Xem Nhiều 6/2023 #️ Xóa Chàm Bớt Bẩm Sinh # Top 6 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 6/2023 # Xóa Chàm Bớt Bẩm Sinh # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xóa Chàm Bớt Bẩm Sinh mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

XÓA CHÀM BỚT BẨM SINH

  Thẩm mỹ viện Yanhee là địa chỉ xóa tràm bớt bẩm sinh uy tín bằng công nghệ laser hiện đại. Hoàn toàn không đau, không để lại sẹo trả lại làn da mịn màng, trắng sáng.  

Các loại chàm bớt

Chàm là một loại rối loạn sắc tố da khiến vùng da bị sẩm màu. Chàm thường xuất hiện từ khi mới sinh sau đó trở nên đậm dần theo năm tháng. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng dễ khiến mất tự tin trong giao tiếp đặc biệt với những vết chàm ở vị trí mặt, tay. Bớt màu đỏ là các đốm đỏ gây ra bởi các mạch máu bất thường trong lớp hạ bị. Thông thường từ khi sinh ra đã có, theo năm tháng bớt trở nêm đậm hơn và có thể chuyển thành màu tím. Bớt Ota Thường có dạng đốm dẹt phẳng màu xanh đen hoặc xanh xám. Loại bớt này có tỷ lệ người bị nhiều nhất ở Châu Á. Bớt Ota có 90% nằm ở một bên mặt, chủ yếu ở khu vực quanh mắt, má, trán, thái dương,…có thể lan vào trong niêm mạc mắt, miệng hoặc mũi. Bớt Ota xuất hiện đa số là từ lúc mới sinh hoặc tuổi dậy thì. Chúng là do melanin tập trung thành từng mảng ở hạ bì đến thượng bì, nằm tương đối sâu trong da. Tác nhân kích thích bớt Ota có thể do chấn thương, stress hoặc kinh nguyệt.  

Điều trị chàm bớt bằng Laser

Có 2 loại laser chính được sử dụng trong điều trị chàm bớt bẩm sinh. Tùy thuộc loại chàm bớt bác sĩ sẽ lựa chọn loại laser phù hợp.

Vascular Lasers trong điều trị các vết bớt đỏ.

Pigmented Laser và ND Yag Laserr trong điều trị các vết bớt sắc tố và vết chàm đen Ota.

Quy trình điều trị tiến hành trong khoảng 45 phút. Bác sĩ tiến hành gây mê tiếp theo chiếu laser vào khu vực bị biến đổi sắc tố da. Sau khi xóa chàm, bớt tránh để nước dính vào khu vực da trong khoảng 24 giờ. Nên tránh ánh nắng mặt trời 7 ngày (lưu ý cấm sử dụng kem chống nắng). Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để đặt lịch hẹn với chuyên gia thẩm mỹ quốc tế Yanhee. Bệnh viện Yanhee là một trong những bệnh viện đa khoa hàng đầu Thái Lan và trên thế giới. Hàng năm chúng tôi thực hiện thẫm mỹ cho hàng ngàn người đến từ khắp các quốc gia. Nhờ đội ngũ y tá, bác sĩ chuyên khoa lành nghề kết hợp công nghệ hiện đại chúng tôi tự tin mang lại hiệu quả làm trắng da tốt nhất.     

bảng giá tham khảo

LƯU Ý QUAN TRỌNG

Văn Phòng Việt Nam là cầu nối giữa khách hàng với Bác Sĩ, Bệnh Viện Yanhee, để hỗ trợ cung cấp thông tin nhanh chóng và thuận lợi nhất từ Bác sĩ mà quý khách đã chọn lựa.

