Xem Nhiều 3/2023 #️ Ung Thư Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 10 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ung Thư Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ung Thư Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ung thư não là gì? Ung thư não là các khối u phát triển ác tính ở não, bao gồm 2 loại chính là ung thư não nguyên phát và ung thư não thứ phát do di căn từ nơi khác đến (chủ yếu từ phổi, vú, …). Tùy vào vị trí, kích thước mà ung thư não có các triệu chứng cũng như có ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân khác nhau.

Hội chứng Turcot: hình thành nhiều polyp lành tính trong đại tràng cùng với khối u não nguyên phát.

Ngoài ra bệnh nhân tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc có tiền sử xạ trị vùng đầu mặt cổ, tiền sử tiếp xúc với hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, dầu khí, dung môi hòa tan, hóa chất cao su, nhựa vinyl…) cũng có nguy cơ mắc ung thư não cao hơn.

Nhiễm virus EBV (Epstein-Barr virus) và CMV (Cytomegalovirus) làm tăng nguy cơ ung thư não

Triệu chứng ung thư não đặc trưng nhất bởi tình trạng tăng áp lực nội sọ do tăng thể tích của khối u, tăng thể tích do phù não và ứ đọng dịch não tủy. Ngoài ra còn có các triệu chứng mang tính chất định khu của khối u.

Tăng áp lực nội sọ:

Đau đầu: 80-90% bệnh nhân ung thư não đều có đau đầu cục bộ hoặc toàn thể. Đau do khối u chèn ép các dây thần kinh sọ não, các xoang tĩnh mạch gây phản xạ co thắt mạch máu não. Đau có thể dữ dội hoặc mơ hồ không rõ vị trí đau. Bệnh nhân đau thường xuyên, có xu hướng ngày tăng dần, uống thuốc giảm đau không đỡ.

Phù gai thị: phù hoặc teo gai thị xảy ra khi tăng áp lực nội sọ đè ép các bó mạch thần kinh thị giác. Bệnh nhân xuất hiện nhìn mờ tăng dần kèm theo đau đầu và nôn.

Động kinh: có thể xuất hiện co giật 1 bên hoặc 2 bên xuất hiện khoảng 40% các trường hợp ung thư não.

Các triệu chứng định khu tổn thương: có thể từ nhẹ đến nặng như liệt dây thần kinh đơn độc, yếu tay chân, giảm trí nhớ hoặc giảm thị lực:

U thùy trán: giảm trí nhớ hay giảm sự chú ý là triệu chứng thường gặp trong u não thùy trán. Bệnh nhân có thể mất khứu giác và teo dây thần kinh thị giác, cũng có thể mất ngôn ngữ nếu u ở phía sau thùy trán

U thùy đỉnh: đặc trưng bởi rối loạn cảm giác và rối loạn vận động, giảm cảm giác, xúc giác, không định vị được vị trí không gian.

U thùy thái dương: có thể có các triệu chứng ảo khứu, ảo thính, ảo thị và rối loạn ngôn ngữ, không thể gọi đúng tên đồ vật. Nếu u chèn ép dây thần kinh vận nhãn chung, bệnh nhân có thể bị sụp mi, đồng tử giãn.

U thùy chẩm: biểu hiện giảm thị lực. Hội chứng tăng áp lực nội sọ thường xuất hiện sớm vì chèn ép vào cống não.

U não thất: đau đầu thành cơn, đau dữ dội và có biểu hiện tăng áp lực nội sọ sớm.

U tuyến yên: đau đầu, giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều. Có thể béo phì, to đầu ngón chân ngón tay hoặc có thể trạng khổng lồ kèm theo thiểu năng sinh dục

U góc cầu tiểu não: ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. Bệnh nhân có thể tê ở mặt và lưỡi do u chèn ép vào dây V.

U tiểu não: bệnh nhân có triệu chứng tăng áp lực nội sọ rõ, đi lại không vững, rối loạn thăng bằng.

Ung thư não có thể xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi nhưng phổi biến nhất ở nhóm trẻ em từ 3-12 tuổi và nhóm người lớn từ 40-70 tuổi.

