Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Lợi Nguy Cơ Gây Ung Thư Miệng Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các nhà khoa học đã chứng minh, bệnh viêm lợi nguy cơ gây ung thư miệng rất cao do sự lây truyền vi rút HPV. Vi rút HPV có sự phát triển và lây truyền ở mức độ kinh khủng, nó là nguyên nhân gây bệnh và theo chứng minh vi rút HPV có thể sánh ngang với việc sử dụng thuốc lá, nguyên nhân chính gây ra ung thu miệng.
Viêm lợi nguy cơ gây ung thư miệng
Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Hiệp Hội Nha Khoa Anh Quốc thì có tới hơn 6.000 người dân Anh Quốc bị mắc bệnh ung thư miệng và trong số đó đã có gần 2.000 bệnh nhân tử vong do không thể điều trị kịp thời.
Biểu hiện sớm dễ nhận thấy của ung thư miệng là có một hoặc nhiều sự thay đổi mô mềm trong miệng về hình ảnh và cảm giác. Những triệu chứng có thể gồm:
Vết loét trong miệng mãi không lành thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Đau quanh răng hoặc răng lung lay gây khó nhai, nuốt hoặc cử động lưỡi.
Xuất hiện những khối hoặc mảng trắng, đỏ hoặc đen bên trong miệng.
Khó cử động hàm hoặc sưng có cảm giác má dày hơn.
Tê lưỡi hoặc ở bất kỳ vị trí nào trong miệng.
Thay đổi giọng nói, hơi thở có mùi hôi, xuất hiện khối ở cổ.
Các nhà khoa học còn cho biết, nguyên nhân gây bệnh ung thư miệng ngoài do sử dụng thuốc lá thường xuyên con do chế độ ăn uống thừa thãi, làm xuất hiện nhiều mảng bám trên răng miệng, do cách vệ sinh răng miệng kém, không đúng kỹ thuật cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư miệng.
Hút thuốc lá là nguyên nhân viêm lợi gây ung thư miệng
Cách phòng tránh viêm lợi nguy cơ gây ung thư miệng
Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ đê làm sạch các vụn thức ăn còn dính trên răng với kem đánh răng có chứa flour.
Nên khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh lý răng miệng
Sử dụng bàn chải lông mềm để tránh gây kích ứng nướu trong quá trình đanh răng từ đó gây ra viêm lợi
Sử dụng chỉ nha khoa để lấy hết mảng bám còn dắt ở kẽ răng (nơi ẩn náu của vi khuẩn)
Đặc biệt là nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe cơ thể và sức khỏe răng miệng, đồng thời bổ sung thêm VitaminC và canxi,..
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,.. và tuyệt đối không nên hút thuốc lá.
Đi khám sức khỏe nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ nha khoa khám và theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng.
Qua bài viết viêm lợi nguy cơ gây ung thư miệng, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về những nguy hiểm của bệnh viêm lợi. Nếu có những dấu hiệu không tốt, bạn nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến phức tạp.
Nguyên Nhân Gây Viêm Lợi Và Điều Trị
– Không sưng, không chảy máu;
Các triệu chứng khi bị viêm lợi
– Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm;
– Có mảng bám răng, cao răng;
Các nguyên nhân gây bệnh viêm lợi
– Ăn đồ ăn nóng, lạnh đột ngột;
– Chải răng không đúng cách;
– Do vi khuẩn mảng bám răng;
– Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt;
– Người bị bệnh tiểu đường.
– Gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm và thiếu vitamin C.
– Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô do thiếu vitamin A.
– Xương hàm bị biến dạng (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc do thiếu vitamin D.
– Gây rối loạn chuyển hóa albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi do thiếu vitamin B1.
– Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng dễ gây sâu răng.
– Thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể chốc mép, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi,…
– Thời kỳ thai nghén răng dễ bị vỡ do thiếu canxi.
– Thời kỳ mãn kinh dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.
Cách phòng bệnh viêm lợi
– Vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày là cách phòng ngừa hiệu quả;
– Súc miệng nước muối hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ;
– Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày;
– Ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất;
– Khám nha khoa 6 tháng một lần.
Mục tiêu điều trị bệnh viêm lợi là kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các liệu pháp điều trị bao gồm:
– Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất;
– Vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố rất quan trọng trong điều trị;
– Thường xuyên lấy cao răng, đánh bóng mặt răng;
– Loại bỏ những yếu tố gây tích tụ mảng bám răng bằng cách đánh răng, xỉa răng bằng chỉ nha khoa;
– Sử dụng các loại nước xúc miệng chống vi khuẩn lysterin, givalex;
– Chấm lợi viêm bằng thuốc kháng viêm phù hợp.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp hơi thở thơm tho, tăng cường sức khỏe giúp bạn tự tin trong cuộc sống./.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Phòng Tránh Ung Thư Đại Tràng.