Các dịch vụ khác

Chàm là một loại rối loạn sắc tố da khiến vùng da bị sẩm màu. Chàm thường xuất hiện từ khi mới sinh sau đó trở nên đậm dần theo năm tháng. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng dễ khiến mất tự tin trong giao tiếp đặc biệt với những vết chàm ở vị trí mặt, tay.Bớt màu đỏ là các đốm đỏ gây ra bởi các mạch máu bất thường trong lớp hạ bị. Thông thường từ khi sinh ra đã có, theo năm tháng bớt trở nêm đậm hơn và có thể chuyển thành màu tím.Bớt Ota Thường có dạng đốm dẹt phẳng màu xanh đen hoặc xanh xám. Loại bớt này có tỷ lệ người bị nhiều nhất ở Châu Á. Bớt Ota có 90% nằm ở một bên mặt, chủ yếu ở khu vực quanh mắt, má, trán, thái dương,…có thể lan vào trong niêm mạc mắt, miệng hoặc mũi. Bớt Ota xuất hiện đa số là từ lúc mới sinh hoặc tuổi dậy thì. Chúng là do melanin tập trung thành từng mảng ở hạ bì đến thượng bì, nằm tương đối sâu trong da. Tác nhân kích thích bớt Ota có thể do chấn thương, stress hoặc kinh nguyệt.Có 2 loại laser chính được sử dụng trong điều trị chàm bớt bẩm sinh. Tùy thuộc loại chàm bớt bác sĩ sẽ lựa chọn loại laser phù hợp.Quy trình điều trị tiến hành trong khoảng 45 phút. Bác sĩ tiến hành gây mê tiếp theo chiếu laser vào khu vực bị biến đổi sắc tố da. Sau khi xóa chàm, bớt tránh để nước dính vào khu vực da trong khoảng 24 giờ.Nên tránh ánh nắng mặt trời 7 ngày (lưu ý cấm sử dụng kem chống nắng). Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để đặt lịch hẹn với chuyên gia thẩm mỹ quốc tế Yanhee.Bệnh viện Yanhee là một trong những bệnh viện đa khoa hàng đầu Thái Lan và trên thế giới. Hàng năm chúng tôi thực hiện thẫm mỹ cho hàng ngàn người đến từ khắp các quốc gia. Nhờ đội ngũ y tá, bác sĩ chuyên khoa lành nghề kết hợp công nghệ hiện đại chúng tôi tự tin mang lại hiệu quả làm trắng da tốt nhất.

Xóa Chàm Bớt Bẩm Sinh Hiệu Quả

Những hạn chế thẩm mỹ nơi làn da đều khiến khổ chủ cảm thấy tự ti, nhất là khi đó lại là một khiếm khuyết lớn như vết chàm bớt sậm màu. Điều trị chàm bớt bẩm sinh đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và hơn cả là công nghệ dùng trong điều trị. Tại Thẩm mỹ thu cúc, chúng tôi ứng dụng thành công công nghệ Laser Yag trong điều trị xóa bớt sắc tố, đem lại cho khách hàng làn da đều màu, tươi sáng như mong muốn.

Bớt sắc tố bẩm sinh (dân gian hay gọi là chàm) là do rối loạn sắc tố, do sự gia tăng quá mức số lượng các tế bào sắc tố melanocyte ở da xâm lấn sâu xuống trung bì.

Phần lớn các thể chàm xuất hiện ở một nửa mặt, có ngay từ lúc sinh, một số xuất hiện muộn hơn khi ở tuổi dậy thì, số ít người có chàm cả hai bên mặt, quanh mắt, hoặc có thể ở các vị trí khác của cơ thể như vai, ngực, cổ, lưng. Bớt thường có màu xanh đen, hoặc nâu, hay màu cafe.

Mức độ của chàm bớt bẩm sinh ở mỗi người đều khác nhau về tính chất cũng như phạm vi xuất hiện.

– Bớt xanh đen “Nevus of Ota” là loại bớt có tỷ lệ người bị nhiều nhất ở châu Á. Bớt xanh đen phần lớn nằm một bên mặt (khoảng 90%), chủ yếu xuất hiện ở khu vực quanh mắt, má, trán, thái dương…, và có thể loang vào trong mắt, miệng… Bớt này nằm sâu đến lớp bì, phải dùng tia laser YAG có bước sóng dài 1.064nm mới hiệu quả.