Người có tiền sử tiếp xúc phóng xạ hoặc xạ trị vùng đầu mặt cổ

Người mắc ung thư phổi, ung thư vú.. có khả năng bị ung thư não do di căn

Người mắc các hội chứng Turcot, hội chứng Neurofibromatosis

Hiện nay vẫn chưa có các biện pháp phòng ngừa ung thư não đặc hiệu. Bệnh nhân được khuyến cáo đi khám sức khỏe kiểm tra khi có các dấu hiệu nghi ngờ như đau đầu, nôn, buồn nôn kéo dài hoặc đột ngột yếu liệt nửa người, nói khó, rối loạn thị giác, thính giác…

Đặc biệt các bệnh nhân ung thư nên được sàng lọc ung thư não di căn khi có các triệu chứng báo hiệu.

Chẩn đoán ung thư não dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm sau:

Chụp cắt lớp vi tính: xác định vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn xung quanh, tình trạng phù não, tăng áp lực nội sọ.

Chụp cộng hưởng từ: đánh giá chính xác vị trí và sự tương quan của khối u với các tổ thức lân cận.

Chụp động mạch não: sự tăng sinh và xô đẩy mạch máu trong não là hình ảnh gián tiếp của khối u não choán chỗ

Chụp PET-CT: đánh giá khối u não và các khối u toàn thân khác đồng thời.

Điện não đồ: Ghi được các sóng bất thường.

Đánh giá các giai đoạn trong ung thư não không được sử dụng giống như các ung thư khác vì đa số ung thư não nguyên phát không xâm lấn ra ngoài hệ thống thần kinh. Người ta dùng thuật ngữ ung thư não độ I-IV để mô tả mức độ tiến triển của ung thư não:

Ung thư não độ 1: khối u phát triển chậm, không lan rộng có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật

Ung thư não độ 2: Khối u ít có khả năng phát triển và lan rộng nhưng có nhiều khả năng quay trở lại sau khi điều trị.

Ung thư não độ 3: Khối u phát triển nhanh chóng, các tế bào ung thư phân chia nhanh nhưng không có các tế bào chết đi

Ung thư não độ 4: Khối u phân chia nhanh chóng, xâm lấn mạch máu và cả các mô chết xung quanh não. Khối u phát triển và lan rộng.

Điều trị ung thư não bao gồm 3 phương pháp chính: phẫu thuật, tia xạ và hóa chất.

Phẫu thuật: mục tiêu là loại bỏ khối u mà không gây tổn thương cơ quan lành lân cận. Tuy nhiên phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào vị trí khối u nông hay sâu, u có giới hạn rõ hay không, trình độ phẫu thuật viên cũng như các trang thiết bị. Không phải loại u não nào cũng có thể lấy bỏ triệt để được. Các u não ở sâu, hành não, thân não, gần mạch máu lớn thì lấy bỏ u rất khó khăn do gần trung tâm hô hấp, tim mạch và khó cầm máu

Xạ trị: Tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau khi phẫu thuật hoặc những u ác tính ở sâu mà phẫu thuật không thực hiện được.

Hóa chất: dùng bổ trợ sau phẫu thuật và sau tia xạ. Hóa chất có tác dụng trong các trường hợp u phát triển nhanh, các Glioblastoma, Astrocytoma độ III và độ IV.

Ngoài ra điều trị đích trong ung thư não: cá thuốc tác dụng vào các yếu tố tăng sinh mạch, tác dụng vào gen và protein (Bevacizumab, Laorotrectinib..)

U Màng Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

U màng não là khối u nội sọ lành tính thường gặp nhất. Khối u bắt nguồn từ các tế bào mũ trong màng nhện – lớp màng mỏng như mạng nhện phủ lên nhu mô não và tủy sống. Các lớp màng não bao gồm: màng nhện, màng mềm và màng cứng. Trong đó màng nhện là một trong ba lớp màng não bao bọc não và tủy sống.

U màng não có nguy hiểm không? Đa số u não là lành tính nhưng chúng có thể phát triển đến kích thước rất lớn khi được phát hiện, và ở các vị trí đặc biệt có thể gây thiếu sót chức năng thần kinh lớn, đe dọa tính mạng.

U màng não chiếm tỷ lệ khoảng 34% các khối u nguyên phát ở não, thường xảy ra ở lứa tuổi từ 30-70. Trẻ em ít bị mắc u màng não hơn người lớn. Tỷ lệ nam/nữ khoảng 1/2. Đặc biệt, u màng não cột sống xảy ra gấp 10 lần ở nữ so với nam. Tuy nhiên tỉ lệ u màng não ác tính lại xảy ra nhiều hơn gấp 3 lần ở nam giới.

