Xem Nhiều 3/2023 #️ Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Khuyến Cáo Dự Phòng # Top 9 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Khuyến Cáo Dự Phòng # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Khuyến Cáo Dự Phòng mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong.

Năm 2010, tại Việt Nam có 5.664 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung đã chuẩn hóa theo tuổi (ASR) là 13,6/100.000 phụ nữ. Tỷ lệ này thấp hơn so với khu vực Đông Nam Á (15,8/100.000). Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và có hệ thống để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận; và khi phát hiện tổn thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Nhiễm một hoặc nhiều typ Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân tiền phát của UTCTC. HPV là tác nhân truyền qua đường tình dục. Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20 – 30, có thể lên đến 20 – 25% trong quần thể. Sau lần nhiễm HPV đầu tiên, khoảng 5 – 10% các trường hợp có thể hình thành các biến đổi ở cổ tử cung do HPV. Đại đa số các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi. Nếu người phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao và phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong khoảng 10-20 năm qua các giai đoạn tân sản nội biểu mô để hình thành ung thư cổ tử cung xâm lấn.

Ung thư cổ tử cung tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội. Năm 2012, tổng gánh nặng trực tiếp của UTCTC khoảng 1.755 tỷ đồng, xếp thứ 4 và chiếm khoảng 0,015% tổng GDP; gánh nặng gián tiếp khoảng 418 tỷ đồng, xếp thứ 5 trong số 6 loại bệnh ung thư thường gặp nhất.

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do khoảng thời gian hình thành và tồn tại tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung tương đối dài; yếu tố nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã được xác định; mặt khác cổ tử cung là bộ phận có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các can thiệp điều trị nên đại đa số các trường hợp UTCTC có thể được phòng ngừa bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư.

Các phương pháp dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo và nhiều quốc gia trên thế giới triển khai bao gồm dự phòng cấp 1, cấp 2 và cấp 3:

– Dự phòng cấp 1 bao gồm tuyên truyền giáo dục nhằm giảm lối sống tình dục có nguy cơ cao, quan hệ tình dục an toàn, tiêm vắc-xin phòng nhiễm HPV, tránh hoặc làm giảm các yếu tố nguy cơ khác như lập gia đình sớm, có con sớm, hút thuốc lá (kể cả chủ động và thụ động).

– Dự phòng cấp 2 bao gồm phát hiện các tổn thương tân sản nội biểu mô cổ tử cung và xử trí phù hợp. Các phương pháp hiện được dùng trong phát hiện các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm tế bào cổ tử cung, quan sát cổ tử cung với dung dịch acid acetic hoặc dung dịch Lugol, xét nghiệm ADN HPV. Sau khi được phát hiện, tổn thương tiền ung thư có thể được điều trị bằng các phương pháp cắt bỏ (khoét chóp bằng dao, dao điện, laser, LEEP) hoặc phá hủy (áp lạnh, đốt diện, hóa hơi bằng laser).

– Dự phòng cấp 3 bao gồm phát hiện các trường hợp ung thư xâm lấn ở giai đoạn sớm và điều trị tại các cơ sở có đủ điều kiện.

– Điều trị ung thư giai đoạn tiến xa và chăm sóc giảm nhẹ là các thành tố không thể thiếu trong dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung.

Theo khuyến cáo, nên khởi đầu các chương trình sàng lọc hệ thống bằng cách phối hợp nhiều phương pháp sàng lọc khác nhau tùy theo địa dư, hạ tầng y tế và nguồn nhân lực, không nên dựa đơn thuần vào xét nghiệm tế bào cổ tử cung do có độ nhạy không cao cũng như đòi hỏi các yêu cầu khá cao để đảm bảo chất lượng và độ che phủ. Mặt khác, thiết lập chương trình sàng lọc mà không đi kém với các biện pháp điều trị hiệu quả và sẵn có sẽ tác động rất ít đến việc làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do ung thư cổ tử cung. Do đó cần có hệ thống chuyển tuyến đến cơ sở y tế tuyến cao và hệ thống thông tin hai chiều tốt để theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Có thể xem xét áp dụng cách tiếp cận sàng lọc bằng VIA và điều trị với áp lạnh ngay sau đó hoặc trì hoãn ngắn. Nếu sử dụng cách tiếp cận này, cần có hệ thống chuyển tuyến đến cơ sở có soi cổ tử cung, có dịch vụ LEEP (Loop Electrosurgical Excision Procedure) hoặc khoét chóp cổ tử cung để điều trị các trường hợp không đủ điều kiện áp lạnh.