– Bớt đốm nâu xanh “Nevus of Hori” có đặc điểm là những đốm màu tròn, thường nằm đối xứng ở hai bên gò má. Nhiều người nhầm lẫn loại bớt này với nám, nên đã dùng các loại kem điều trị nhưng không có kết quả. Loại bớt Hori nằm sâu đến lớp bì, nhất thiết phải điều trị bằng tia laser YAG bước sóng 1.064nm

– Bớt màu cà phê sữa do dư lượng melanine ở lớp thượng bì gây ra. Bớt này có thể điều trị hiệu quả bằng tia laser màu xanh lá cây (bước sóng 532nm)

– Bớt màu rượu vang đỏ có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể, kể cả vùng mặt, là một dạng tổn thương mạch máu da bẩm sinh. Loại bớt này nhất thiết cần đến loại laser nhuộm màu với bước sóng 585nm (tia laser màu vàng).

Với thế hệ Laser màu Q-Switched Nd YAG tích hợp hộp nhuộm Q-Tune thì việc điều trị chàm cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn, bất kể hình dáng, kích thước và màu sắc chàm. Do bớt thường nằm sâu dưới da (ở lớp bì – Dermis), nên cho đến nay hầu như Laser Q-Switched Nd YAG là phương pháp hiệu quả nhất trong trị liệu bớt, do loại tia Laser với bước sóng 1064 nm này có thể đi sâu vào đến lớp bì để điều trị mà không gây hại cho da.

– Áp dụng cho độ tuổi từ 10 tuổi trở lên dành cho cả nam và nữ

– Chống chỉ định đặc biệt với bệnh nhân tăng sắc tố sau viêm, những bệnh nhân có da nhạy cảm, bệnh nhân viêm da do dị ứng.

Bước 1 : Bác sĩ thăm khám và tư vấn:

Bác sĩ thẩm mỹ da sẽ thăm khám tổng quát vị trí vùng bớt của khách hàng, xác định loại bớt và tư vấn phương pháp phù hợp mang lại kết quả cao nhất.

Bước 2 : Các thao tác khi xóa chàm bớt bẩm sinh

– Soi da để xác định mức độ rộng hẹp, nông sâu của vết chàm bớt để lựa chọn chính xác bước sóng.

– Đeo kính bảo hộ chuẩn và che mắt cho khách hàng

Bước 4 :Thoa tê để có khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất trong quá trình thực hiện.

Bước 5: Bác sĩ chiếu ánh sáng Laser Yag điều trị cho khách hàng

Khi điều trị, tia Laser với các bước sóng phù hợp, sẽ được chiếu vào các vị trí da nhiễm hắc tố với các xung động ngắn, nhưng cường độ cao. Tia Laser này sẽ đi xuyên qua da, và chỉ tác động vào hắc tố có màu phù hợp với bước sóng của tia. Sự hấp thụ nhanh năng lượng ánh sáng của tia Laser này sẽ phân hủy, làm nhạt đi các hắc tố gây bớt, chàm.

Với hệ thống lọc tự nhiên của cơ thể, các chất bị phân hủy sẽ dần dần được đưa ra bên ngoài cơ thể. Khác với một số phương pháp thông thường, phương pháp trị liệu bằng loại Laser YAG thế hệ mới này trị chàm, bớt, đặc biệt là các bớt ở sâu dưới da hiệu quả nhất, đồng thời không gây hại cho da.

Chi phí xóa chàm bớt bẩm sinh : 200.000đ – 2 triệu/ 1 lần theo diện tích chàm bớt Thời gian điều trị xóa chàm bớt: 45 phút Liệu trình: 6- 8 lần tùy từng trường hợp cụ thể.

