nào lấy mẫu khối u làm sinh thiết cũng bị ung thư , đây chỉ là một xét nghiệm cần thiết để tầm soát bệnh mà thôi. Bác không nên quá lo lắng.

Chúc bác nhiều sức khỏe!

Polyp Mũi (U Có Cuống Trong Mũi) Có Nguy Hiểm Không?

Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là một u có cuống mềm, không đau, không phải là ung thư phát triển trên niêm mạc mũi hoặc xoang. Niêm mạc là một lớp bảo vệ bên trong mũi và các xoang, giúp làm ẩm không khí mà bạn hít vào. Khi bị kích thích do viêm hoặc dị ứng, niêm mạc mũi trở nên sưng và đỏ, có thể gây sổ mũi. Nếu bị kích thích kéo dài có thể hình thành polyp mũi.

Polyp mũi là một hoặc nhiều u mềm trong mũi (Nguồn: Internet)

Polyp mũi có cấu trúc bên ngoài là lớp biểu mô với tế bào trụ, vuông hoặc thành tế bào lát bẹt, bên trong là tổ chức liên kết với tế bào xơ tạo thành một lớp lỏng lẻo, chứa dịch nhầy.

Nguyên nhân gây bệnh polyp mũi

Mặc dù một số người có thể phát triển polyp mũi mà không có vấn đề nào về mũi trước đó nhưng thông thường có các tác nhân gây ra polyp mũi bao gồm:

Viêm xoang mạn tính hoặc tái phát.

Bệnh hen suyễn.

Bệnh xơ nang.

Hội chứng Churg-Strauss.

Nhạy cảm với các thuốc kháng viêm phi steroid (NSAIDs), là một đáp ứng giống như dị ứng với các thuốc kháng viêm như ibuprofen hoặc aspirin.

Ngoài ra, bệnh polyp mũi cũng có khuynh hướng di truyền do các gen gây ra đáp ứng của niêm mạc mũi với các tác nhân gây viêm.

Bệnh polyp mũi thường gặp nhiều ở người trên 40 tuổi và trẻ em. Polyp mũi ở trẻ em thường xuất phát từ bệnh hen phế quản, viêm mũi, xoang dị ứng do nấm, viêm xoang mạn, sổ mũi màu và xơ nang phổi.

Triệu chứng của bệnh polyp mũi

Khi có polyp mũi, người bệnh thường có các triệu chứng giống như viêm mũi, viêm xoang. Cụ thể là các triệu chứng như:

Triệu chứng polyp mũi gần giống với triệu chứng viêm mũi xoang thông thường (Nguồn: Internet)

Polyp mũi phát triển một cách chậm chạp, gây nghẹt mũi từ 1 bên hoặc 2 bên. Ban đầu, người bệnh ít chú ý nhưng khi polyp mũi lớn dần, lúc đó sẽ có cảm giác khó chịu, nhất là khi phải thở bằng miệng. Những dấu hiệu kèm theo là cảm giác nặng đầu, chảy nước mũi màu xanh hoặc vàng, đặc, đôi khi có mùi hôi. Thỉnh thoảng, người bệnh có sốt nhẹ, ho có đờm.

Ngoài ra, bạn có thể bị đau nếu viêm xoang đi kèm với polyp mũi.

Chẩn đoán polyp mũi bằng cách nào?

Ngoài các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ có thể kiểm tra polyp mũi bằng các soi mũi thông thường để chẩn đoán chính xác.

Nếu polyp mũi nằm sâu trong xoang, bác sĩ có thể cần tiến hành nội soi mũi để chẩn đoán. Đây là một thủ thuật đưa một ống nhỏ, mềm, có gắn đèn và camera ở đầu vào bên trong mũi người bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ có thể được thực hiện để xác định chính xác kích thước và vị trí của polyp.

Nếu polyp mũi ở trẻ em, các xét nghiệm những bệnh lý về gen, ví dụ như bệnh xơ nang có thể cần thiết để chẩn đoán.