PHÁC ĐỒ SÀNG LỌC

Tùy điều kiện cơ sở và năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để chọn phác đồ cho phù hợp.

Phác đồ 1: Sàng lọc dựa vào xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Phác đồ 2A: Sàng lọc dựa vào xét nghiệm HPV đơn thuần (định tính)

Phác đồ 3: Sàng lọc dựa vào bộ đôi xét nghiệm HPV và tế bào học (Co-testing)

i các cơ sở chưa đủ điều kiện xét nghiệm HPV và t có thể lấy bệnh phẩm tế bào học/HPV và gửi đến nơi có thể xét nghiệm, hoặc sàng lọc dựa vào test quan sát cổ tử cung với acid acetic (VIA).

Khoa Sức khỏe sinh sản – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh

Hội Thảo Khoa Học Cập Nhật Khuyến Cáo Về Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung

Ngày 26-5, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đã phối hợp với Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học cập nhật khuyến cáo của quốc gia về tầm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tham dự Hội thảo có trên 50 cán bộ, y bác sĩ của các bệnh viện và trung tâm y tế 15 huyện, thị xã, thành phố.

Tại hội thảo, bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ đã trình bày tầm quan trọng của xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV, bước tiến mới trong sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung và tính ưu việt của phương pháp này so với phương pháp xét nghiệm phổ biến trước đây là PAP’s.

Bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ trao đổi tại Hội thảo.

Việc tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV được thực hiện hoàn toàn bằng trang thiết bị y tế hiện đại, giúp tìm ra sự hiện diện của các chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư ngay cả khi chưa có những biến đổi trên tế bào cổ tử cung và cả trước khi ung thư phát triển. Điều này giúp bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Các đại biểu tham gia Hội thảo.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ sau ung thư vú. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng trên 500.000 phụ nữ trên toàn cầu mắc phải căn bệnh này và một nửa trong số đó tử vong. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ ung thư cổ tử cung cao nhất thế giới. Để phát hiện sớm và điều trị khỏi căn bệnh này, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ từ 25 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV từ 3-5 năm/1 lần.

Kim Huế – Báo Đắk Lắk

Các Loại Ung Thư Cổ Tử Cung

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Minh Thuyên – Bác sĩ Giải phẫu bệnh, Khoa giải phẫu bệnh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện sớm, và thậm chí đôi khi được ngăn chặn hoàn toàn bằng cách xét nghiệm Pap thường xuyên. Nếu được phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư có thể điều trị thành công nhất. Nếu đã được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung hoặc lo lắng về nó, bạn có thể có rất nhiều câu hỏi. Tìm hiểu một số điều cơ bản là cách tốt để bắt đầu.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung kết nối thân tử cung (phần trên nơi thai nhi phát triển) với âm đạo (kênh lúc thai nhi được sinh ra). Cổ tử cung được tạo nên từ hai phần và được bao phủ bởi hai loại tế bào khác nhau:

Cổ trong cổ tử cung: Là nơi cổ tử cung dẫn vào tử cung, được bao phủ bởi các tế bào tuyến.

Cổ ngoài cổ tử cung: Là phần bên ngoài của cổ tử cung có thể được bác sĩ nhìn thấy trong khi khám bằng mỏ vịt, được bao phủ bởi các tế bào gai.

Nơi mà hai loại tế bào này gặp nhau ở cổ tử cung được gọi là vùng tiếp hợp gai-trụ (còn gọi là vùng chuyển tiếp, vùng biến đổi). Vị trí chính xác của vùng chuyển tiếp thay đổi khi bạn già đi và nếu bạn sinh con. Hầu hết các ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ các tế bào trong vùng tiếp hợp.

2. Tiền ung thư cổ tử cung là gì?

Các tế bào trong vùng chuyển tiếp không đột nhiên biến thành tế bào ung thư. Thay vào đó, đầu tiên các tế bào bình thường của cổ tử cung dần dần phát triển những thay đổi bất thường được gọi là tiền ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ sử dụng một số thuật ngữ để mô tả những thay đổi tiền ung thư này, bao gồm tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN), tổn thương trong biểu mô gai (SIL) và nghịch sản.

Khi xác định tiền ung thư trong phòng thí nghiệm, chúng được phân loại theo thang điểm từ 1 đến 3 dựa trên mức độ mô cổ tử cung bất thường.

CIN1 (còn được gọi là nghịch sản nhẹ hoặc SIL mức độ thấp), không có nhiều mô bất thường, và nó được coi là tổn thương tiền ung thư cổ tử cung ít nghiêm trọng nhất.