Ưu điểm vượt trội xóa chàm bớt tại bệnh viện Thu Cúc :

– Không đau rát so với các phương pháp thông thường khác

– Da sẽ đồng màu dần theo liệu trình

– An toàn, không ảnh hưởng đến sắc tố của da

– Hiệu quả xóa chàm bớt lên tới khoảng 90%

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, an toàn

– Không đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng của khách hàng

Chăm sóc sau khi chiếu Laser

– Sau khi chiếu Laser , 3-5 ngày đầu khách hàng nên tránh nước lên vùng chiếu

– Bôi kem tái tạo da lên vùng chiếu trong 3 ngày sau chiếu theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Sau trị liệu Laser, khách hàng phải dùng một số kem điều trị, chống nắng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

– Khách hàng nên tránh ánh nắng mặt trời, tia bức xạ trực tiếp lên vùng được chiếu Laser

Một số lưu ý có thể gặp sau điều trị :

– Gây bỏng, sẹo nếu khách hàng xóa chàm bớt bằng laser tại những cơ sở không có chuyên môn sâu, có trường hợp tai biến nặng nề, không thể khắc phục được.

– Mất sắc tố da, sạm da

Biện pháp phòng tránh:

Bệnh viện Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ y tá sẽ giúp khách hàng có được kết quả đẹp và hạn chế xâm lấn tối đa nhất.

-Thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn cụ thể của bác sỹ

-Thực hiện xóa chàm bớt theo liệu trình đã hẹn để có kết quả tốt nhất

Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của mỗi người

Ý kiến của bác sỹ Thu Cúc:

“Điều trị chàm, bớt bẩm sinh bằng Laser có trường hợp chỉ cần một lần, nhưng với ở những khách hàng có những vết chàm, bớt lớn, ăn sâu vào da thì phải thực hiện nhiều lần hơn (có thể từ 4-8 lần), mỗi lần thực hiện cách nhau từ 6-8 tuần thì mới hết. Vì thế, khách hàng cần kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ của bác sỹ để kết quả xóa chàm, bớt được hiệu quả nhất.”

“Để đạt được hiệu quả tối đa của đợt trị liệu, sau khi trị liệu bằng Laser khách hàng nên thoa kem chống nắng và tránh tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm da bị sạm.”

Vết Chàm Bẩm Sinh Có Chữa Được Không?

Chàm bẩm sinh hay bớt bẩm sinh là một trong những khuyết điểm trên bề mặt da có từ lúc trẻ lọt lòng. Những vết chàm bẩm sinh có chữa được không? Các biện pháp cải thiện triệu chứng của bệnh chàm bẩm sinh bạn cần biết.

I. Vài nét về chàm bẩm sinh

Khác với bệnh chàm da (Eczema), vết chàm bẩm sinh hay bớt bẩm sinh (Birth Marks) là một dạng bất thường bẩm sinh xuất hiện trên da. Phần lớn những vết chàm bẩm sinh trên da là lành tính. Có thể quan sát thấy vết chàm / bớt bẩm sinh trên da ngay sau khi sinh hoặc trong tháng đầu tiên sau sinh. Những vị trí xuất hiện bớt bẩm sinh có thể xảy ra tại bất cứ vùng da nào.

Những dấu vết chàm / bớt bẩm sinh có thể khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng và một số đặc điểm khác. Tùy theo từng trường hợp vết chàm / bớt bẩm sinh mà các vết này có thể là tạm thời, mất dần khi lớn lên hoặc có thể là vĩnh viễn và tồn tại theo thời gian. Một số vết bớt có kích thước không ổn định, tăng dần diện tích theo thời gian.

II. Những nguyên nhân gây ra vết chàm / bớt bẩm sinh

Quá trình phát triển quá mức của các mạch máu ở một số vùng da nhất định trong thai kỳ.

Xuất hiện chàm bẩm sinh dao sự tăng sinh tế bào melanocytes.

Một số rối loạn về cơ trơn, chất béo trong cơ thể.

Ảnh hưởng của quá trình rối loạn nguyên bào sợi hoặc rối loạn keratinocytes.