Nguyên nhân u màng não hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm:

Phơi nhiễm phóng xạ: Tiếp xúc với phóng xạ ion hóa liều cao đã được chứng minh có nguy cơ mắc u màng não.

Chủng tộc: người da đen có nguy cơ u màng não cao hơn người da trắng.

Một số dấu hiệu thường gặp:

Đau đầu: đau đầu tăng dần, thường bắt đầu ở 1 vị trí sau đó lan ra khắp đầu. Bệnh nhân sau đó không còn đáp ứng với thuốc giảm đau

Động kinh: co giật cục bộ 1 bộ phận (1 tay, 1 chân) hay toàn thể. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái động kinh kéo dài hơn 30 phút.

Rối loạn ý thức: lú lẫn, ngủ gà, thay đổi tính cách, hành vi

Rối loạn thị giác: nhìn đôi…

Yếu chi

Ù tai, không nghe được

Liềm não: suy giảm chức năng lập luận, ghi nhớ. Khi u nằm gần đường giữa, bệnh nhân có xu hướng yếu chi dưới, dị cảm tê bì hoặc co giật

Bán cầu: co giật, đau đầu, yếu chi

Xương bướm: ảnh hưởng thị lực, mất cảm giác hay di cẳm ở mặt.

U rãnh khứu: mất khả năng ngửi mùi do u chèn ép dây thần kinh khứu giác. Khi u phát triển lớn có thể ảnh hưởng đến thị lực do dây thần kinh thị bị chèn ép

Hố yên yên: thị giác, do chèn ép giao thoa thị giác hoặc dây thần kinh thị.

Hố sau: đi đứng loạng choạng và mất phối hợp vận động do u chèn ép tiểu não.

Trong não thất: bít tắc dẫn lưu dịch não tủy, dẫn đến tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn, rối loạn chức năng tâm thần kinh và thị giác

Trong ổ mắt: tăng áp lực ổ mắt, lồi mắt, nguy cơ mất thị lực

Cột sống: đau lưng, đau chi do u chèn ép thần kinh

U màng não xảy ra nhiều hơn ở nữ giới

Không có biện pháp phòng ngừa u màng não đặc hiệu

Nên đi khám chuyên khoa thần kinh khi có các dấu hiệu thần kinh nghi ngờ

Bệnh nhân mắc đa u sợi thần kinh nên đi khám định kỳ 6-12 tháng/lần

Điều quan trọng là ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.

Chẩn đoán u màng não gặp khá nhiều khó khăn do đa số các u màng não phát triển chậm và hầu hết chỉ gặp ở người trưởng thành nên triệu chứng không rõ ràng khiến cho bệnh nhân/bác sĩ lầm tưởng là những dấu hiệu bình thường của tuổi tác. Một số triệu chứng đi kèm với u màng não cũng có thể do các bệnh lý khác.

Cần phải thăm khám hệ thần kinh một cách toàn diện kỹ lưỡng đi kèm với các chẩn đoán hình ảnh.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp đánh giá tương đối chính xác về đặc điểm của khối u như vị trí, kích thước, số lượng, biến chứng của khối u gây ra như giãn não thất, phù não.

Sinh thiết u: Bác sĩ phẫu thuật thần kinh sẽ thực hiện sinh thiết u để có kết quả giải phẫu bệnh chắc chắn

Các phương pháp điều trị u màng não chính bao gồm: phẫu thuật và xạ trị, hóa chất ít khi được áp dụng.

Phẫu thuật

Là phương pháp loại bỏ khối u và bảo tồn mô khỏe mạnh xung quanh. Đây là phương pháp chính trong điều trị u màng não.

U màng não lành tính có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật.

U màng não ác tính thì sau phẫu thuật cần điều trị bổ trợ bằng tia xạ và hóa chất

Có thể gây tắc mạch chọn lọc trước khi mổ để giảm nguy cơ chảy máu trong và sau mổ

Phẫu thuật trong u màng não được thực hiện bằng cách mở hộp sọ và lấy u dưới kính vi phẫu.