Polyp mũi có nguy hiểm không?

Polyp mũi nhỏ và đơn độc thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, ít khi gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu polyp mũi lớn hoặc nhiều polyp nhỏ (đa polyp) có thể gây ra những biến chứng như:

Viêm xoang cấp hoặc mạn tính.

Khó thở, tắc nghẽn lúc ngủ.

Biến đổi cấu trúc của mặt gây song thị (nhìn đôi) hoặc 2 mắt xa nhau bất thường.

Khi nào polyp mũi cần điều trị?

Vì polyp mũi có triệu chứng gần giống với viêm mũi, viêm xoang hoặc cảm cúm,…nên người bệnh thường không nhận biets được. Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm cúm thường sẽ hết sau 1 – 2 tuần trong khi các triệu chứng của polyp mũi thì không thuyên giảm. Khi đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện và có chỉ định điều trị thích hợp.

Để điều trị bệnh polyp mũi thường có 2 phương pháp chính là dùng thuốc và phẫu thuật.

Dùng thuốc

Polyp mũi thường được điều trị bằng thuốc xịt mũi (Nguồn: Internet)

Nếu có polyp mũi nhỏ, bạn có thể dùng thuốc xịt mũi corticoid. Thuốc này sẽ làm giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ polyp. Tuy nhiên, nếu bạn ngưng sử dụng thuốc, những triệu chứng có thể quay trở lại nhanh chóng. Các loại thuốc thường dùng bao gồm fluticason (Flonase, Veramyst), budesonide (Rhinocort) và mometasone (Nasonex).

Thuốc corticoid đường uống hoặc đường tiêm, ví dụ như prednisone có thể được lựa chọn nếu thuốc xịt mũi không hiệu quả. Nhưng đây không phải là một giải pháp lâu dài do những tác dụng phụ mà corticoid gây ra như ứ dịch, tăng huyết áp và tăng nhãn áp.

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp polyp mũi lớn gây khó thở, giảm hoặc mất khứu giác, ù tai,…hoặc biến chứng cần phải phẫu thuật nội soi để cắt polyp và mổ xoang tạo sự thông thoáng trong mũi xoang và giảm khả năng tái phát polyp.

Lời khuyên: Để phòng bệnh polyp mũi, điều quan trọng nhất là bạn cần điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên và các chất gây ô nhiễm, đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều bụi. Khi có dấu hiệu của các bệnh về mũi thì tuyệt đối không chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và tích cực điều trị.

Tư Vấn: Khối U Ở Thận Có Phải Ung Thư Không?

Chào bác sĩ. Bác cháu mới phát hiện có u ở thận. Cả gia đình đang lo lắng không biết khối u ở thận có phải ung thư không? Hiện giờ bác cháu đang nằm theo dõi tại bệnh viện. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Quốc Cường (Cầu Giấy, HN)

Trả lời

Khối u ở thận có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư), theo nghiên cứu 90% u ở thận là ung thư. Tuy nhiên, để chẩn đoán u ở thận có phải ung thư hay không thì người bệnh cần đi khám trực tiếp và tiến hành làm xét nghiệm chuyên sâu như chọc sinh thiết mới kết luận chính xác bệnh.

Ung thư thận là loại ung thư chiếm 3% các trường hợp ung thư ở người trưởng thành. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 50 – 70, một số trường hợp còn gặp ở người rất trẻ.

Ở giai đoạn đầu lúc mới xuất hiện thì kích thước khối u dưới 7 cm, người bệnh thường không thấy các triệu chứng điển hình. Ở giai đoạn phát triển muộn, khoảng 30% người bệnh có các biểu hiện thường thấy như đau bụng, tiểu ra máu, đi khám thì bắt đầu thấy có khối u bụng…

Người bệnh không nên chủ quan khi được chẩn đoán có khối u ở thận. Người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ y tế tin cậy để chẩn đoán chính xác bệnh, đồng thời có phương pháp điều trị hiệu quả.