Di truyền cũng là một trong những yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến tình trạng vết chàm bẩm sinh.

Ngoài ra, các vết chàm bẩm sinh cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác chưa được ghi nhận một cách đầy đủ.

III. Các loại vết chàm / bớt bẩm sinh thường gặp

Có khá nhiều dạng vết bớt khác nhau, tuy nhiên có thể chia làm hai dạng bớt phổ biến là bớt sắc tố và bớt mạch máu. Trong hai nhóm bớt sắc tố và bớt mạch máu lại chia làm nhiều dạng bớt nhỏ hơn, bao gồm:

1. Chàm / bớt sắc tố

Các vết chàm, bớt sắc tố là dạng bớt xuất hiện chủ yếu do quá nhiều tế bào sắc tố tập trung tại 1 vùng da. Điều này khiến cho vùng da nhiều sắc tố có đặc điểm khác biệt so với các vị trí khác. Tùy theo các sắc tố khác nhau, mức độ tập trung sắc tố,… sẽ hình thành nhiều dạng chàm / bớt khác biệt. Trong nhóm chàm / bớt sắc tố có thể chia làm một số nhóm nhỏ như:

# Vết bớt dạng nốt ruồi (congenital nevi)

Những vết bớt có dạng hạt, đốm giống nốt ruồi thường có sắc độ từ hồng đến nâu nhạt, một số vết bớt dạng nốt ruồi còn có màu đen. Kích thước của các vết bớt dạng nốt ruồi cũng khác nhau, có thể bằng phẳng trên bề mặt da hoặc trồi lên trên bề mặt da.

Một số vết bớt dạng nốt ruồi chỉ là vết bớt sắc tố đơn thuần nhưng cũng có tỉ lệ nhỏ các vết bớt dạng nốt ruồi là cảnh báo bệnh ung thư da. Do đó khi bệnh nhân có vết bớt dạng nốt ruồi cần chú ý theo dõi những dấu hiệu tiến triển trên da để đề phòng những tiến triển xấu.

# Vết bớt đốm cà phê (Café au lait spots)

Đúng như tên gọi, những vết bớt dạng đốm cà phê thường có màu nâu nhạt như cà phê sữa. Đặc trưng của vết bớt đốm cà phê sữa là phụ thuộc vào màu sắc sắc tố tự nhiên trên da. Những người có da sáng thường có vết bớt đốm cà phê sáng màu hơn. Ngược lại, những người có làn da tối màu thì cũng có vết bớt đốm cà phê sẫm màu hơn.

# Vết bớt xanh Mông Cổ (Mongolian blue spots)

Dạng bớt xanh Mông Cổ thường đặc trưng với đốm màu xám xanh và phẳng. Đặc trưng của dạng bớt này là xảy ra chủ yếu ở người có làn da sẫm, tối màu. Hiếm khi vết bớt xanh Mông Cổ xảy ra ở người có làn da sáng màu. Những vị trí phổ biến của dạng bớt này thường là vùng lưng, mông. Thời gian xuất hiện của dạng bớt này thường từ sơ sinh cho đến dưới 4 tuổi, sau giai đoạn này, bớt xanh Mông Cổ thường biến mất hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cá biệt vết bớt vẫn còn trên da.

# Vết bớt / chàm màu cá hồi (Salmon patches)

2. Chàm / bớt mạch máu

# Vết bớt rượu vang (nevus flammeus)

Mảng vết bớt, chàm màu cá hồi đa số xuất hiện trên phần đầu, đặc biệt là vùng giữa mắt, mí mắt, vùng da sau gáy,… Vùng da có vết bớt màu cá hồi thường xuất hiện do các cụm mạch máu nhỏ dưới da co cụm lại. Những trường hợp vết bớt màu cá hồi thường tự biến mất sau một thời gian nhất định, phai màu dần và đôi khi không cần áp dụng các biện pháp điều trị.