CIN2 hoặc CIN3 (còn được gọi là nghịch sản trung bình/nặng hoặc SIL mức độ cao), mức độ mô bất thường nhiều hơn; SIL mức độ cao là tổn thương tiền ung thư nghiêm trọng nhất.

Mặc dù ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào có thay đổi tiền ung thư, nhưng chỉ một số phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sẽ phát triển thành ung thư. Đối với hầu hết phụ nữ, các tế bào tiền ung thư sẽ biến mất mà không cần điều trị. Nhưng, ở một số phụ nữ tiền ung thư biến thành ung thư thật sự (ung thư xâm lấn). Điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa hầu hết các ung thư cổ tử cung.

Những thay đổi tiền ung thư có thể được phát hiện bằng xét nghiệm Pap và được điều trị để ngăn ngừa ung thư phát triển.

3. Các loại ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung và tiền ung thư cổ tử cung được phân loại bằng cách quan sát dưới kính hiển vi. Các loại ung thư cổ tử cung thường gặp là ung thư biểu mô tế bào gai và ung thư biểu mô tuyến.

Hầu hết (tối đa 9 trên 10) ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào gai (squamous cell carcinoma). Loại ung thư này phát triển từ các tế bào ở cổ ngoài cổ tử cung. Ung thư biểu mô tế bào gai thường bắt nguồn từ vùng chuyển tiếp (nơi tiếp giáp giữa cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung).

Đa phần các loại ung thư cổ tử cung còn lại là ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma). Đây là ung thư phát triển từ các tế bào tuyến. Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển từ các tế bào tuyến tiết chất nhầy của cổ trong cổ tử cung.

Ít phổ biến hơn, ung thư cổ tử cung có các đặc điểm của cả ung thư biểu mô tế bào gai và ung thư biểu mô tuyến. Chúng được gọi là ung thư biểu mô gai-tuyến hoặc ung thư biểu mô hỗn hợp.

Mặc dù hầu hết các ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào gai hoặc ung thư biểu mô tuyến, nhưng các loại ung thư khác cũng có thể phát triển ở cổ tử cung, chẳng hạn như melanoma, sarcoma và lymphoma, thường gặp hơn ở các bộ phận khác của cơ thể.

Để đáp ứng nhu cầu khám sàng lọc ung thư phụ khoa của chị em phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec hiện có cung cấp gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa, giúp phát hiện sớm 4 bệnh: Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng.

Những đối tượng nên sử dụng Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bao gồm:

Những khách hàng nữ, trên 40 tuổi

Khách hàng có nhu cầu có thể sàng lọc bệnh lý về ung thư vú- phụ khoa (cổ tử cung, tử cung, buồng trứng)

Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú, phụ khoa

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh

Phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú, phụ khoa như : đau ở vú, có cục u ở vú, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng bụng, vv…

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ

XEM THÊM:

Các Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung

12/06/2015 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 650 lượt xem

Trong danh sách các bệnh lý nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung được xếp thứ hai. Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giúp chị em phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh.Phụ nữ ở mọi lứa tuổi khi đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Điều đáng nói hơn là bệnh ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu nên bệnh thường dễ bị bỏ qua và phát hiện muộn.

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường gặp ở những phụ nữ từ 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi và rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV).

1. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, ở giai đoạn tiền ung thư, bệnh thường không có triệu chứng gì điển hình nên rất dễ bị bỏ qua và không phát hiện được bệnh sớm. Khi bệnh đã tiến triển, người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu, như:

– Huyết trắng ra dai dẳng, có mùi hôi hoặc có vấy một chút máu.– Đi tiểu khó.– Chảy máu bất thường trong âm đạo.– Chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt bình thường, rong kinh kéo dài.– Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc khám bệnh.– Chảy máu nhiều sau thời kì mãn kinh.– Vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau.– Đau sau khi quan hệ tình dục…– Chảy dịch lẫn máu nhiều lần từ âm đạo.– Đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc đau ở chân.-Giai đoạn muộn, người bệnh bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quả.

2. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?

Có 2 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung là tiêm vắc xin để phòng nhiễm các tuýp HPV và khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Việc phòng ngừa đạt kết quả cao nhất khi kết hợp 2 phương pháp này.Bên cạnh đó, những phụ nữ đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ ( ít nhất 1 lần/năm) để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Hiện nay, Việt Nam đã có vắc xin ngừa tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất. Vắc xin này được tiêm cho phụ nự từ 10 – 25 tuổi, kể cả người chưa và đã có quan hệ tình dục.Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về các các dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 024 3728 0888 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Bạn đang xem bài viết Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Khuyến Cáo Dự Phòng trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!