Cập nhật thông tin chi tiết về Ung Thư Đường Tiêu Hóa mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo thống kê từ Globocan 2008: Tổng số người mắc ung thư dạ dày, đại trực tràng, thực quản trong 1 năm tại Việt là 12.552 người. Trong đó ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất với 8429 người. Như vậy tính trung bình, ở nước ta sẽ có 1.046 ca mắc mới ung thư tiêu hóa trong một tháng.
Theo Th.s Phan Văn Bình – Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện K thì ung thư đường tiêu hóa là một trong những loại ung thư gây tử vong cao, nhưng lại hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm.
Ống tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn và một vài cơ quan khác như tụy, gan và mật. Ung thư đường tiêu hóa được coi là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính. Các khối u này xuất phát từ trong hoặc thành ống tiêu hóa.
Ung thư đường tiêu hóa có thể phát triển ở bất kỳ cơ quan bộ phận nào kể trên, tuy nhiên, nguy cơ cao nhất nằm ở thực quản, dạ dày, hay đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư đường tiêu hóa?
Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư đường tiêu hóa là sự phối kết hợp của nhiều yếu tố như: gene di truyền, giới tính, tuổi tác, môi trường sống, lối sống, chế độ dinh dưỡng và nguồn thực phẩm… nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống.
Một vài bệnh lý khác cũng được xem như là tổn thương tiền ung thư. Cụ thể như: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá mặn, hút thuốc hay thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều hóa chất nitrosamines, muối hóa học… cũng có thể gây ra những biến đổi gene biểu mô của dạ dày.
Trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư nào thường gặp nhất? Nguyên nhân?
Tùy thuộc vào các vùng dịch tễ mà tỷ lệ các ung thư khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, ung thư dạ dày và đại tràng là hay gặp nhất. Yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày: Chế độ ăn thường ăn thức ăn có nitrosamin trong thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói…; thức ăn nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori; do yếu tố di truyền, do căng thẳng stress…
Yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng: Chế độ ăn (Nhiều mỡ, thịt động vật); Bệnh lý tiền ung thư như: bệnh viêm loét đại tràng mạn tính, bệnh Crohn, Polyp…; Một số hội chứng di truyền: đa polyp… Tại Việt Nam, ung thư dạ dày thường gặp hơn cả. Trong khi ở xã hội phương Tây thì tỷ lệ ung thư đại trực tràng cao hơn. Nguyên nhân của tình trạng này có thế là do chế độ ăn uống, dinh dưỡng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhau.
Tiến hành khám sàng lọc,
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ,
Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao hay có các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa. Người trên 40 tuổi gầy sút hoặc có hội chứng dạ dày cần được soi dạ dày kiểm tra.
Những đối tượng khác: nên làm xét nghiệm máu, soi phân, nội soi đại trực tràng 3-5 năm/lần.
Những người như thế nào thường mắc ung thư đường tiêu hóa?
Những người có lối sống thiếu lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động… là những người có nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa cao.
Nguy cơ mắc bệnh này cũng tăng lên với những người có độ tuổi từ 40 trở lên.
Những người có người thân bị mắc ung thư cũng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những người bình thường.
Bạn nên đi kiểm tra thường xuyên (6 tháng /1 lần) nếu trong nhà bạn từng có người bị ung thư, và nên có biện pháp để phòng tránh.
Điều trị ung thư đường tiêu hóa như thế nào?
Như đã trình bày ở các bài viết khác, để điều trị ung thư đường tiêu hóa, y học vẫn thường kết hợp giữa ba phương pháp chính đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Cũng tùy vào tính chất của bệnh, thể chất của bệnh nhân và tình trạng ung thư mà bác sỹ sẽ định lượng sử dụng từng phương pháp hay kết hợp các phương pháp này.
Với giai đoạn mới chớm, phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu được đưa ra đối với hầu hết các loại ung thư đường tiêu hóa. Cơ hội chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân rất cao nếu được phát hiện sớm. Đó là lý do vì sao phát hiện những ung thư này ở giai đoạn sớm là một chiến lược hiệu quả.
Nguyên Nhân Ung Thư Đường Tiêu Hóa
Nguyên nhân ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các loại bệnh ung thư. Đây là bệnh lý ung thư nguy hiểm bởi các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường, dẫn tới không phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp nhất là ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư đường tiêu hóa vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
Chế độ ăn nhiều thịt động vật, mỡ, ít rau xanh, không đủ chất xơ cho cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa như ung thư đại trực tràng.
Những người có thói quen ăn những thực phẩm cay nóng, chế b iến sẵn, thực phẩm lên men… làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư dạ dày…
Thói quen uống nhiều rượu và thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Những người có tiền sử mắc bệnh ở đường tiêu hóa, không được điều trị kịp thời và triệt để, đúng phương pháp, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính, lâu ngày hình thành khối u. Đặc biệt, những người có polyp ở đường tiêu hóa, không điều trị sớm có nguy cơ chuyển biến thành ung thư.