Ung thư đại tràng là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao ở nước ta. Ước tính, năm 2018 có hơn 5400 trường hợp mới phát hiện ung thư đại tràng ở nước ta. Biết được nguyên nhân gây bệnh, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng là bệnh ác tính bắt nguồn từ đại tràng. Tế bào của đại tràng bị đột biến thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư tăng sinh vô độ và hình thành u, gây tổn thương đại tràng.
Các tế bào ung thư còn có khả năng di căn tới các cơ quan khác như hạch, màng bụng, gan, buồng trứng…
2.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng:
Ngày nay, ung thư đại tràng nguyên nhân do đâu vẫn chưa sáng tỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng bao gồm:
– Ăn các loại thực phẩm có chứa chất gây ung thư như benzopyren trong thịt nướng, nitrosamin trong đồ hun khói, đồ muối… cũng có khả năng gây ung thư.
– Chế độ ăn ít chất xơ làm giảm khối lượng phân, kéo dài thời gian phân ở trong ruột, làm ruột phải tiếp xúc lâu với chất gây ung thư.
– Chế độ ăn thiếu các Vitamin A,B,C,E, thiếu canxi làm tăng nguy cơ ung thư.
– Ngược lại, chế độ ăn nhiều rau, củ, hoa quả giàu chất xơ có tác dụng chống lại ung thư đại tràng, mặc dù vai trò của nó chưa được rõ ràng.
2.2. Tiền sử mắc bệnh đại tràng:
Những người có tiền sử mắc các bệnh về đại tràng như polyp đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, bệnh Crohn,….có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng.
Polyp đại tràng nếu có nhiều và kích thước lớn, đặc biệt là polyp tuyến, khả năng cao đó là tổn thương tiền ung thư. Các tổn thương tiền ung thư có thể phát triển thành ung thư và cần được theo dõi sát sao.
Những người đã được phẫu thuật nối niệu quản với đại tràng có nguy cơ bị ung thư ở miệng nối sau khoảng 25-30 năm phẫu thuật. Do phần đại tràng luôn phải tiếp xúc với phân và nước tiểu.
2.3. Tiền sử mắc bệnh đái tháo đường:
Nếu bạn mắc các bệnh đái tháo đường… bạn có khả năng mắc ung thư đại tràng cao hơn những người không mắc bệnh.
2.4. Tiền sử xạ trị vùng bụng:
Những người đã từng xạ trị vùng bụng để điều trị ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang… có khả năng mắc ung thư thứ hai là ung thư đại tràng.
2.5. Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng.
Nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột bị bệnh ung thư đại tràng, bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn nhưng người khác. Nếu có nhiều hơn một thành viên trong gia đình mắc bệnh, nguy cơ của bạn còn lớn hơn nữa.
Đa số những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng ở tuổi trên 50.
Mặc dù bệnh này có thể gặp ở những người trẻ tuổi, nhưng tỷ lệ rất thấp.
2.7. Các thói quen không lành mạnh:
Uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích khác làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng.
Lối sống ít vận động và cơ thể béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này và các ung thư khác nói chung.
3. Cách phòng tránh ung thư đại tràng:
Ung thư đại tràng là bệnh có tỷ lệ tỷ vong cao. Do đó, phòng tránh bệnh hiệu quả là điều cần làm ngay hôm nay. Cách để phòng tránh ung thư đại tràng là:
3.1.Khám sàng lọc ung thư sớm:
Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, người bệnh thường được chẩn đoán khi ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho điều trị.
Để phát hiện sớm ung thư đại tràng bạn cần được khám sàng lọc định kỳ.
Những người có nguy cơ mắc bệnh trung bình có thể bắt đầu khám sàng lọc ở tuổi 50.
Những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình bị bệnh này, nên xem xét khám sàng lọc sớm hơn.
3.2. Thực hiện thay đổi lối sống.
Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng bằng cách thay đổi những thói quen hàng ngày:
Hạn chế ăn thịt, mỡ động vật và các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm quay, nướng.
Ăn nhiều loại trái cây, rau củ để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất này có thể giúp phòng ngừa ung thư.
Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống không quá một ly rượu đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.
Cố gắng tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và kiểm soát cân nặng.