Tùy vào thời gian phát hiện bệnh, kích thước khối u và mức độ di căn của bệnh trong cơ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh có thể phẫu thuật cắt khối u (nếu u nhỏ) và cắt cả thận (nếu u có kích thước lớn).

Ngoài ra, người bệnh có thể phải kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác như liệu pháp miễn dịch để giảm triệu chứng, cải thiện sớm bệnh.

Ung thư thận là bệnh nguy hiểm vì thế khi được chẩn đoán có khối u trong thận, người bệnh cần bình tĩnh, yên tâm điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt khoa học để kiểm soát tốt bệnh, đẩy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể.

Có Phải Mọi Khối U Đều Là Ung Thư?

Khối u trong bệnh ung thư còn gọi là các khối u ác tính, không chỉ lớn lên về kính thước mà còn tạo thành các rễ cắm vào khu vực xung quanh, phá hoại các vùng này. Người ta gọi đây là tính chất xâm lấn của ung thư. Hình ảnh con cua với càng, chân bám rộng xung quanh mô tả tính chất này đã trở thành biểu tượng của bệnh ung thư.

Ung thư và ung thư di căn

Trong bệnh ung thư, các tế bào sinh sôi thành một khối mà chúng ta có thể nhìn (trực tiếp hoặc qua các phương tiện) hoặc sờ thấy được mà chúng ta vẫn gọi là khối u. Đa số bệnh ung thư có khối u, tuy nhiên không phải bệnh ung thư nào cũng tạo thành khối u. Các bệnh bạch cầu (ung thư máu hay bệnh máu trắng) thường không tạo khối u vì các tế bào máu ác tính sinh sôi và lưu hành trong dòng máu.

Các tế bào bị ung thư còn gọi là các tế bào ác tính có khả năng tách ra khỏi khối u ban đầu, trôi dạt đến các nơi khác trong cơ thể, sinh sôi tiếp ở đó tựa như ong tách khỏi đàn và đến nơi khác tạo một tổ ong mới. Tính chất này gọi là di căn.

Khối u là ung thư?

Phân biệt khối u lành và ung thư

Không phải mọi khối u đều là ung thư. Có những khối u không phải là ung thư và cũng có loại ung thư không có u. Những khối u không phải ung thư thường là u lành như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u xơ mỡ dưới da. Những ung thư không có u như các bệnh ung thư máu (các bệnh bạch cầu hay còn gọi bệnh máu trắng).

Việc phân biệt giữa u lành và u ác (ung thư) cần có thầy thuốc chuyên khoa và đôi khi phải kết hợp nhiều phương pháp như khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh (chụp Xquang, siêu âm…, các xét nghiệm máu, nước tiểu, soi tế bào, chẩn đoán khi mổ và đặc biệt là mô bệnh học). Mô bệnh học là phương pháp quan sát tổn thương hoặc u bằng mắt thường và kính hiển vi để chẩn đoán bệnh.

Các ung thư có gì khác nhau?

Ung thư không phải là một bệnh mà có tới hơn 100 loại khác nhau. Trên cơ thể có bao nhiêu loại mô thì có bấy nhiêu loại ung thư. Các bệnh ung thư đều có những đặc điểm chung nhưng mỗi loại mang những đặc điểm khác nhau: về nguyên nhân, vị trí xuất phát, tốc độ phát triển, cách phát triển, tuổi bắt đầu bị bệnh, giới, mức độ hay gặp.

Có những bệnh ung thư rất hay gặp trong khi có những bệnh rất hiếm xảy ra. Giữa các vùng địa lý, chủng tộc, phong tục, mức sống, lối sống, nghề nghiệp, mức độ hay gặp của mỗi bệnh cũng khác nhau. Ngoài ra còn khác nhau về phương pháp điều trị, khác nhau về hậu quả của bệnh.

Chương trình phòng chống ung thư Quốc gia

Bệnh viện K TW.

Bạn đang xem bài viết Trong Mũi Có Khối U Có Phải Bị Ung Thư Mũi Không? trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!