Biện pháp phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa
Để có cách phòng tránh nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa, chúng ta cần căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
Hạn chế dùng các thực phẩm có chứa aflatoxin, nitrosamine (trong thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói), nấm mốc và các chất độc hại khác. Không sử dụng những thực phẩm đã hết hạn sử dụng.
Nên dùng rau quả, thực phẩm có nhiều chất xơ, selen, vitamin A, C có khả năng phòng chống ung thư tiêu hóa như: trà xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại rau xanh, cà tím…
Hạn chế hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá thụ động; kiêng bia rượu.
Đi khám và điều trị ngay khi có bệnh lý ở đường tiêu hóa
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tiêu hóa, phát hiện sớm ung thư.
Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân ung thư đường tiêu hóa và cách phòng tránh phù hợp, mời bạn liên hệ 1900 55 88 96 để được tư vấn.
Biểu Hiện Ung Thư Đường Tiêu Hóa
Biểu hiện ung thư đường tiêu hóa
Các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp phải là ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn.
Tùy vào từng vị trí mắc các bệnh ung thư sẽ có các triệu chứng cụ thể.
Ung thư dạ dày: người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau tức vùng thượng vị, ăn không ngon, buồn nôn và nôn, ợ chua, ợ nóng, đi ngoài phân đen, giảm cân không rõ lý do…
Ung thư thực quản: khi xuất hiện khối u ở thực quản, người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng, thường xuyên buồn nôn và nôn, ợ nóng, đau họng, đau sau xương ức, khàn tiếng, sụt cân…
Ung thư đại trực tràng: khối u xuất hiện ở khu vực đại trực tràng sẽ khiến bạn có triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, khó chịu trong bụng, đi ngoài ra máu, phân nhỏ hơn so với bình thường, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, sụt giảm cân nặng
Ung thư hậu môn: với người bệnh ung thư hậu môn, triệu chứng thường thấy là vùng da quay hậu môn sần sùi và xuất hiện u cục, ngứa rát hậu môn, chảy máu trực tràng – hậu môn, mệt mỏi,sụt cân nghiêm trọng…
Những triệu chứng bệnh ung thư đường tiêu hóa thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nhiều người không biết mình mắc ung thư. Tới khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng rõ ràng, người bệnh mới đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chính vì thế, khi thấy xuất hiện những khó chịu ở đường tiêu hóa, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.
Cách chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa
Tới trực tiếp bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ thể, sờ nắn vùng bụng để phát hiện vị trí đau và mức độ đau kèm theo các biểu hiện khác (nếu có)
Bác sĩ có thể hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và tiền sử bệnh gia đình để có kết luận sơ qua về sức khỏe. Từ đó chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác:
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư như CEA, CA 19-9, CA 72-4. Nếu các chỉ số này tăng cao có thể cảnh báo mắc ung thư ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên kết quả này chưa thể khẳng định chắc chắn bạn mắc ung thư, vì thế ngoài xét nghiệm máu, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán khác.
Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện vị trí, kích thước của các khối u trong đường tiêu hóa.
Chụp X-quang giúp bác sĩ phát hiện rõ tổn thương trên phim chụp X-quang, đánh giá tình trạng và mức độ bệnh cụ thể.
Nội soi: đây là phương pháp chẩn đoán hiện đại và chính xác, giúp phát hiện sớm những bất thường ở đường tiêu hóa như ổ viêm loét, polyp hoặc ung thư. Các bác sĩ sẽ đưa một ống mềm vào cơ thể người bệnh, trên ống mềm có gắn camera. Toàn bộ quá trình nội soi sẽ được theo dõi trên màn hình vi tính. Nếu phát hiện có polyp, bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm để tiến hành sinh thiết. Nếu kết quả ác tính thì bệnh nhân sẽ được tư vấn, điều trị kịp thời.
Hiện nay, để chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa bạn nên tiến hành tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ. Tiến hành tầm soát sớm ung thư, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh, giai đoạn cụ thể của khối u để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Bệnh viện Thu Cúc hiện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi sẽ trực tiếp tầm soát ung thư. Trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh còn được tư vấn điều trị với chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat – nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Với phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore, bác sĩ đã giúp chữa trị thành công nhiều ca mắc ung thư đường tiêu hóa ở Việt Nam.
Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư Đường Tiêu Hóa
Theo số liệu cập nhật về bệnh ung thư, trên thế giới mỗi năm có 14 triệu người mắc ung thư và hơn 8 triệu người tử vong vì căn bệnh này, trong đó ung thư đường tiêu hóa đứng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam, các bệnh lý đường tiêu hóa cũng đứng đầu trong nhóm bệnh nội khoa, nguy hiểm nhất là ung thư đường tiêu hóa.