Các vết u máu dưới da thường có nhiều màu khác nhau như xanh, hồng, đỏ tươi,… Đa số vết u máu xuất hiện chủ yếu dưới dạng đốm phẳng, nhỏ trên những vị trí như đầu, cổ, các chi. Cá biệt, một số trường hợp u máu vùng đầu có kích thước lớn cũng có thể dẫn đến ảnh hưởng đường hô hấp, ảnh hưởng đường thở.

Những mạch máu nhỏ dưới da hình thành một cách bất thường có thể dẫn đến các vết bớt màu rượu vang. Trên lý thuyết, dạng bớt này có thể gặp ở bất cứ vùng da nào. Tuy nhiên thực tế cho thấy vùng mặt, cổ là những vị trí thường gặp bớt rượu vang nhiều nhất. Vết bớt rượu vang thường không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp có thể cần phải điều trị nếu ảnh hưởng đến vùng mắt, gây ra các vấn đề ngoài da. Đồng thời, theo nhiều chuyên gia, dạng bớt này không di truyền.

Vết chàm bẩm sinh có chữa được không?

Tùy theo từng dạng bớt / chàm bẩm sinh khác nhau mà có thể không cần điều trị, để cho vết bớt tự khỏi hoặc áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị vết chàm bẩm sinh bao gồm:

1. Tẩy vết chàm bẩm sinh bằng laser

Sử dụng laser là một trong những cách để làm mờ các vết chàm / bớt bẩm sinh. Làm mờ vết chàm, bớt bẩm sinh càng thực hiện sớm càng giúp cho việc điều trị bằng laser có hiệu quả hơn. Việc sử dụng laser để tẩy vết chàm cần theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hạn chế các vấn đề như sưng, đau, bầm tím,…

2. Sử dụng Corticosteroid

Corticosteroid là một trong những nhóm thuốc chống viêm sưng ngoài da. Bệnh nhân có thể sử dụng Corticosteroid với các mức độ khác nhau để làm mờ các vùng da có vết bớt, chàm do sắc tố, làm giảm kích thước các mạch máu nhỏ dưới da do bớt / chàm mạch máu,…

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chỉ định của bác sĩ.

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng chàm / bớt bẩm sinh nếu như chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những vết bớt / chàm bẩm sinh cần thực hiện phẫu thuật thường là những bớt ăn sâu dưới da, những vết bớt nằm gần vùng mắt, gây ảnh hưởng xấu đến thị lực, vết bớt gần mũi, gây chèn ép đường thở, những vết bớt có nguy cơ dẫn đến ung thư,…

Những Điều Cần Phải Biết Về Bệnh Chàm Bẩm Sinh

Chàm bẩm sinh là những vết bớt hoặc nốt ruồi, có kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, xuất hiện khi sinh hoặc trước khi 2 tuổi. Nó có thể lành tính hoặc tiến triển thành khối u ác tính ở da hoặc thần kinh trung ương.

Chàm bẩm sinh là gì?

Chàm bẩm sinh là một vết bớt xuất hiện khi sinh hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh. Chúng có hình dạng là mảng da hình tròn hoặc bầu dục, thường nhô lên khỏi da. Vết bớt có thể một màu hoặc nhiều màu và có thể thay đổi kích thước từ nhỏ đến lớn, bao phủ toàn cơ thể.

Các loại chàm bẩm sinh

Có một số loại chàm bẩm sinh, chúng được phân loại dựa trên hình dạng và kích thước. Cụ thể bao gồm:

+ Chàm bẩm sinh lớn hoặc khổng lồ

Vết bớt sẽ phát triển đồng thời sự phát triển của cơ thể. Ở người trưởng thành, chàm khổng lồ có kích thước trên 8 inch. Còn ở trẻ em, vết bớt trên 2 inch được xem là chàm khổng lồ. Tuy nhiên, phần đầu của trẻ em ít phát triển hơn thân mình cho nên một vết bớt 3 inch trên đầu cũng được gọi là chàm bẩm sinh khổng lồ.