Chi phí phẫu thuật u màng não phụ thuộc và vị trí, tính chất, giai đoạn của khối u cũng như trang thiết bị hiện đại được sử dụng (kính vi phẫu) và cơ sở vật chất tiến hành.

Xạ trị

Dùng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và các tế bào não bất thường.

Chỉ định trong trường hợp u không thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật.

Xạ trị ngoài tiêu chuẩn: dùng nhiều loại tia để giảm liều tia đến các cấu trúc bình thường lân cận

Tia proton: chùm tia proton hướng thẳng vào u nên các tế bào bình thường bên cạnh u ít chịu tổn thương

Xạ trị lập thể (Như Gamma Knife, Novalis, Cyberknife): là kỹ thuật hội tụ nhiều chùm tia vào một mục tiêu cố định, ít gây ảnh hưởng đến mô lân cận

Hóa chất:

Điều trị triệu chứng:

Corticoid: giảm tình trạng phù não nên giảm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn

Thuốc chống động kinh: chỉ định cho bệnh nhân có triệu chứng động kinh

Dẫn lưu não thất ổ bụng: chỉ định trong trường hợp tăng áp lực nội sọ cấp cứu.

Ung Thư Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Bệnh ung thư hay gặp, khó phát hiện nhất và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất hiện nay là ung thư phổi. Tại Việt Nam, sau ung thư gan, ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ hai ở cả nam và nữ. Vậy ung thư phổi là gì? Ung thư phổi có mấy giai đoạn, triệu chứng, nguyên nhân ung thư phổi như thế nào?

Hiện nay, theo các kết quả nghiên cứu, bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Bệnh nhân bị ung thư phổi bởi những nguyên nhân sau:

Hút thuốc lá: hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.

Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.

Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.

Những triệu chứng ung thư phổi thường gặp gồm:

Bị ho kéo dài không khỏi.

Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn máu.

Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể bị gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương thậm chí bị tràn dịch màng phổi

Tìm hiểu triệu chứng ung thư phổi điển hình

Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, ung thư phổi không thể lây truyền từ người này sang người khác.

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Những người nằm trong nguy cơ cao bị ung thư phổi là những người hút thuốc, hút thuốc thụ động, những người có người thân bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc phải các chất gây ung thư… Đặc biệt tuổi càng cao thì khả năng, tần suất bị ung thư càng lớn.

Trên cơ sở những nguyên nhân gây bệnh, có thể đề xuất những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi như sau:

Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.

Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói vụi.

Định kỳ đi khám sức khỏe để kịp thời phòng tránh và có phương pháp điều trị.

Thực phẩm ngừa ung thư phổi Gói Tầm soát ung thư phổi

Để chẩn đoán bệnh nhân có bị mắc bệnh ung thư phổi hay không, cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau:

Chụp X-Quang lồng ngực sẽ giúp sớm phát hiện bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định vị trí, kích thướcc và mức độ phát triển của khối u ra ngoài phổi hay chưa.

Lấy sinh thiết ở vùng khác thường của phổi sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định mức độ bệnh ung thư phổi.

Các bước chẩn đoán ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi có nhiều giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn bệnh cần có phương pháp điều trị cụ thể.

Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u: phương pháp này có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ, chưa bị di căn. Để có thể phẫu thuật, bệnh nhân cần có thể trạng cơ thể tốt.

Phương pháp điều trị bằng tia xạ: được áp dụng nhằm phá hủy khói u khi còn nhỏ và chưa có di căn hoặc làm hạn chế sự phát triển của khối u lớn. Phương pháp điều trị tia xạ có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân, rất ít khi chữa khỏi bệnh.

Điều trị bằng hóa chất: có đến 80-90% bệnh nhân bị ung thư phổi giảm bệnh khi tế bào còn nhỏ và được sử dụng hóa chất để điều trị. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài sự sống.

Phương pháp điều trị hỗ trợ: được sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh, chỉ có thể chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.

Liệu pháp miễn dịch tự thân: Đột phá trong điều trị ung thư – bao gồm ung thư phổi, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng sống của người bệnh. Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY

Ung Thư Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Ung thư xương là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư. Bệnh tiến triển từ từ, triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường đến viện ở giai đoạn muộn. Bệnh hay gặp ở thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi, chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng lứa. Nam gặp nhiều hơn nữ.