Ung thư đại tràng là bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng tránh nhờ vào thực hiện một lối sống lành mạnh. Khám định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư cũng giúp phòng và điều trị hiệu quả căn bệnh này.
8 Nguyên Nhân Gây Ung Thư Vòm Họng Và Cách Phòng Tránh
Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính nguy hiểm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi phát hiện thì cũng là lúc bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vậy nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng là gì?
Những Nội Dung Cần Lưu Ý
1. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
EBV tìm thấy nhiều trong nước bọt, do đó việc yêu bằng miệng, hôn, dùng chung muỗng, chung dụng cụ vệ sinh cá nhân… có thể lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, EBV chỉ là một trong những yếu tố tác động. Bởi không phải ai đã bị nhiễm EBV thì chắc chắn bị ung thư vòm họng.
Rượu bia vốn đã được biết đến là nguyên nhân của nhiều bệnh tật nguy hiểm trên gan, tim mạch,… Và đến 1/3 các ca ung thư vòm họng xuất phát từ nguyên nhân này. Dưới tác dụng của enzym alcohol dehydrogenase, rượu bị oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm tổn thương DNA gây ung thư.
Khi hút thuốc, không chỉ cơ thể người hút mà cả những người xung quanh vô tình hấp thụ hàng trăm hóa chất độc hại như: nicotine, benzene, hidrocarbon, asen,… gây ung thư và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi: khói động cơ, củi đốt, bụi than, đá, quặng, gỗ,… cũng là một yếu tố nguy cơ cho căn bệnh nguy hiểm này.
Ăn nhiều thực phẩm lên men
Tại sao bị ung thư vòm họng là câu hỏi nhiều người thắc mắc và câu trả lời có thể đến từ những mon ăn thường nhật trong bữa cơm gia đình Việt. Các thực phẩm ngâm muối lâu ngày như cà, dưa, măng, cá ướp muối,… dẫn đến nhiều thành phần bị biến chất. Việc tích tụ nhiều vi khuẩn, nấm mốc, thành phần độc hại là nguyên nhân tiềm ẩn cho nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhất là ung thư vòm họng và dạ dày.
Trong quá trình nghiên cứu, người ta đã không tìm thấy gen ức chế u ở những người ung thư vòm họng như những người bình thường khác. Do vậy, nếu như trong gia đình đã có người thân mắc căn bệnh này thì các thành viên khác cũng nên thận trọng.
Ung thư vòm họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Nhưng có đến 70% ca bệnh nằm trong khoảng 30-55 tuổi. Và tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ khoảng 2,5/1. Sở dĩ như vậy là do nam giới thường tiếp xúc với môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, thói quen hút thuốc, uống rượu bia,… cao hơn nữ giới.
Ung thư vòm họng nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ “thú vui” khi yêu của không ít người. Không thể phủ nhận ưu điểm tăng sự khoái cảm, phòng tránh thai của cách yêu mới này. Tuy nhiên, những hiểm họa cũng không hề nhỏ. Bạn có thể dễ dàng mắc phải các bệnh da liễu, bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai, virus HPV, mụn rộp sinh dục,… Nếu không được chữa trị sớm và dứt điểm, biến chứng ung thư vòm họng là điều không thể tránh khỏi. Cũng có không ít trường hợp sau khi loại từ các nguyên nhân khác các bác sỹ điều trị nghĩ nhiều đến ung thư vòm họng vì quan hệ bằng miệng.
2. Biện pháp phòng tránh bệnh
Chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh như cà rốt, cà chua, chuối, củ cải, súp lơ, nghệ… thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, loại bỏ tế bào ung thư.
Không uống đồ quá nóng: nước quá nóng sẽ làm tổn thương các tế bào ở cơ quan vòm họng và làm tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.
Hạn chế ăn đồ nướng, chất kích thích: Vòm họng là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi những gì mà chúng ta dung nạp vào. Bên cạnh đó, thực phẩm trong quá trình nướng tiềm ẩn rất nhiều chất gây ung thư.
Luyện tập thể dục: nên vận động mỗi ngày khoảng 30 phút để giúp cơ thể, tinh thần thoải mái, đốt cháy mỡ thừa, tăng cường miễn dịch.
Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh tai mũi họng
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư thường xuyên nhất là tầm soát ung thư thực quản, ung thư vòm họng…
(Visited 116 times, 1 visits today)
Tags:
Bạn đang xem bài viết Viêm Lợi Nguy Cơ Gây Ung Thư Miệng Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!