Chàm bẩm sinh khổng lồ khá hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khoảng 1 trong số 20.000 đứa trẻ. Chúng còn được phân loại dựa vào một số yếu tố như:

Che phần lớn cơ thể

Thường xuất hiện trên thân mình (không bao gồm đầu, tay, chân)

Đi kèm với nhiều vết chàm nhỏ hơn

Ngoài ra, còn có loại chàm bẩm sinh lớn, chúng được phân loại bằng đặc điểm gồm:

Lớn hơn lòng bàn tay của trẻ

Che một phần lớn đầu, tay, chân

Không thể cắt bỏ chỉ với

+ Chàm bẩm sinh vừa và nhỏ

Chàm bẩm sinh được phân loại là nhỏ khi nó có kích thước dưới 1,5 cm (khoảng 5/8 inch). Đây là loại phổ biến nhất khi nó ảnh hưởng đến 1 trong 100 trẻ sơ sinh.

Theo sự phát triển của cơ thể, những vết chàm bẩm sinh này có thể phát triển đến khoảng 1,5 – 19,9 cm trên khắp cơ thể. Lúc này chúng được gọi là chàm bẩm sinh vừa, ảnh hưởng đến 1 trong 1000 trẻ sơ sinh.

+ Các loại khác

Ngoài ra, còn có một số loại chàm bẩm sinh khác như:

Chàm sắc tố lốm đốm: những đám đốm tối màu hoặc màu nâu, vàng nhạt trên nền da

Chàm thương tổn thể phụ: giống như nốt ruồi, bao quanh những vết chàm bẩm sinh chính hoặc nằm khắp cơ thể

Chàm thể muộn: là loại chàm bẩm sinh xuất hiện sau khi sinh nhưng trước 2 tuổi, chúng thường phát triển chậm

Chàm bọc: là loại chàm bẩm sinh bao quanh mông hoặc toàn bộ cánh tay, vai

Chàm quầng: là một vết bớt hoặc nốt ruồi có quầng sáng (hoặc trắng) xung quanh nó

Nguyên nhân gây chàm bẩm sinh

Nguyên nhân gây chàm bẩm sinh là do sự tập trung bất thường của gen di truyền, dẫn đến sự tăng nhanh các tế bào sản xuất sắc tố. Những tế bào sản xuất sắc tố vốn phụ trách để đem lại màu da, nhưng thay vì phân bố khắp nơi trên cơ thể mà tập trung lại thành một nhóm sẽ gây nên vết chàm bẩm sinh.

Sự tăng sinh bất thường của tế bào sản xuất sắc tố xảy ra từ tuần 5-24 của thai kỳ. Vết bớt chàm bẩm sinh có kích thước lớn hoặc trung bình hình thành do sự tăng sinh sớm trong quá trình phát triển. Còn vết bớt nhỏ thường hình thành muộn do nguyên bào sắc tố (những tế bào sắc tố chưa trưởng thành) di chuyển từ mào thần kinh đến da.

Triệu chứng chàm bẩm sinh

Các vết chàm bẩm sinh xuất hiện dưới dạng một mảng màu nâu nhạt đến đen, có khả năng bao phủ bất kỳ bề mặt hoặc phần nào trên cơ thể. So với các loại bớt sắc tố khác, chàm bẩm sinh thường có đường kính lớn hơn và kèm theo sự phát triển lông quá mức (hay còn gọi là hội chứng người sói) tại vùng da tổn thương.

Chàm bẩm sinh thường phát triển tỷ lệ thuận với kích thước cơ thể của trẻ. Nghĩa là khi chúng trường thành, các vết bớt sẽ phát triển dày hơn, lớn hơn. Chúng có thể đổi màu sắc hoặc kết cấu bề mặt với sự tăng trưởng diện tích. Sự xuất hiện của lông thường vào tuổi trưởng thành, đặc biệt là sau khi dậy thì.