Theo chúng tôi Vũ Hồng Thăng, Phó trưởng Khoa điều trị nội 4, Bệnh viện K; Phó trưởng bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, tại bệnh viện K số bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng, trong đó điển hình là ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như ý thức của người dân, có rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hoá đã được phát hiện ở giai đoạn sớm nên kết quả điều trị khả quan. Tuy nhiên, theo thống kê, số bệnh nhân ung thư đang ngày càng trẻ hóa.
PGS TS Vũ Hồng Thăng cho rằng, những trường hợp có triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu, chất nhầy, có thể có đau bụng… thậm chí, nếu trước đó chưa từng mắc bệnh gì mà bất ngờ có biểu hiện trên thì cần đi khám chuyên khoa tiêu hoá để phát hiện sớm bệnh ung thư. Trên thực tế, ở một số người thậm chí không có triệu chứng rối loạn tiêu hoá, mà chỉ đau bụng rất mơ hồ, gầy sút, thiếu máu… nhưng đi khám thì đã phát hiện ra bệnh ung thư. Ngoài ra, một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đường tiêu hóa có thể gặp là khó chịu trong bụng, trướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đại tiện bất thường…
Việc thực hiện các phương pháp sàng lọc sớm và thường xuyên ung thư đường tiêu hóa có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, các khối u khi còn rất nhỏ, trước khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng, từ đó có thể điều trị kịp thời, kéo dài sự sống cho người bệnh. Phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa là nội soi kiểm tra đại tràng và dạ dày định kỳ.
Bên cạnh các biện pháp nội soi xâm lấn, với ung thư đại trực tràng thì người dân có thể xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân, đây cũng là một trong những cách sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, PGS Thăng chia sẻ. Có nhiều thông tin chia sẻ trên mạng xã hội rằng chỉ cần một loại xét nghiệm sẽ phát hiện được nhiều loại ung thư. PGS Thăng phủ nhận thông tin này và khẳng định, cho đến nay chưa có loại xét nghiệm nào chỉ cần làm 1 lần mà phát hiện ra tất cả các loại ung thư.
Ung thư tiêu hóa – phòng bệnh hơn chữa bệnh
Nhiều người vẫn quan điểm mắc bệnh ung thư là đã nhận được “bản án tử”. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, ung thư nói chung và ung thư đường tiêu hóa nói riêng không phải là “dấu chấm hết”. Theo các chuyên gia ung thư, tầm soát ung thư dạ dày giúp giảm tỷ lệ ung thư hơn 90% các trường hợp ung thư đường tiêu hóa phát triển từ polyp u tuyến. Việc khám sàng lọc, kiểm tra định kỳ rất qua trọng, đặc biệt ở những người đã từng có bệnh lý về đường tiêu hóa.
PGS.TS Vũ Hồng Thăng cho rằng, người dân cần nâng cao ý thức phát hiện bệnh sớm, nên đi khám bệnh định kỳ, nếu phát hiện sớm việc điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao. Ví dụ như với bệnh ung thư đại trực tràng, ngay cả khi không có triệu chứng gì thì người bình thường từ 50 tuổi trở lên nên khám sàng lọc. Còn với người có sẵn bệnh lý viêm đại trực tràng chảy máu hoặc người có tiền sử gia đình như bố mẹ, anh chị em, cô dì chú bác bị bệnh ung thư đại trực tràng thì nên khám sàng lọc phát hiện sớm từ 40 tuổi. Một số bệnh ung thư mang tính chất di truyền gia đình thì lứa tuổi sàng lọc thậm chí ngay từ 10, 12 tuổi đã phải sàng lọc, PGS Thăng cảnh báo. Ngoài ra, nếu không có điều kiện đi sàng lọc sớm, khi có biểu hiện bất thường cũng nên đi khám sớm để phát hiện bệnh, PGS Thăng khuyên.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế).
DỊCH VỤ CỦA HEALTH VIỆT NAM
Hiện nay, với trang thiết bị, công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ và chuyên viên tư vấn tận tâm, Health Việt Nam cung ứng những dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe, thăm khám và hội chẩn trực tuyến cùng với hơn 10 chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phục vụ mọi đối tượng. Người bệnh sẽ được hỗ trợ lấy máu/bệnh phẩm và trả kết quả tại nhà. Chúng tôi cam kết kết quả xét nghiệm luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy và không bị nhầm lẫn giữa các khách hàng.
Để được tư vấn vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ Phần Health Việt Nam
Cơ sở 1: Tầng 20, toà nhà VIWASEEN, số 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 2: Lô 20/K1, khu tái định cư Trần Lãm, Phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.
Tổng đài: 0899.108.108
Website: https://healthvietnam.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/
Email: contact@healthvietnam.vn
Ung thư cổ tử cung. Sau ung thư vú, bệnh ung thư nào đe dọa chị em phụ nữ.
Bạn đang xem bài viết Ung Thư Đường Tiêu Hóa trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!