Ung thư xương là ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh thường biểu hiện ở vị trí xương chày, xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay.

Ung thư xương có thể nguyên phát hoặc do di căn từ nơi khác đến (chủ yếu từ vú, phổi..)

Ung thư xương thứ phát: Đa số ung thư xương là ung thư thứ phát do di căn từ vị trí khác của cơ thể. (vú, phổi, tuyến giáp…)

Biểu hiện ung thư xương phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Triệu chứng mơ hồ, nếu không chú ý sẽ dễ bị bỏ qua

Đau mỏi chân tay, đặc biệt người trẻ khoảng 30-40 tuổi.

Đau xương, cảm giác vùng xương nào đó ấm hơn.

Các chi yếu hơn, tê hoặc đau nhức mơ hồ

Dấu hiệu ung thư xương giai đoạn tiến triển:

Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút cân không rõ nguyên nhân, có thể sốt nhẹ

Đau xương tăng dần, cảm giác xương yếu đi rõ rệt. Đau liên tục, dùng thuốc giảm đau không đỡ.

Vị trí xương bị bệnh có thể sưng to lên.

Có thể gãy xương không do chấn thương

Nổi hạch ngoại vi rắn chắc, di động hạn chế

Vị trí hay gặp ung thư xương:

Thường gặp ở “gần gối, xa khuỷu” (đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay)

Ung thư xương chủ yếu gặp ở xương dài, một số ở xương dẹt như xương chậu, xương bả vai.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư xương nguyên phát bao gồm:

Di truyền: Có người thân trong gia đình mắc các hội chứng Li-Fraumeni, Rothmund-Thomson, u nguyên bào võng mạc…

Bệnh Paget xương: do rối loạn tạo xương và hủy xương dẫn đến hình thành một tổ chức xương mới có cấu trúc bất thường.

Tiền sử phơi nhiễm phóng xạ

Hiện tại chưa có phương pháp phòng ngừa ung thư xương đặc hiệu.

Một số biện pháp bao gồm:

Ăn uống hợp lý: ăn nhiều trái cây, rau xanh. Cung cấp đủ Canxi cho cơ thể. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tránh tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mạnh

Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, các hóa chất độc hại

Nếu gia đình có người thân mắc ung thư xương cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Chẩn đoán ung thư xương dựa vào các cận lâm sàng sau:

Chụp Xquang xương thẳng nghiêng: xác định số lượng, vị trí, ranh giới tổn thương và đánh giá sự xâm lấn phần mềm

Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương trong xương, trong tủy xương hay ngoài xương.

Chụp cộng hưởng từ MRI: đánh giá sự lan rộng của tổn thương trong xương, trong tủy xương, mô mềm, xâm lấn thần kinh, mạch máu

Chụp xạ hình xương: xác định giới hạn tổn thương, theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả điều trị

Chụp PET/CT: phát hiện và theo dõi sarcoma phần mềm, sarcoma xương tái phát, di căn xa. Phân biệt các tổn thương ác tính và lành tính.

Sinh thiết: Sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim lớn giúp chẩn đoán, phân loại và xác định độ ác tính của tổn thương.

Các xét nghiệm khác: Siêu âm ổ bụng, chụp X quang phổi giúp xác định tình trạng di căn.

Có những phương pháp điều trị ung thư xương chính: Phẫu thuật, hóa chất và xạ trị.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị triệt căn.

Nguyên tắc: lấy hết tổn thương ung thư và lấy rộng tổ chức cân cơ bị xâm lấn.

Trong trường hợp không thể bảo tồn phải cắt cụt chi.

Hóa chất:

Là phương pháp sử dụng thuốc đề tiêu diệt các tế bào ung thư.

Có thể điều trị trước phẫu thuật làm khối u ngừng phát triển và nhỏ lại

Có thể điều trị sau phẫu thuật làm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.

Xạ trị

Sử dụng tia xạ làm tế bào ung thư bị tổn thương và ngừng phát triển

Tuy nhiên hầu hết ung thư xương không đáp ứng với xạ trị trừ sarcoma Ewing tương đối nhạy cảm.

Có thể xạ trị triệu chứng chống đau, chống gãy xương.

Bạn đang xem bài viết Ung Thư Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!