Ngứa có thể xuất hiện ở những vết bớt chàm bẩm sinh. Các nhà khoa học cho rằng bệnh này làm giảm chức năng của tuyến bã nhờn và tuyến mồ môi, do đó khiến da khô và người bệnh cảm thấy ngứa ngáy.

Ngoài da, khối tế bào sắc tố bất thường trong hạ bì có thể làm suy yếu liên kết giữa lớp biểu bì và hạ bì, khiến da trở nên mỏng manh hoặc loét.

Biến chứng của chàm bẩm sinh

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc khối u ác tính hơn người lớn, khoảng 70% bệnh nhân chàm bẩm sinh khổng lồ được chẩn đoán mắc khối u ác tính vào khoảng 10 tuổi.

Bên cạnh khối u ác tính trên da, chàm bẩm sinh còn có thể gây nên khối u ác tính trong hệ thống thần kinh trung ương như não và tủy sống. Biến chứng này thường được báo động bằng triệu chứng tăng áp lực nội sọ, chẳng hạn như: đau đầu, nôn, cáu gắt, động kinh, tràn dịch não, chậm phát triển, dấu hiệu thần kinh sọ khu trú.

Cách chữa chàm bẩm sinh

Chẩn đoán chàm bẩm sinh

Việc chẩn đoán chàm bẩm sinh thường dựa trên những đặc điểm lâm sàng. Bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm như soi da, sinh thiết để xác định chuẩn xác hơn.

Nội soi sẽ cho thấy sự đối xứng hoặc bất đối xứng của các mô hình sắc tố. Mô hình phổ biến nhất của sắc tố ở người bị chàm bẩm sinh là hình cầu.

Điều trị chàm bẩm sinh

Điều trị chàm bẩm sinh còn phụ thuộc vào kích thước tổn thương, vị trí, độ sâu và nguy cơ phát triển thành khối u ác tính.

+ Phẫu thuật

Thông thường, chỉ định phẫu thuật dành cho chàm bẩm sinh khổng lồ khi nhận thấy sự phát triển của khối u ác tính bên trong vùng tổn thương.

Còn nếu chàm bẩm sinh nhỏ hoặc đang phát triển thì không loại bỏ nó cho đến khi đứa trẻ đó đủ lớn và đáp ứng với việc gây tê cục bộ. Thường là khi trẻ vào khoảng 10 đến 12 tuổi. Những điều kiện chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bao gồm:

Trông khó coi, gây khó khăn trong việc theo dõi vết chàm bẩm sinh

Sự thay đổi tại vùng tổn thương như sẫm màu, sần hoặc tăng kích thước

Xuất hiện khối u ác tính, hình dạng không đều, màu sắc đa dạng

Đồng thời, các biến chứng của phẫu thuật như thất bại, nhiễm trùng, chảy máu/tụ máu, phì đại/sẹo lồi, ngứa nên được đánh giá trước khi chỉ định phẫu thuật cắt bỏ chàm bẩm sinh.

+ Các lựa chọn điều trị khác

Phương pháp mài mòn da: giúp loại bỏ một phần của vết chàm bẩm sinh, đồng thời làm sáng màu của vết bớt nhưng không làm giảm sự phát triển lông tại đó cũng như loại bỏ vết chàm sâu hơn. Mài mòn da có thể để lại sẹo.

Cắt bỏ hoặc cạo: sử dụng một lưỡi dao để loại bỏ lớp trên cùng của da (lớp biểu bì và hạ bì trên) để làm giảm sắc tố tại vùng chàm bẩm sinh. Tuy nhiên phương pháp này không thể loại bỏ vớt chàm bẩm sinh hoàn toàn.

Lột da hóa học: sử dụng axit trichloroacetic hoặc phenol để làm sáng sắc tố tại vùng chàm bẩm sinh nằm ở lớp trên của da.

Cắt laze: được chỉ định khi không thể can thiệp phẫu thuật.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Bạn đang xem bài viết Xóa Chàm Bớt Bẩm Sinh trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!